Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đào Viên, Đài Loan

[MINH HUỆ 28-11-2019] Kính chào Sư phụ tôn kính!

Chào các bạn đồng tu!

Tôi là đệ tử Đại Pháp ở Đào Viên. Tôi đắc Pháp vào 19 năm trước thông qua lớp chín ngày học Pháp luyện công do một người bạn thân của mẹ chồng giới thiệu. Khi đó, tôi cùng hai con trai nhỏ (một tuổi và hai tuổi) vui vẻ đến lớp chín ngày học Pháp luyện công, nhưng sau đó chúng lại khóc đòi về nhà, việc này chính là khảo nghiệm tâm tính của tôi. Về sau do bận bịu công việc làm ăn và gia đình nên tôi lơ là học Pháp. Trong một lần tình cờ, tôi gặp một vị đồng nghiệp của chồng tôi, người này cũng học Pháp Luân Công. Anh ấy động viên tôi: “Đại Pháp rất tốt, cô phải trân quý!” Chỉ khi đó tôi mới bắt đầu thực sự cầm sách lên học Pháp.

Dưới đây là thể ngộ tu luyện của cá nhân tôi về việc buông bỏ chấp trước vào tình thân và đến Hồng Kông giảng chân tướng.

1. Tu bỏ tâm oán hận, cân bằng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu

Vào năm thứ tám sau khi đắc Pháp, chồng tôi được cử đi công tác ở nước ngoài. Mẹ chồng tôi đi Hồng Kông phụ giúp con gái trông cháu. Tôi một mình ở Đài Loan kinh doanh tiệm làm tóc và chăm sóc hai đứa con nhỏ. Ngay lúc tôi cần người phụ giúp trông con nhất thì mẹ chồng lại đi Hồng Kông mười bốn năm. Điều này khiến tôi ôm giữ tâm oán hận. Cứ mỗi lần mẹ chồng từ Hồng Kông trở về Đài Loan, tôi sẽ tỏ ra lo lắng bất an bởi vì tâm oán hận khiến tôi không có thiện niệm, không muốn chịu khổ. Chồng tôi cũng là đồng tu, anh nói rằng tôi không giống như người tu luyện. Trong tâm tôi cũng cảm thấy rất khổ, bản thân mình tu thế nào mà sai biệt như vậy. Mỗi lần mẹ chồng không khỏe, bà mới phải quay về Đài Loan trị liệu; bởi vì bà cần tôi quan tâm chăm sóc nên trong tâm tôi lại càng mất cân bằng. Nhưng tôi nhớ đến Sư phụ giảng trong sách Chuyển Pháp Luân:

“Điều chúng ta mất thực sự là những điều không tốt, chúng là gì? Chính là nghiệp lực; nó tương phụ tương thành với các chủng tâm của con người.”

Trước đây tôi chưa ngộ được điều mất đi kỳ thực là nghiệp lực. Tôi không muốn chịu khổ và không muốn chịu đựng, không thể làm được tiên tha hậu ngã. Tôi nghĩ đến mẹ chồng tuổi đã lớn, việc đi Hồng Kông trông cháu cũng rất cực khổ. Tôi càng nên phải đối xử tốt với mẹ hơn khi mẹ trở về Đài Loan. Tôi thành tâm vì tốt cho mẹ, mâu thuẫn trong cuộc sống cũng ít đi, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng trở nên hài hòa.

2. Dẫn dắt hai con nhỏ cũng là đồng tu chính là để tu tâm tính

Con đường tu luyện không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Con tôi thường cãi lại tôi, một mình chăm sóc hai đứa con thơ khiến tôi cảm thấy gian khổ bội phần. Mâu thuẫn giữa ba mẹ con thường vô cùng lớn. Tôi giống như một người mẹ bình thường, nóng nảy thúc giục chúng mau dậy sớm, đánh răng cho nhanh, ăn cơm cho nhanh. Cái gì cũng phải làm nhanh! Khiến chúng cũng nóng nảy với tôi. Thầy giáo ở trường tiểu học thường gọi điện thoại cho tôi nói về vấn đề của bọn trẻ. Tôi luôn nghiêm khắc dạy dỗ chúng. Tôi dùng quan niệm của bản thân để đo lường sự vật đúng sai, kỳ vọng các con sẽ có biểu hiện tốt. Khi lên trung học cơ sở, tôi yêu cầu chúng rời khỏi nhà đến học ở trường nội trú Điểu Tùng ở Vân Lâm. Bởi vì bọn trẻ không muốn chủ động đi nên có lúc ôm giữ oán hận tôi vì sao bắt chúng đi chịu cái khổ này.

Kể từ khi chúng đi học ở trường trung học Điểu Tùng, lúc chúng tôi phát sinh mâu thuẫn thì sẽ có khoảng hòa hoãn. Có một lần chúng tôi tranh chấp về sự việc gì đó, sau khi xe đưa đón ở trường đến, chúng lên xe thì mới phát hiện tôi không có cao giọng dạy dỗ chúng gì cả. Bởi vì mỗi người chúng tôi đều hướng nội tìm, khi tôi có thể khống chế tình cảm, trầm tĩnh lắng xuống tìm bản thân mình, không gấp gáp chỉ ra khuyết điểm của người khác thì tôi cảm thấy mỗi người chúng tôi càng có thể đối đãi khoan dung với những người bên cạnh mình hơn.

Đứa con trai nhỏ của tôi chưa từng học qua vũ đạo, cháu lo lắng bản thân sẽ không múa được. Tôi cũng lo lắng không biết cháu có thể thích ứng với hoàn cảnh mới hay không.

Một hôm, thầy giáo của cháu nói với tôi: “Con trai chị có biệt danh là ‘sợi dây chun’, bởi vì độ dẻo của cháu rất tốt. Người khác khi kéo căng cơ rất đau nhưng cháu không hề đau. Cháu càng ngày càng thích vũ đạo.” Tôi nghe thấy mà cảm thấy vui mừng cho cháu. Sau này cháu có tiến bộ vượt bậc khi học tập ở trường. Cháu đã giành giải vàng trong cuộc thi múa cổ điển Trung hoa năm 2017.

Hai đứa nhỏ đến học trường Điểu Tùng ở Vân Lâm nên tôi có thể tận dụng khá nhiều thời gian để bắt đầu giảng chân tướng từ điểm du lịch ở Đài Loan cho đến Hồng Kông. Ở Hồng Kông, tôi gặp hai mẹ con đồng tu nhân dịp nghỉ hè và nghỉ đông đến Hồng Kông cứu người. Tôi vô cùng ngưỡng mộ hai mẹ con có thể hình thành một chỉnh thể cứu người nên tôi cũng muốn đưa hai con đến Hồng Kông vừa học vừa tu. Thông qua giao lưu, nhiều lần tôi kể cho chúng nghe về tình huống giảng chân tướng ở Hồng Kông để cảnh tỉnh chúng: Tiểu đệ tử cũng phải cứu người! Cuối cùng chúng cũng đồng ý. Nhưng trước khi xuất phát đi Hồng Kông một ngày, đứa con trai nhỏ mới phát hiện bộ trang phục đã mượn bị mất. Đó là bộ trang phục mà người bạn học chung đang cần để tham gia cuộc thi ở Mỹ quốc. Tôi nhẫn không được liền dạy dỗ cháu một trận.

Cháu cũng vô cùng tức giận đáp lại tôi: “Mẹ vừa già, vừa căng thẳng, vừa nóng nảy. Cuộc đời con mà giống mẹ như thế này, đúng là vô cùng tẻ nhạt và nhàm chán!” Lúc đó mặc dù trong tâm tôi nghĩ là phải trầm tĩnh nhưng tôi đã không giữ vững tâm tính mà mắng con. Sau sự việc đó, tôi nghĩ đến cái tâm nóng nảy này thật là khó bỏ. Biểu hiện của con trai tôi phản ánh ra tâm chấp trước của tôi. Vì sao con trai tôi lại hồ đồ như vậy? Tôi không biết là vấn đề xuất ra từ đâu?

Một hôm, tôi nằm mơ nhìn thấy một người đang đả tọa, xuất hiện trạng thái buồn ngủ, nhìn kỹ mới giật mình thấy người đó chính là tôi. Vốn dĩ là chủ ý thức của mình không mạnh, mượn sự hồ đồ của con tôi để điểm hóa cảnh tỉnh tôi. Tôi đã ý thức được vấn đề, tôi phải cải biến trạng thái này, đột phá ma ngủ can nhiễu. Tôi có thể ghi hình lại để xem tình huống luyện công và phát chính niệm của bản thân mình, nhưng tôi nghĩ việc tu luyện phải dùng tu luyện để giải quyết.

Sư phụ giảng trong kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003]”:

“Mọi người cũng đã [hiểu] rõ mục tiêu của phát chính niệm; chủ yếu là thanh lý những sinh mệnh tà ác đang khống chế nhân loại hành ác đối với Đại Pháp, bức hại đệ tử Đại Pháp, và bức hại con người thế gian, [và là] cứu độ nhân loại và chúng sinh, thanh trừ những gì đang gây trở ngại cho Chính Pháp; do đó [phát chính niệm] hết sức quan trọng.”

Do vậy, tôi càng coi trọng làm tốt việc phát chính niệm. Tôi tin rằng thanh lý kiền tịnh trường không gian của bản thân khiến tôi càng có thể thuần tịnh làm tốt ba việc.

Tôi dẫn theo hai đứa nhỏ đến Hồng Kông giảng chân tướng. Chúng sẽ cùng các đồng tu trẻ tuổi luyện công, phát báo ở điểm du lịch. Rất nhiều du khách đến từ Đại Lục xem các học viên Pháp Luân Công cũng là những người trẻ. Họ tò mò dừng chân lại đứng chung quanh xem. Đứa con trai nhỏ của tôi cùng giao lưu với mọi người khi học Pháp vào buổi tối, cháu nói có lần cháu dùng hai tay đưa báo cho một ông lão, ông đã nói chuyện với cháu rất lâu bằng tiếng Quảng Đông. Tuy là nghe không hiểu nhưng cháu vẫn lịch sự lặng im nghe hết câu chuyện, sau đó cháu nói với ông lão là Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Cháu muốn tự mình lấy “Chuyển Pháp Luân” tặng cho ông. Có lẽ con trai tôi không tệ như tôi tưởng tượng. Trong suốt quá trình tôi thể ngộ rằng cứu người là một việc vô cùng thần thánh. Chúng ta phải làm cho tốt, giúp đỡ lẫn nhau, hình thành chỉnh thể cứu người.

3. Giảng chân tướng cho người nhà và du khách đến từ Đại lục

Việc đi Hồng Kông giảng chân tướng cũng gặp phải can nhiễu và khảo nghiệm. Mẹ tôi không hiểu vì sao tôi phải đi Hồng Kông. Vì bị ốm nên mẹ hy vọng tôi có thể bỏ ra nhiều thời gian ở cùng với bà. Mẹ tôi bị chẩn đoán là có vấn đề về tim mạch, cần phải đặt ống đỡ động mạch, nếu không sẽ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Tôi từ Hồng Kông trở về Đài Loan sớm hơn dự định. Sau đó mẹ tôi lại được kiểm tra phát hiện ra ung thư phổi, nhưng không thể trị liệu đồng thời cùng với vấn đề tim mạch được, thật khiến cho người nhà không biết phải làm sao.

Vốn dĩ mẹ tôi từ chối nghe chân tướng. Nhưng lúc ở cùng mẹ tại bệnh viện trong khoảng thời gian bà đặt ống đỡ động mạch, tôi đã tận dụng thời gian này, thêm nữa chồng tôi cũng là đồng tu không ngừng giảng chân tướng cho bà, khiến bà chấp nhận Đại Pháp và hiểu được việc tôi chứng thực Pháp. Vào ngày làm phẫu thuật, sau khi bác sĩ làm kiểm tra thì nói rằng tim mạch của bà tốt rồi, không cần đặt ống đỡ động mạch nữa! Mẹ tôi sợ đi khám ung thư phổi định kỳ, bác sĩ nói: “Mỗi lần bà đến kiểm tra thì đặt lịch hẹn với tôi là được, không cần quá lo lắng. Bà nhìn xem, báo cáo kiểm tra cắt lớp hôm nay là 100 điểm, thật tốt rồi!”

Bác sĩ nắm tay bà nói: “Bà yên tâm, tôi sẽ chữa khỏi bệnh cho bà.” Bác sĩ lựa lời mà nói với bệnh nhân ung thư, không tạo áp lực cho họ, khiến cho người bệnh tràn đầy hy vọng.”

Nhìn ngược lại khi tôi giảng chân tướng cho du khách Đại Lục, những người bị tẩy não đầu độc nghiêm trọng cũng giống như bệnh nhân ung thư vậy, tôi chọn dùng phương thức phát thanh giảng nói trực diện bảo họ đừng nghe và tin theo những lời nói dối, kỳ thực Pháp Luân Công là tốt như thế như thế, bảo họ nên tiếp nhận những điều chân tướng mà tôi nói, họ phải nghe theo! Còn phải làm tam thoái!

Tôi nghĩ: Mình có nghĩ cho người khác chưa? Đối với họ giống như người thân của mình, giống như bác sĩ nói chuyện với bệnh nhân ung thư vậy, tôi có đứng tại góc độ của đối phương mà nghĩ về mọi việc và hiểu cho nỗi sợ hãi của họ chưa? Tôi thay đổi bản thân mình, từ đó bắt đầu chú trọng giao tiếp với du khách Đại Lục, nhẫn nại nói chuyện, giảng chân tướng có chọn lọc và có kỹ thuật. Nhờ vậy, tôi không ngừng đo lường mức độ tiếp thu của đối phương để chỉnh sửa nội dung chân tướng và bảng biểu. Bảng chân tướng là pháp khí, từ ngữ phải trong sáng, có lực độ xem một cái là hiểu liền, khiến cho họ không sợ hãi và cảm thấy vui lòng đẹp mắt, thu hút họ đến nghe chân tướng.

Khi tâm tôi chính, niệm chính sẽ cảm thấy Sư phụ an bài người có duyên đến nghe chân tướng. Tôi cố gắng giao tiếp tốt với du khách đến từ Đại Lục, giảng rõ chân tướng, có lúc nói chuyện bản thân tôi cũng vô cùng cảm động. Khi tôi đặt hết bản thân mình vào việc cứu người thì cũng có ảnh hưởng đến người nhà. Ví như, mẹ chồng tôi không tu luyện nhưng khi bà ở Hồng Kông, bà cũng vui vẻ đến điểm chân tướng phát báo. Tôi hỏi bà phát báo phải đứng thời gian lâu bà có mệt không? Bà nói không mệt, mà lại cảm thấy tâm tình nhẹ nhàng.

4. Đề cao tâm tính đến Hồng Kông giảng chân tướng

Mỗi lần đến một nơi lạ, tôi đều sẽ ngủ không ngon. Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ giảng:

“Một hôm, Thích Ca Mâu Ni cần tắm, ở trong rừng rậm ấy Ông yêu cầu đệ tử của mình dọn sạch bồn tắm. Vị đệ tử của Ông đến coi, thấy trong bồn tắm bám đầy côn trùng; nếu dọn sạch bồn tắm sẽ giết chết những côn trùng ấy.”

Cá tính của tôi là câu nệ thái quá, lo lắng quá nhiều, giống như đệ tử của Thích Ca Mâu Ni lo cho những côn trùng ấy, làm lỡ mất những sự việc cần phải làm. Tôi lấy lý do ngủ không ngon từ trước để trì hoãn việc đi Hồng Kông.

Giảng chân tướng ở điểm du lịch Đài Loan có bối cảnh không cần phải rời xa quê hương, lại có thể trải qua cuộc sống với gia đình. Nhưng nghĩ đến du khách Đại Lục đến Hồng Kông nhiều hơn so với Đài Loan thì điều đó trở thành động lực để tôi đi Hồng Kông giảng chân tướng. Tuy nhiên phải rời xa gia đình đi Hồng Kông, trong tâm tôi là một phen giao chiến giữa người và Thần về tình thân khó cắt bỏ được! Một hôm, có một người nằm trước cửa nhà tôi, cảnh sát nói là: “Người đó có chết cũng cứ ở trước nhà cô, thật là phiền phức!”

Tôi mới ý thức được là “Cứu người rất gấp, không thể chờ đợi nữa!” Lúc đó tôi mới quyết định đi Hồng Kông. Đã hơn năm năm trôi qua, số ngày tôi thường trực ở Hồng Kông giảng chân tướng tính tổng lại cũng gần 388 ngày.

Có một lần tôi được phân công đến điểm chân tướng không có nhiều người, du khách Đại Lục tất bật qua lại nên căn bản là họ không có thời gian để nghe. Do vậy tôi phải hao tốn rất nhiều tinh lực vừa đi vừa nói chuyện với họ, nói cho đến khi họ lên xe thì đột nhiên có một anh trai quay đầu lại nói với tôi: “Tôi đều nghe rõ ràng cả rồi, cô thật là có bản sự đó!”

Tôi nói: “Lần sau anh có gặp người hảo tâm giúp anh làm tam thoái, anh phải nắm lấy cơ hội nhé!” Du khách Đại Lục lên xe cũng vẫy tay chào tạm biệt tôi.

Vỉa hè chạy dọc theo đường lớn là nơi duy nhất mà khách Đại Lục đón xe, mỗi ngày tôi đi tới đi lui lưng đẫm mồ hôi. Tôi thấy du khách Đại lục cứ mơ mơ màng màng, khiến tôi cảm thấy việc cứu người quả là vô cùng khó khăn. Có khi tôi nghĩ khổ như thế này, mình ở lại Đài Loan giảng chân tướng thì tốt biết mấy. Tôi thấy được tâm an dật của bản thân, sợ chịu khổ. Khi học Pháp vào buổi tối, hai chữ “vô vi” xuất hiện ngay trước mắt, tôi ngộ được là: Đến Hồng Kông không phải là để cầu, mà là để tu. Bởi vì chúng ta là công pháp tính mệnh song tu, việc đề cao tâm tính sẽ có cải biến ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Về lại Đài Loan, tôi cảm thấy tố chất thân thể bản thân đều không giống nhau, trên con đường tu luyện lại tiến thêm một bước lớn.

5. Xem những nhóm thân cộng sản như chúng sinh

Việc giảng chân tướng tại Hồng Kông mỗi ngày đều như diễn xuất giao chiến giữa chính và tà. Tôi thường nhớ đến câu Pháp trong bài “Vi hà bất yếu” trong Hồng Ngâm 4:

“Vi liễu cứu nhân ngã bất úy cường bạo”

Tạm dịch nghĩa:

“Vì cứu người mà tôi không sợ cường bạo”

Những nhóm thân cộng sản thường làm loạn. Chúng tôi cứu người, còn họ đang hủy đi chúng sinh. Mỗi ngày họ đều cố ý lăng mạ chửi rủa, cao giọng làm rùm beng, tuyên truyền tà thuyết oai lý, quả thực là khảo nghiệm tâm tính. Nếu như tôi không tu khẩu mà ôm giữ oán hận với đồng tu thì họ sẽ chửi rủa dữ dội hơn. Do vậy tôi bất động tâm, xem họ cũng như chúng sinh cần phải cứu, dùng tâm tình đối đãi với du khách Đại Lục giảng chân tướng cho họ. Khi nghĩ cho người khác thì trường xung quanh sẽ tường hòa, can nhiễu sẽ ít. Có lúc những người của nhóm thân cộng sản quên mất việc phải can nhiễu chúng tôi, họ chỉ lo lướt điện thoại. Tôi ngộ được là: Việc chúng ta tập trung đối đãi như thế nào với những hành vi không lý trí của họ chính là đang chú trọng vào họ. Thay vào đó, chúng ta nên chuyển biến quan niệm làm thế nào giảng thanh chân tướng cho tốt hơn, không bị dẫn động. Họ là những người vô tri đáng thương, bị Trung Cộng lừa bịp.

Tôi sẽ cảnh tỉnh những thành viên của các nhóm thân cộng sản một cách tế nhị: “Các bạn có thể không biết vì sao chính phủ Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công. Đó là vì Giang Trạch Dân xuất phát từ tâm đố kỵ mà phát động cuộc bức hại. Pháp Luân Công là Đại Pháp tu luyện Phật gia. Các bạn nhìn những bà lão, ông lão, các bạn nhỏ v.v. đang luyện Pháp Luân Công xem, họ thế nào mà làm chính trị được. Học viên Pháp Luân Công không cần đoạt lấy chính quyền, chúng tôi chỉ là nói cho con người biết chân tướng.”

6. Kết luận

Nhiều năm qua, vì đủ loại lo lắng và lý do khác nhau mà tôi đã không muốn viết bài chia sẻ, hết lần này đến lần khác bỏ lỡ cơ hội. Lần này thông qua viết bài giao lưu tâm đắc tu luyện, đồng thời nhìn lại nội tâm, tôi phát hiện ra mình đã dùng nhân tâm, một lớp che đậy một lớp nghĩ là bỏ qua việc tu bỏ đi tâm sợ hãi và trách nhiệm phải gánh vác, rốt cuộc thì tôi sợ điều gì chứ?

Đến việc chủ trì điểm học Pháp cũng sợ, mỗi khi đến gần thời gian giao lưu, nghĩ rằng phải giao lưu tâm đắc thì nó sẽ khiến tôi cảm thấy căng thẳng, bất an. Tôi đã lấy Hồng Kông làm nơi tránh gió, trốn tránh những việc bản thân vốn dĩ nên gánh vác, đây chính là đang dung dưỡng tâm sợ hãi này. Sợ hãi là chấp trước vô cùng ngoan cố, nó can nhiễu tôi chứng thực Pháp. Làm thế nào mà không tu xuất ra được cái thản đãng kia. Sư phụ giảng trong bài “Vượt qua cửa tử”, Tinh Tấn Yếu Chỉ 3:

“Tâm sợ hãi là một ‘cửa tử’ [trên con đường] từ người trở thành Thần”

Tôi phải vượt qua cửa tử, kiên định chính niệm phủ định tâm sợ hãi, thực tu một cách thiết thực, tu đến thản đãng không chấp trước.

Con cảm tạ Sư phụ đã thông qua miệng của ba vị đồng tu nhắc nhở và cho con cơ hội viết bài giao lưu tâm đắc thể hội.

Bài viết có chỗ nào chưa phù hợp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ. Con xin cảm tạ Sự phụ từ bi vĩ đại! Cảm ơn các đồng tu!

(Bài chia sẻ trình bày tại Pháp hội Giao lưu Tâm đắc thể hội Đài Loan 2019)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/28/到香港讲真相的修炼体会-396243.html

Đăng ngày 03-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share