Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Pháp
[MINH HUỆ 23-09-2019] Về phương diện mỹ thuật, tôi ngộ được rằng, nếu các nghệ sỹ đệ tử Đại Pháp đều có thể chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp quy chính và hoàn thiện bản thân trong mỹ thuật, thế thì toàn thế giới ở phương diện này cũng sẽ được dần dần quy chính. Bởi vì đây không chỉ là vấn đề học thuật thuần túy trong mỹ thuật mà còn liên quan đến các phương diện khác, trong đó cũng bao gồm sự bức hại của các nhân tố ác đảng.
Ở đây lấy vấn đề các đệ tử Đại Pháp chuyên mỹ thuật Trung Quốc phải đối diện để lấy ví dụ: Do đặc điểm giáo dục mỹ thuật Trung Quốc, chuyên môn mỹ thuật cơ bản của các sinh viên và họa sỹ chuyên ngành mỹ thuật Trung Quốc đều khá tốt, do đó càng có thể vẽ được những tác phẩm khá giống thật. Rất nhiều người cho rằng đó chính là “Tả thực”. Nhưng thực tế không chỉ có vậy. Chúng tôi phát hiện ra có rất nhiều người theo nghề mỹ thuật ở Trung Quốc, bao gồm một bộ phận các học viên đều rất dễ bỏ qua vấn đề phong cách, kỹ xảo, thủ pháp tà đảng biểu hiện ra trong các tác phẩm của họ.
Điểm này khi rời khỏi môi trường mỹ thuật của Trung Quốc thì rất dễ phát hiện ra. Theo tôi được biết, có một số nhà bình luận nghệ thuật hoặc người trong nghề mỹ thuật trong người thường ở phương Tây cho dù không xem tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm cũng có thể dễ dàng phân biệt được một bức tranh sơn dầu, màu nước hoặc tác phẩm đơn sắc có phải là tác phẩm dưới tay của họa sỹ Trung Quốc hay không. Người thường phương Tây không hiểu cách nói “văn hóa đảng”, do đó trong giới mỹ thuật phương Tây coi phong cách của những tác phẩm này gọi là “phẩm vị Trung Quốc Đại Lục”.
Loại “phẩm vị Trung Quốc Đại Lục” này thực tế có nguồn gốc từ phong cách hội họa của thời kỳ Liên Xô Cộng sản, do đó giới mỹ thuật phương Tây bất kể là làm nghệ thuật truyền thống phái hiện đại biến dị, khi so sánh đối chiếu đều không tán thưởng.
Trong thưởng thức và đánh giá hội họa truyền thống phương Tây có một nhân tố vô cùng quan trọng, đó là nội hàm văn hóa và sự truyền thừa lịch sử mà một bức họa triển hiện ra. Lấy ví dụ, một bức tranh chân dung đơn giản, nếu có người dùng kỹ pháp của họa phái Venice để vẽ thì một người thưởng thức, đánh giá có kinh nghiệm sẽ liên tưởng đến sự nhiệt tình và huy hoàng của hội họa Phục Hưng Ý. Nếu có người dùng kỹ pháp của họa phái phương Bắc truyền thống để vẽ thì người thưởng thức, đánh giá sẽ liên tưởng đến sự thành kính của thời kỳ cải cách tôn giáo và trào lưu tư tưởng triết học thời đó. Nhưng khi có người dùng kỹ pháp của Trung Quốc Đại Lục vẽ thì người thưởng thức, đánh giá sẽ liên tưởng đến chủ nghĩa Cộng sản và sự bức hại dân chúng.
Nên biết, những năm thập niên 30 của thế kỷ trước, Cộng sản Liên Xô trong quá trình bức hại những nghệ sỹ đã lấy danh nghĩa quốc gia, trong bầu không khí kích động quần chúng tố cáo, tố giác, đã đưa đi đày và cải tạo lao động một lượng lớn những nghệ sỹ có phong cách sáng tác không phù hợp với chủ nghĩa hiện thực tà ác cộng sản. Sau đó phong trào “Đại thanh trừng” khét tiếng đã dùng súng hành quyết đã tiêu diệt nghệ thuật không thuộc về mô thức tà giáo cộng sản. Giới mỹ thuật phương Tây vô cùng căm ghét đối với hành động này.
Đối với một người quanh năm đắm mình trong hội họa truyền thống, trước một tác phẩm thì luôn nhìn một cái liền có thể nhìn ra tác giả đi theo con đường nào, người thưởng thức, đánh giá cũng dễ dàng nói ra được bức tranh này là có phong vị họa phái Hà Lan hay phong cách Tây Ban Nha. Đây chính là những người trong nghề hội họa thường gọi là “họa vị”. Sinh ra những họa vị này là sản vật tiếp của kỹ pháp và phong cách của họa phái. Nói cách khác, nếu không dùng thủ pháp xử lý đặc thù của phái đó, ví dụ không dùng những kết cấu, chiếu sáng, màu sắc, chất liệu, kỹ pháp mà họa phái đó quen dùng để vẽ, thế thì hình thể vẽ ra dẫu không sai một ly thì cũng khó mà có phong vị độc đáo của họa phái đó. Do đó tuy nói họa pháp truyền thống thực sự coi trọng phải vẽ chân thực, nhưng chỉ có năng lực tạo hình thì không có nghĩa là đã trở về truyền thống. Nói trắng ra, vẽ người giống người, vẽ cây giống cây cũng không nhất định là truyền thống. Mà các nghệ sỹ Trung Quốc chịu ảnh hưởng rất nhiều thứ của tà đảng được an bài một cách có hệ thống nên luôn luôn coi phong vị phong cách hội họa chủ nghĩa Cộng sản mới là “họa vị”.
Đại đa số người học hội họa luôn luôn quen với việc dốc nhiệt huyết và tinh lực vào làm thế nào để vẽ đẹp, còn đối với những thứ về lý luận học thuật thì không mấy hứng thú. Nhưng các thầy dạy vẽ ở xã hội hiện đại Trung Quốc ngày nay cũng sẽ không nói với học sinh điều mà họ dạy chính là hội họa phong cách tà linh Cộng sản. Thực tế trong lịch sử mỹ thuật có tên gọi mang đậm sắc thái chính trị là “Socialist realism”, nghĩa là “Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”, cũng được dịch là “Chủ nghĩa tả thực xã hội chủ nghĩa”. Nó chính là một bộ phong cách văn học và học thuật đặt ra ở thời kỳ Liên Xô để tuyên truyền tẩy não, sau này được tà đảng Trung Cộng kế thừa và phát triển. Về mỹ thuật, từ người mới học, cất bước từ học tập cầm bút chì vẽ đơn sắc, một mạch đến những nhà mỹ thuật chuyên nghiệp đều xuyên suốt về lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống phong cách này. Sau khi Trung Cộng xây dựng chính quyền, hệ thống trường học, học viện giáo dục mỹ thuật của Trung Quốc đều dạy cái này.
Trong các họa sỹ được gọi là “đại sư” được tà đảng Cộng sản Liên Xô tôn sùng có không ít người vẽ khá giống. Ví dụ mấy nghệ sỹ mà Stalin đánh giá cao, phong cách dùng bút và màu sắc của họ đều rất tương tự với những họa sỹ tượng hình Trung Quốc. Nhưng đáng tiếc là, trong các tác phẩm của một bộ phận học viên cũng có thể trông thấy bóng dáng của bút pháp và dùng màu sắc tương tự. Việc này cũng dễ lý giải, rốt cuộc học viên mỹ thuật chuyên nghiệp đại đa số đều học tập mỹ thuật trong môi trường tà đảng của Trung Quốc.
Không nghi ngờ gì, tinh thần đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp là vô cùng vỹ đại, nhưng ở một số khâu sáng tác cụ thể, nếu có thể triệt để phủ định sự can nhiễu của tà linh cộng sản thì càng hoàn mỹ. Phong cách hội họa thịnh hành trong giới mỹ thuật Trung Quốc như “Thà vuông chớ tròn”, “thà bẩn chớ sạch”, “chia nhiều mặt của khối”, “lắc bút”, “tông màu xám”, “họa pháp kết cấu”… thực ra chúng đều là do những nhân tố mỹ thuật nói trên của tà đảng gây ra, là sản vật biến dị, nhất thiết phải trừ bỏ.
Có thể có người hỏi: “Nếu bỏ hết những thứ này đi thì vẽ thế nào?” Có những nhân sỹ chuyên nghiệp còn cảm thấy giống như người nghiệp dư. Đây chính là nơi của tà đảng Trung Cộng, khiến bạn cảm thấy thiếu nó là không được. Nếu lấy một thứ không có phong cách so sánh với một thứ rất có phong cách, thì thứ có phong cách sẽ hiển hiện càng ‘hữu hình’ hơn, cho dù loại phong cách đó là ma tính.
Nhưng cũng không cần phải hoảng hốt. Từ cổ đã nói “không phá thì không tạo dựng”, muốn học nghệ thuật chính thống, không phá trừ nghệ thuật tà đảng thì không được. Đây không phải là “tự phế võ công”, mà là “phá rồi xây”. Thực ra đối chiếu với các tác phẩm các đại sư truyền thống cổ điển châu Âu là có thể nhìn ra, thậm chí các học sinh Trung Quốc khi vẽ phác thảo đơn sắc thì chỗ nào cũng thấy các đường thẳng sắc bén tạo ra hình thể. Đó chính là mô thức đặc trưng của các quốc gia cộng sản. Trong các bản phác thảo đơn sắc của các đại sư nghệ thuật cổ đại, hoàn toàn không nhìn thấy những đường nét sắc lẹm và những “đường kết cấu” như đâm vào mắt. Ngay cả tư thế cầm bút kiểu cầm gậy chỉ huy cũng không nên trở thành quy củ cố định.
Tuy chủ nghĩa hiện thực là phương thức biểu hiện của tượng hình, nhưng lại là lấy danh nghĩa “biểu hiện hiện thực” để chú trọng biểu hiện cái xấu, ác, và đạo đức của kẻ bại hoại. Do dùng để biểu đạt cái xấu, ác, vì vậy những nhân tố như đặc điểm bút pháp, màu sắc trong kỹ pháp chủ nghĩa hiện thực cũng đều được thiết kế vì mục đích này, hoàn toàn không giống với đặc điểm các đại sư cổ đại khi vẽ Thần hoặc các Thánh đồ thì sử dụng nét bút và màu sắc tròn trịa, sáng tươi, không để lại vết tích gia công đục đẽo nào. Cách nói của tà linh cộng sản “kế thừa có phê phán” chính là dưới nguyên tắc không thừa nhận tinh thần Thần truyền và tinh hoa truyền thống, nó lợi dụng một số thủ pháp truyền thống đã bị cải biến (ví dụ yêu cầu phải giống loại tranh có phong vị cộng sản) để đạt được mục đích tẩy não tuyên truyền chính trị, để tà linh khống chế thân thể con người. Đồng thời những tác phẩm đó cũng không còn biểu hiện Thần – bởi vì lãng quên mới là biện pháp tốt nhất để tiêu diệt triệt để.
Kỹ pháp mỹ thuật của trường học cộng sản đại đa số đều có nguồn gốc từ kỹ thuật của Liên Xô du nhập vào những năm thập niên 50. Do lịch sử cách mấy đời nên mọi người còn cho rằng nghệ thuật vốn là như thế. Ví dụ dùng hình khối xử lý cơ thịt nhân vật, ngày nay rất nhiều người cho rằng thủ pháp xử lý này có nguồn gốc từ truyền thống vẽ tượng thạch cao, thực ra không phải. Thời kỳ đầu phương Tây đào tạo học sinh mỹ thuật không yêu cầu vẽ đơn sắc tượng điêu khắc hoặc tượng đầu thạch cao, sau này đại đa số bắt đầu từ thế kỷ 18, yêu cầu vẽ tượng cổ Hy Lạp khai quật được, hoặc lấy chúng làm nguyên hình chế thành tượng thạch cao, mục đích là học phong cách tạo hình cổ điển, tìm cảm giác nghệ thuật chính thống cổ đại, chứ không phải là để đào tạo kỹ thuật hội họa. Trong rất nhiều tác phẩm hội họa Trung Quốc đều quá cường điệu đối với kết cấu cơ thịt, đem rất nhiều chỗ vốn nên xử lý tròn trịa thì chuyển hóa thành hình vuông và mặt khối. Trong tranh màu cũng thể hiện ra những nét bút hình khối rõ ràng, đều là bắt nguồn từ thời đại tranh tuyên truyền để biểu hiện “Tinh thần sức mạnh cách mạng cộng sản”.
Nếu muốn học tập thì hãy hết sức nghiên cứu những tác phẩm thời kỳ Phục Hưng phương Tây và sau đó 200 năm, xem nhiều rồi thì có thể dần dần tìm được cảm giác chính thống. Cái mà chúng ta gọi là “tả thực” hoàn toàn khác với “chủ nghĩa hiện thực” mà tà linh lợi dụng. Hội họa cổ điển rất chú trọng đến “chân thực” về quan niệm, cũng là một loại khái quát, hơn nữa có liên quan đến tâm cảnh, tu dưỡng và kinh nghiệm của họa sỹ, do đó cũng không hoàn toàn giống với hết thảy trong hiện thực. Bởi vì nghệ thuật tuy khởi nguồn từ cuộc sống, nhưng lại cao hơn cuộc sống thì mới có thể có sự dẫn dắt chân chính cho con người. Chúng ta đều biết, nếu luôn luôn xem những thứ xấu thì những thứ xấu đó sẽ tiến vào trong thân thể chúng ta, nên chỉ có xem những thứ tốt thì mới không bị ô nhiễm.
Sư phụ giảng:
“Vì có cơ sở của văn minh cổ ấy ở đó, nghệ thuật Tây phương lại rất nhanh chóng lại trở nên trưởng thành. Vì có những thứ trước đó mà có thể học tập, so sánh, do đó thành thục rất nhanh, cho đến thời kỳ Văn nghệ Phục Hưng trở về sau, Leonardo da Vinci và một số nghệ thuật gia xuất hiện, thực ra cũng là Thần hữu ý để họ dẫn hướng con người đến sự trưởng thành của nghệ thuật, bảo cho con người cách hoàn thành tác phẩm như thế nào, vậy nên bấy giờ tác phẩm của họ có ảnh hưởng rất to lớn đến nhân loại.” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật [2003])
Nói cụ thể, tôi lý giải được rằng ở phương diện dùng màu sắc thì màu sắc của tranh sơn dầu cổ điển luôn luôn là căn cứ vào phương thức quan sát truyền thống và tích lũy kinh nghiệm, cuối cùng thông qua tổng hợp kỹ pháp các lớp màu và phủ màu đã đạt được hiệu quả quang học. Leonardo da Vinci được đề cập đến trong Kinh văn của Sư phụ ở trên khi giải thích nguyên lý kỹ pháp phủ màu trong các bản thảo của ông lưu lại cho hậu thế rằng: “Đem màu trong suốt phủ lên mặt một màu sắc khác, màu sắc sẽ thay đổi, hợp thành một loại màu hỗn hợp khác với màu sắc đơn giản ban đầu. Nếu muốn khiến một loại màu sắc vui mắt, cái tôi nói đến là màu trong suốt, thì trước tiên nên chuẩn bị màu nền trắng thuần khiết nhất cho nó”.
Khi thưởng thức, vận dụng kỹ pháp nhiều tầng phủ màu để hoàn thành bức tranh sơn dầu cổ điển, thì sẽ phát hiện ra rất nhiều màu sắc vi diệu phong phú đến mức khó mà dùng ngôn ngữ để hình dung được. Ví dụ trong rất nhiều các tác phẩm của các đại sư cổ điển, phần nửa trong suốt nửa tối trên da nhân vật thường xuyên có cảm giác vừa giống phớt hồng, nhìn kỹ lại có vẻ giống phớt lục. Thực ra là vì ở đó vừa có tầng màu lục trong suốt, lại vừa có tầng màu hồng. Hiệu quả quang học kết hợp với một tầng màu trong suốt khác nữa tổng hợp lại chính là loại cảm giác màu sắc vi diệu lại phong phú không thể nói thành lời được. Ngày nay có một số học viện mỹ thuật khi yêu cầu sinh viên pha màu thì không được pha trộn đều trên bảng pha màu, để mỗi nét bút đều có thể mang theo màu sắc không đồng đều khác nhau, chính là muốn mô phỏng cảm giác màu sắc phong phú này. Thực ra đó là lý luận phân sắc của phái ấn tượng được vận dụng vào thực tiễn. Tạm không nói về mối nguy hại tiềm ẩn về tính ổn định tầng sắc màu mà phương thức pha màu này đem đến, chỉ nhìn hiệu quả vẽ ra thì chính là phong cách hội họa kiểu các khối màu vụn rất thịnh hành ở Trung Quốc và Liên Xô cũ. Màu sắc quang học đa tầng long lanh trong suốt “đến từ ánh sáng nội bộ” và màu sắc không trong suốt trộn ra trực tiếp từ bảng pha màu thì khác biệt về chất quả là quá lớn.
Về phương diện dùng bút, Leonardo da Vinci cho rằng: “Cần lưu tâm để sáng tối hài hòa, giống sương khói, không phân biệt được nét bút và biên giới.” Ông còn lấy ví dụ khuyên bảo rằng: “Các bạn họa sỹ, nếu do nguyên nhân kỹ pháp, khi vẽ đầu cự ly gần mà dùng nét bút đậm, nét bút thô kệch, thì nên biết rằng đây chính là đang lừa dối chính mình.”
Họa sỹ tiêu biểu cho chủ nghĩa cổ điển mới là Jean-Auguste-Dominique Ingres cũng chủ trương giống như vậy, những nét bút không được lưu lại dấu vết gia công đục đẽo, đồng thời đã để lại những ghi chép văn hiến có liên quan. Khi dạy học ông đã từng giảng: “Cần phải làm cho trên các tác phẩm các bạn sáng tác ra nhìn không ra vết tích khi bạn dùng kỹ pháp, biểu hiện cảm giác dễ chịu. Tốt nhất là trên bức tranh của các bạn chỉ nhìn thấy thành quả mà không nhìn thấy thủ pháp biểu hiện mà bạn đã lựa chọn.”
Đối với biểu đạt của tạo hình, ông nói: “Cần phải có được hình đẹp, nên hết sức tránh dùng hình vuông hoặc hình có góc cạnh, nhất thiết phải khiến hình thể tròn trịa, và phải ngăn ngừa những chi tiết của nội bộ kết cấu hình thể nhảy ra.” Quan điểm “thà tròn chớ vuông” này rất gần với tư tưởng đạo đức cổ đại Trung Quốc, người Trung Quốc cổ đại cho rằng trời và đất có trọng điểm đạo đức khác nhau, sự vật trên mặt đất coi trọng sự nhu thuận và hài hòa âm dương, tức phải có đức của đất thuận với trời mà vận hành. Bởi vì hết thảy của giới tự nhiên, bao gồm con người đều là Thần tạo ra, hình ảnh vẽ ra chỉ có phù hợp với văn hóa Thần truyền mới có thể bước tới Thiên – Nhân hợp nhất, trở về với hệ thống tuần hoàn của thiên thể nghệ thuật thần thánh.
Do giới hạn của bài viết, ở đây không viết nhiều nữa. Bài viết chỉ bàn nông cạn chú trọng vào mấy điểm hữu hạn. “Tả thực” của chúng ta không giống với loại “tả thực” đó mà người thường nói đến, đây cũng là một số vấn đề mà nhóm mỹ thuật ở hải ngoại chúng tôi thường xuyên thảo luận trong các hội nghị. Hình thức và liên kết, đây là hai nhân tố lớn của nghệ thuật. Hình thức bao gồm những thứ như tạo hình bản thân tác phẩm, phương thức biểu hiện… Thông qua hình thức để biểu đạt có thể là Thần tính hoặc ma tính, hoặc nhân tính, thậm chí một số thứ không biết là thứ gì. Những thứ nội tại này do sự câu thông của trường vật chất nhân tố đồng loại nên có thể khiến tác phẩm khởi tác dụng bắc cầu, liên kết với Thần giới hoặc thông với địa ngục. Liên kết thông qua hình thức mà phát sinh tác dụng. Những nhân tố như bố cục, tạo hình, chủ đề… đưa những liên kết này truyền đạt đến người xem, hình thành sự câu thông giữa “khán giả, tác phẩm và nhân tố Thần, con người, ma”, gây ra hiệu quả ở các thời không khác nhau. Đây chính là tác dụng truyền tải của tác phẩm nghệ thuật.
Tác phẩm ưu tú cao thượng đồng hóa với trường năng lượng chính, có thể đem lại sự gia trì của Thần. Trái lại thì sẽ rơi vào ma đạo. Trong sáng tác nghệ thuật không chỉ cần kỹ nghệ ưu tú, tâm tính, trạng thái của tác giả cũng sẽ trực tiếp triển hiện ở trong tác phẩm, đem lại sự thể hiện trực quan. Còn đối với các nghệ sỹ đệ tử Đại Pháp hôm nay mà nói thì càng có thể ở trong nghệ thuật bước đến cao độ của thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ, khởi tác dụng chính diện hoàn mỹ hơn trong cứu độ chúng sinh.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/23/在绘画中去除共产风格-393675.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/13/180309.html
Đăng ngày 25-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.