Bài viết của học viên Thanh Tịnh ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-04-2019] Năm 1994, tôi may mắn được nghe băng ghi âm giảng Pháp ở Tế Nam của Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Công). Từ đó tôi bước vào tu luyện.

Mẹ tôi năm nay 82 tuổi và bà bắt đầu tu luyện từ năm 1996. Trước khi học Pháp, mẹ tôi mắc nhiều căn bệnh và nghiêm trọng nhất là bệnh đau dạ dày. Mặc dù đã chạy chữa khắp nơi nhưng tình trạng không hề tiến triển. Bà phải nằm sấp mặt xuống giường và thường bị thổ huyết. Sau đó tôi đưa cho bà cuốn Chuyển Pháp Luân và khuyên: “Chỉ có Sư phụ Lý mới có thể giúp mẹ được thôi. Mẹ hãy học Pháp cùng con!”

Sau đó mỗi tối sau khi cơm nước xong, tôi đều đạp xe về nhà để đọc Pháp cho mẹ nghe. Dần dần, bà đã có thể ngẩng đầu dậy và ăn được một chút cháo.

Một đêm nọ, mẹ tôi đang thiu thiu ngủ thì nhìn thấy một người tiến lại gần giường và đưa tay vào trong người bà lôi ra một con rắn lớn rồi ném xuống đất. Mẹ tôi hoảng sợ hét lớn: “Giết nó đi!”. Đoạn, bà nhìn thấy một bàn chân khổng lồ dẫm nghiền lên con rắn, sau đó mọi thứ biến mất.

Đến sáng, mẹ kể lại cho tôi nghe giấc mơ đêm qua. Tôi giải thích rằng Sư phụ Lý đang giúp bà thanh lọc cơ thể. Có thể bệnh đau dạ dày của bà là do con độc xà ấy gây nên. Tôi khuyên bà nên trân quý những gì Sư phụ đã làm giúp và cố gắng tu luyện tinh tấn. Sau khi khỏi bệnh, mẹ tôi có thể ăn uống thoải mái và bà bắt đầu đến điểm học Pháp gần đó để tham gia luyện công. Mẹ tôi rất chăm chỉ và tâm tính đề cao rất nhanh.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, cựu độc tài Trung Quốc, Giang Trạch Dân đã khởi xướng cuộc bức hại Pháp Luân Công. Vợ chồng tôi đã đến Bắc Kinh hai lần để thỉnh nguyện cho Đại Pháp và đã bị cảnh sát đưa về giam giữ tại trại tạm giam địa phương và sau đó đưa về giam giữ trong công xưởng ở đơn vị. Sau đó, nhà của chúng tôi bị khám xét, bị cơ quan không trả đủ lương và cuối cùng chúng tôi bị sa thải. Chồng tôi bị kết án 11 năm tù.

Cuộc bức hại điên cuồng đã khiến chúng tôi mất đi môi trường tu luyện, nên mẹ con tôi không còn tinh tấn như trước nữa. Sức khỏe của bà trở nên tệ hơn và phải đến bệnh viện điều trị. Tôi bị sa thải, phải làm các công việc lặt vặt để kiếm tiền trang trải chi phí cho con trai được tiếp tục đến trường. Chúng tôi dần dần lăn lộn mưu sinh như người thường, mà thậm chí còn không được như người thường. Mọi chuyện cứ thế trôi qua mãi cho đến hai ba năm gần đây, chúng tôi mới bắt đầu quay lại tu luyện. Nhờ thế, sức khỏe của mẹ tôi lại dần tốt lên.

Tuy nhiên, mẹ tôi không chú trọng tu sửa tâm tính, hễ gặp chuyện không vừa ý là cáu gắt, tức giận. Mỗi khi như thế thì tôi lại chia sẻ và khuyên nhủ, nhưng dần dần thái độ của tôi cũng thay đổi: Từ thảo luận đến tranh cãi rồi xem thường và thậm chí còn có phần ghét bà. Tôi tự hỏi, tại sao mẹ luôn gây sự với tôi, có lúc còn cố tình chọc cho tôi tức giận. Có thể là do tôi có chấp trước quá lớn vào tình mẹ con.

Sau khi cha tôi qua đời cách đây 12 năm. Mẹ sống với tôi và đã phải chịu nhiều sức ép. Tôi luôn cảm thấy mình nợ mẹ nhiều vì không thể lo được cho bà sống một ngày êm ấm no đủ. Tôi đã không tự hướng nội và tu sửa bản thân dựa trên Pháp. Quan nạn này kéo dài suốt hai hoặc ba năm mà không thể vượt qua nên tôi vô cùng đau khổ và chán nản.

Vào một buổi tối năm ngoái, mẹ con tôi đến nhà một đồng tu để luyện bài công Pháp số năm. Khi đang đả tọa, tôi nghe thấy một câu nói: “Đồng tu cũng như tấm gương phản chiếu.” Sau đó, tôi nhớ lại hai câu trong bài giảng Pháp của Sư phụ:

“…họ làm thế nào đưa những gì mà họ thấy ở đối phương, xoay trở lại nhìn bản thân họ vậy là tốt rồi.” (“Đối thoại với thời gian”, Tinh tấn yếu chỉ)

“Tu luyện là tu bản thân, bất kể xuất hiện trạng thái nào đi nữa cũng đều cần suy xét bản thân.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ quốc [2006])

Tôi đột nhiên tỉnh ngộ: Tất cả khổ nạn vừa qua đều là để tôi tống khứ các chấp trước. Tôi chỉ ra cái sai của mẹ nhưng bà lại không nghe lời tôi khuyên. Những chuyện này xảy ra đều là vì tôi dùng Pháp để sửa người khác chứ không phải để tu sửa bản thân mình.

Chẳng phải trạng thái tu luyện của mẹ chính là tấm gương phản chiếu của chính tôi hay sao? Ví dụ, tôi luôn chỉ trích bà ngủ gật khi luyện tĩnh công, cả ngày mơ mơ tỉnh tỉnh, tinh thần không khởi sắc. Tuy nhiên, khi quay nhìn lại bản thân, dù tôi không ngủ quên lúc luyện công nhưng cũng không thể tập trung khi học Pháp và phát chính niệm. Tâm tôi không lúc nào ngơi nghỉ và tràn đầy thất tình lục dục.

Không những thế, trong lòng tôi còn tràn đầy tâm tranh đấu, oán hận, ghen tỵ, vị tư, ủy khuất. Tất cả chấp trước và nhân tâm này tồn tại rõ ràng ở không gian khác. Đúng vào giây phút đó, tôi cảm thấy như thể mình nhìn thấy chúng ở ngay trước mắt. Tôi thật sự thất kinh. Trước giờ luôn cho rằng bản thân đã tu sửa được rất khá, không còn nhiều nhân tâm nữa. Làm thế nào mà tôi có thể nhập tĩnh khi mang theo những chấp trước mạnh mẽ như thế? Nhiều năm nay, tôi chỉ tu trên bề mặt và dùng Pháp để đo lường người khác chứ không phải để suy xét bản thân. Tôi thấy thiếu sót của đồng tu khác nhưng không xem đó là cái gương để xoay lại nhìn chính mình.

Đã nửa năm nữa trôi qua kể từ lúc ngộ ra điều này. Tôi dần học được cách tự tu sửa bản thân. Khi gặp vấn đề, thay vì trách cứ người khác như trước đây, tôi đã biết hướng nội để tìm ra những thiếu sót của bản thân. Trong thời gian này, mẹ tôi thay đổi rất nhiều. Bà không còn nổi giận vô cớ mà còn đối xử rất tốt với tôi. Mối quan hệ giữa hai mẹ con trở nên hòa ái. Tôi biết, đó là vì tâm tính của tôi đã thăng hoa.

Mặc dù vẫn còn nhiều nhân tâm, nhưng tôi sẽ dần loại bỏ chúng và đề cao dựa trên Pháp lý để sớm theo Sư phụ về nhà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/28/385643p.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/5/178323.html

Đăng ngày 18-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share