Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-05-2019] Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng:

“Như mọi người đã biết, pháp môn này của chúng tôi không tránh né xã hội người thường [rồi mới] đi tu luyện, không tránh, không trốn tránh mâu thuẫn; ngay trong hoàn cảnh người thường phức tạp này, chư vị tỉnh táo rõ ràng, hết sức minh bạch chịu thiệt thòi tại các vấn đề lợi ích vật chất; khi bị người khác lấy mất lợi ích thiết thân, chư vị không giống như người ta mà tranh mà đấu; trong các can nhiễu tâm tính, chư vị chịu thiệt thòi; trong hoàn cảnh gian khổ như thế chư vị ‘ma luyện’ ý chí của mình, đề cao tâm tính của mình; khi có ảnh hưởng của các tư tưởng bất hảo của người thường, chư vị có thể siêu thoát xuất lai.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Sau 10 năm va vấp trong tu luyện, cuối cùng tôi nhận ra rằng là một người tu luyện chân chính, chúng ta không thể đi đường vòng. Chúng ta phải đối mặt với bất kỳ nghịch cảnh hay mâu thuẫn nào với lòng dũng cảm và không tìm cách né tránh những khó khăn. Chúng ta cần hướng nội trong can nhiễu trùng trùng và kiên định trên con đường tu luyện, bất chấp khổ nạn.

Một bài học quý giá

Tôi bị bắt và bị đưa về nơi làm việc khi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào năm 2001. Các lãnh đạo yêu cầu tôi ký vào bản cam kết từ bỏ tu luyện. Dưới áp lực vô cùng to lớn, chính niệm của tôi bắt đầu lung lay.

Sau vài ngày đấu tranh tư tưởng, tôi nghĩ: “Tại sao mình không ký vào biên bản để tránh khỏi những sự can nhiễu liên tục này?” Tôi đã trượt khảo nghiệm và tâm tính của tôi rớt xuống. Tôi đã không chỉ “bị chuyển hóa” và còn bắt đầu lăng mạ Pháp Luân Công (cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp) và điều đó đã gây ra tác động tiêu cực đến mọi người xung quanh tôi.

Sau khi trấn tĩnh lại và nhận ra những gì mình đã làm, nỗi ân hận và xấu hổ đã dày vò tôi không thể diễn tả bằng lời. Tôi đã làm hại bản thân mình và làm hại cả những người khác. Nếu tôi kiên định và từ chối thỏa hiệp, thì không ai có thể động tới tôi. Nhưng thay vì dùng cơ hội để chứng thực Đại Pháp, thì tôi đã phạm sai lầm nghiêm trọng và để lại một vết nhơ trên con đường tu luyện của mình.

Mâu thuẫn gia tăng khi chúng ta tìm cách né tránh

Một đồng tu khác đã liên tục bị sách nhiễu sau khi anh ấy nộp đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kẻ đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999.

Anh ấy đã kiệt sức cả về thể xác lẫn tinh thần. Dưới áp lực to lớn, anh ấy đã nghỉ việc mà không nói với ai. Lãnh đạo của anh ấy rất tức giận về việc anh vắng mặt mà không có lý do. Vài tháng sau khi quay trở lại làm việc, người quản lý đã đưa anh vào một trung tâm tẩy não. Anh ấy đã nhượng bộ và trái với ý muốn của mình và viết một bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công.

Càng trốn tránh mâu thuẫn, khổ nạn càng gia tăng. Kỳ thực, đó chính xác là lúc chúng ta cần phải đề cao tâm tính. Chỉ bằng cách hướng nội và đề cao tâm tính thì chúng ta mới có thể thực sự vượt qua khảo nghiệm và tu luyện tinh tấn.

Nếu người học viên đó giảng chân tướng về cuộc bức hại cho cảnh sát và giải thích rằng việc đệ đơn kiện Giang là hành động hợp pháp, có thể cựu thế lực sẽ không tìm được sơ hở để dùi vào và cảnh sát sẽ ngừng sách nhiễu.

Còn có học viên mà cha mẹ của anh ấy cư xử hống hách và độc đoán. Thất vọng và oán hận, anh ấy không thể hóa giải được áp lực này và tìm mọi cách có thể để né tránh họ. Nhưng càng tránh, họ lại càng cư xử với anh tệ hại hơn. Cuối cùng, anh đã bình tâm trở lại và đối mặt trực tiếp với vấn đề. Khi tâm anh ấy cải biến, cha mẹ của anh ấy cũng cải biến theo.

Tìm thấy niềm vui trong tu luyện

Sư phụ đã giảng:

“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

“Mâu thuẫn nào cũng không có nữa thì còn tu luyện gì đây? Đề cao thế nào?” (Về hưu rồi mới tu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Theo thể ngộ của tôi, khi một người tu luyện chọn cách trốn tránh khổ nạn, thì cũng giống như một người lính bỏ chạy trên chiến trường và việc bị kẻ thù đánh bại là điều chắc chắn. Nó cũng phản ánh tầng thứ tâm tính và trạng thái tu luyện của chúng ta. Là người tu luyện, chúng ta cần nhìn nhận khổ nạn một cách tích cực và tìm thấy niềm vui khi chúng ta vượt qua nó.

Trong tu luyện hàng ngày, một số học viên vẫn còn chấp trước vào thoải mái, an nhàn. Thay vì dậy sớm luyện công, thì họ nằm trên giường và chơi điện thoại. Nếu có thể vượt qua sự lười biếng và tập thói quen luyện công vào mỗi buổi sáng, thì họ sẽ thấy nó thực sự rất có ích. Họ sẽ cảm thấy thư thái, vui vẻ, và tràn đầy năng lượng cho cả ngày dài. Nhưng nếu cứ tiếp tục buông lơi bản thân, thì họ sẽ trở nên lười biếng và vô kỷ luật, cuối cùng bị tụt lại phía sau trong tu luyện.

Có đủ dạng khó khăn và khổ nạn mà chúng ta có thể gặp phải trong quá trình tu luyện. Cho dù chúng là do bức hại, là do mâu thuẫn giữa người nhà, hoặc bị đối xử bất công tại sở làm, thì chúng ta cần rõ một điều: “Khổ nạn là để chúng ta vượt quan – Nó chính là nghiệp lực của chúng ta.”

Khổ nạn có thể là khảo nghiệm do Sư phụ an bài, nhưng cũng có thể là can nhiễu của cựu thế lực. Dù thế nào đi nữa, thì chúng ta nên dùng chính niệm đường đường chính chính mà đối diện với nó. Là người tu luyện, chúng ta được Sư phụ bảo hộ và có Pháp chỉ đạo tu luyện. Miễn là chúng ta kiên định, thì không có gì có thể ngăn cản được chúng ta.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/15/387372.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/27/178222.html

Đăng ngày 15-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share