Bài viết của phóng viên Minh Huệ Chương Vận
[MINH HUỆ 19-05-2019] Ngày 18 tháng 5, khoảng 5.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp tập trung trên đảo Governers, New York để xếp đồ hình Pháp Luân khổng lồ và các chữ tiếng Trung “Chân – Thiện – Nhẫn” – nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Đại Pháp. Đây là một hoạt động trong chuỗi sự kiện tại New York để kỷ niệm 20 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới hàng năm, và 27 năm ngày hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp từ tháng 5 năm 1992.
Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một pháp môn thiền định bao gồm các bài công pháp nhẹ nhàng, chú trọng tu luyện bản thân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Môn tu luyện này được thực hành bởi hơn 100 triệu người tại hơn 100 quốc gia. Đồ hình Pháp Luân là biểu tượng của Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm các biểu tượng chữ Vạn của Phật gia và của Thái cực đồ của Đạo gia, và được xem là hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ.
Đồ hình Pháp Luân do 5.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp xếp thành trên đảo Governors vào ngày 18 tháng 5 năm 2019. Pháp Luân là biểu tượng của pháp môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, còn ba ký tự tiếng Trung Quốc là Chân-Thiện-Nhẫn, nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Đại Pháp.
Sự phối hợp chặt chẽ
Bà Dị Dung, trưởng điều phối viên của sự kiện xếp hình, cho biết các học viên đã phối hợp rất ăn ý trong suốt hoạt động.
Hoạt động xếp hình này dự kiến diễn ra từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, vậy mà 5.000 học viên có mặt đã có thể xếp thành cả biểu tượng Pháp Luân và ba chữ tiếng Trung chỉ trong hai giờ đồng hồ, điều phối viên Dị Dung nói. “Chúng tôi đã có ý tưởng này từ nhiều năm qua, đó là các học viên xếp thành đồ hình Pháp Luân. Thật tuyệt vời khi có khoảng 10.000 học viên tham dự các sự kiện trong vài ngày qua, vì thế chúng tôi đã có thể thành công với việc này. Đây là kết quả của sự phối hợp tốt của chúng tôi,” cô giải thích.
Ông Ngu Nguyệt Tân, một điều phối viên khác, cho biết, thành công của ngày hôm nay là một minh chứng của việc các học viên sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. “Việc này chẳng thể thành công như thế nếu không có sự phối hợp và nhẫn nại của mọi người,” ông nói thêm.
Ông Khương Vĩ, người tổ chức sự kiện, cho biết, các học viên phải phối hợp chặt chẽ với nhau mới có thể xếp thành đồ hình Pháp Luân lớn như thế này. “Một trong những thách thức của các học viên là có rất nhiều ý kiến khác nhau”, ông chia sẻ. “Khi chúng tôi bỏ đi cái tôi và bổ trợ cho nhau, kết quả lại trở nên thật sự tốt đẹp.”
Anh Pan Jun, người phụ trách việc xếp hình đồ hình Pháp Luân, nói rằng anh và các thành viên khác của ban kế hoạch đã đến đảo này ba lần. Lần đầu tiên gặp lỗi đo đạc, dẫn dến nhiều ý kiến và kế hoạch khác nhau. Trong chuyến đi lần thứ hai, mọi người đã có thể phối hợp với nhau và cùng thống nhất một ý kiến.”
“Dùng phương pháp nào không phải là điều quan trọng nhất,” Pan nói. “Thể ngộ của tôi là miễn là chúng ta phối hợp với nhau, giúp đỡ nhau, chúng ta sẽ thành công. Đây chính là sức mạnh phối hợp như một chỉnh thể.”
Trường năng lượng
Anh Juan Pulido cho biết Pháp Luân Đại Pháp đã khiến anh thay đổi rất nhiều
Anh Juan Pulido, 20 tuổi, là sinh viên đại học năm thứ hai ở Miami, Florida. Sau ba năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, anh vô cùng hào hứng được tham gia sự kiện này. “Tôi có thể cảm nhận được năng lượng mạnh mẽ đẩy về phía tôi, từng đợt từng đợt, và tôi chìm trong trường năng lượng ấy”, anh nói. Anh cũng biết tất cả mọi người đang phát chính niệm mạnh mẽ. Thật tuyệt vời và ấn tượng.“
Anh Juan cho biết, trở thành một học viên là một hành trình dài và gian khổ đối với anh. Sau khi bố mẹ ly hôn, anh sống với bà và chú, và anh đã mất hứng thú với cuộc sống. Do đó, anh bắt đầu hút thuốc và uống rượu, cũng như sử dụng ma túy. Cả gia đình lo lắng cho anh, nhưng họ không thể thay đổi những gì đang xảy ra.
“Nhưng, bằng cách nào đó,” anh nói, “tôi biết mình vẫn đang kiếm tìm một con đường nào đó, mặc dù tôi không biết nó ở đâu. Tôi đã gặp một người tại một thư viện ở Miami, người đó đã đưa cho tôi một tờ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đọc, rồi thấy quan tâm và bắt đầu tu luyện Đại Pháp.”
Anh đã thay đổi rất nhiều. Anh bắt đầu biết trân quý cuộc sống, và thấy phải có trách nhiệm với chính mình. Anh đã từ bỏ tất cả những thói quen xấu và tôn trọng những người xung quanh. “Mẹ tôi nói rằng tôi giống như một con người mới vậy và mọi người trong gia đình đều tự hào về tôi”, anh nói tiếp. Hiện, anh đang làm trong một trường điều dưỡng, anh mong muốn được đóng góp cho xã hội và nói cho mọi người biết về Pháp Luân Đại Pháp.
Anh Juan nói rằng anh rất may mắn được trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp và anh rất biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. “Sư phụ đã dạy cho tôi biết đâu là đúng, đâu là sai”, Juan giải thích.
Sinh mệnh được tái sinh
Bà Lý Ngọc Phương, một học viên Pháp Luân Đại Pháp Canada, 88 tuổi, cho biết bà đã thụ hưởng nhiều lợi ích to lớn từ Pháp Luân Đại Pháp.
Bà Lý Ngọc Phương, 88 tuổi, đến từ Canada, cho biết bà rất vui khi tham gia vào tất cả các hoạt động kỷ niệm. “Từ hội nghị chia sẻ trải nghiệm ngày hôm qua đến sự kiện ngày hôm nay, tôi cảm thấy hết sức dễ chịu và tràn đầy năng lượng”, bà nói. Đặc biệt, bà thường rất khó mà ngồi thiền một tiếng đồng hồ ở nhà. Nhưng lần này, bà đã có thể ngồi trong tư thế song bàn (hai chân bắt chéo) cả một giờ.
Sinh ra ở tỉnh An Huy ở Trung Quốc, bà Lý thường đi nhà thờ Cơ đốc hàng ngày. Nhưng sức khỏe của bà vẫn không khá lên. Bà khổ sở vì một số bệnh như bệnh tim, đau đầu và phù mặt. Cuối cùng bà phải nhập viện vì cơn đau.
Một người bạn đã đến thăm bà vào tháng 4 năm 1994 và nói với bà về Pháp Luân Đại Pháp. Vì tò mò, bà Lý Ngọc Phương bắt đầu tập luyện, nhưng bà không ngồi thiền được do chân bị sưng. Bà nói, “Tuy nhiên khi tôi tham gia luyện công tập thể vào ngày thứ ba, tôi cảm thấy có dòng năng lượng từ đầu thông thấu toàn thân. Trong vòng một tháng đó, mọi bệnh tật của tôi đã biến mất.”
Vì bản thân đã được thụ ích từ Pháp Luân Đại Pháp, bà Lý thường đến các điểm du lịch ở Toronto, để nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và vạch trần những tuyên truyền thù hận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Bước vào tu luyện
Anh Kriscijanpalacek đến từ Pakistan. Lần đó, anh đang đi công tác ở Washington D.C., nhưng lại quyết định đến New York. Ấn tượng trước cảnh tượng luyện công tập thể và xếp hình, anh trở nên quan tâm và nói chuyện với một học viên.
Sau khi nghe Pháp Luân Đại Pháp được thực hành ở hơn 100 quốc gia trên thế giới, và các cuốn sách của môn tu luyện này được dịch ra hàng chục ngôn ngữ, anh Kriscijanpalacek rất hào hứng. Anh đã ghi lại đường dẫn đến trang web của Pháp Luân Đại Pháp. Anh rất vui khi biết các bài giảng và video hướng dẫn luyện công có thể truy cập miễn phí tại trang web này. “Tôi nhất định sẽ tập luyện”, anh khẳng định.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/19/387556.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/20/177692.html
Đăng ngày 20-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.