Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 12-05-2019] Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, bắt đầu được truyền cho công chúng tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc vào ngày 13 tháng 5 năm 1992 bởi Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập pháp môn. Môn tu luyện đã được truyền rộng đến hơn 100 quốc gia.

Ngày 13 tháng 5 được tuyên bố là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” vào năm 2000. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp lần thứ 20 và cũng là sinh nhật lần thứ 68 của Sư phụ Lý, các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên khắp thế giới đã tổ chức các sự kiện kỷ niệm để người dân biết về môn tu luyện cổ xưa này và cũng nhằm tỏ lòng biết ơn đến Sư phụ Lý.

Toronto, Canada: Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới qua âm nhạc và múa

Các học viên tại Toronto đã tổ chức các sự kiện kỷ niệm trong vài ngày, bao gồm một buổi hòa nhạc tại một trung tâm cộng đồng vào tối ngày 10 tháng 5 năm 2019, và 26 chương trình biểu diễn như một món quà dành cho cộng đồng nơi đây.

9e03586efbec80ca0f335ddc13c91108.jpg

Màn biểu diễn của Đoàn nhạc Tian Guo

8e55757abce829e8bd291b91dacaa54d.jpg

Tiết mục hợp xướng của các học viên nhằm nâng cao nhận thức tại các điểm du lịch

fa3336f36b5ab1b674a12654e12cfc6d.jpg

Tiết mục đọc thơ tập thể của câu lạc bộ các học viên trẻ tuổi

a36535ede0f918d3be7eb8f82018c8b5.jpg

Màn biểu diễn âm nhạc với đàn cổ tranh, một nhạc cụ Trung Quốc

907f6ea3be96664da904ae7ba16a8209.jpg

Tiết mục múa của Đoàn làm phim Thế kỷ mới

7432ea4a8143f29463c1d1cdb76b71fa.jpg

Màn biểu diễn của dàn Opera của Trường Minh Huệ

12ba786ed5f09bcf558442310f206f60.jpg

Tiết mục hợp xướng của Đoàn làm phim Thế kỷ mới

4576a337a71745c04cb2198c11c236f7.jpg

Đọc thơ tập thể của các học viên nhằm nâng cao nhận thức cho quan chức chính phủ

482bb42898ba4353e0f99f77902ef8ac.jpg

Độc tấu đàn nhị (nhạc cụ truyền thống Trung Quốc)

99f86b8d4d3288d6640939975c88a9c9.jpg

Độc tấu trung hồ cầm

eb051fd903cad31330feaf19e6e0f390.jpg

Hợp xướng của một nhóm truyền thông Canada

86ee82a4f4901ed8b4c0105ed7e585a8.jpg

Bà Agnes nói chuyện với các cư dân Toronto, Richard (bên trái) và Jason, về Pháp Luân Công

Bà Agnes, hiện 82 tuổi, hào hứng nhớ lại cách bà bước vào tu luyện Pháp Luân Công. Mặc dù được sinh ra ở Hồng Kông, nhưng bà lớn lên ở Vancouver. Bà nói tiếng Anh và không nói tiếng Trung Quốc.

Mùa hè năm 1999, bà Agnes phải nhập viện ở Vancouver. Các bác sỹ không thể chẩn đoán được bệnh của bà và bà ở trong tình trạng nửa mê nửa tỉnh trong ba tháng. Bà nói: “Một người bạn của tôi đã nói với tôi về Pháp Luân Công. Tháng 10 năm đó tôi chuyển đến Toronto. Khi con gái tôi đưa tôi đến một hội chợ sức khỏe, tôi đã thấy một gian hàng Pháp Luân Công.”

“Ngay khi vừa nghe nhạc Đại Pháp, tôi cảm thấy dễ chịu và thanh thản. Đó là một cảm giác mà tôi chưa từng thấy trước đây. Các học viên trông rất tĩnh tại trong khi thiền định! Âm nhạc và thiền định trông rất tự nhiên và có phần quen thuộc đến nỗi tôi đã quyết định tu luyện Pháp Luân Công.”

Bà nói: “Năm 1999, tôi cần nạng để đi bộ. Tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công vào ngày 23 tháng 1 năm 2000. Ngay sau đó, tất cả các bệnh của tôi đều biến mất. Tôi đã ném đôi nạng đó đi!”

“Không chỉ có thể đi bộ mà tôi còn có thể chạy. Tôi không còn phải dùng thuốc điều trị suy giáp hàng ngày. Chứng mất ngủ của tôi biến mất. Tất cả các triệu chứng chóng mặt, hen suyễn và sốt của tôi đều biến mất.”

“Trước khi bắt đầu tu luyện, tôi sợ phải đối mặt xung đột, cãi vã hoặc bị từ chối. Tôi luôn cố tránh nói chuyện với mọi người. Sau khi bắt đầu tu luyện, nỗi sợ của tôi biến mất. Hiện giờ, tôi thấy khỏe mạnh và tự tin.”

“Bằng cách hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, tôi đã thành một người tốt hơn. Tôi nghĩ sự thay đổi tuyệt vời nhất tôi có được là khả năng học hỏi. Khi bắt đầu học cách đọc cuốn Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung, tôi đã 63 tuổi. Nhưng tôi cảm thấy như mình có đủ kiến thức và trí tuệ.”

“Tôi không định học tiếng Trung. Nhưng khi nghe các học viên khác đọc to bằng tiếng Trung, tôi cảm thấy mình có thể. Tôi bắt đầu nghe các bản thu âm của Sư phụ Lý. Tôi có thể cảm thấy Sư phụ đang nói chuyện với tôi. Sáu năm sau, tôi đã có thể đọc cuốn Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung.”

Bà nói tiếp: “Sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, gia đình tôi trở nên hòa thuận. Con gái và cháu tôi đều hạnh phúc. Anh chị em của tôi cũng rất vui khi tôi tu luyện Pháp Luân Công.”

“Tôi cảm thấy mỗi ngày đều rất ý nghĩa. Hàng tuần, tôi đến quảng trường thành phố để luyện các bài công pháp và sau đó nói với người qua đường về lợi ích của việc tu luyện Pháp Luân Công. Thỉnh thoảng tôi phân phát tờ thông tin về Pháp Luân Công hoặc xin chữ ký.”

Stockholm, Thụy Điển: Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại Công viên Hoàng gia

Các học viên Pháp Luân Công đã tập trung tại Công viên Hoàng gia ở Stockholm để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới vào ngày 11 tháng 5 năm 2019. Họ đã luyện công, chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của họ và nói chuyện với người dân về cuộc bức hại.

c9c0f08bba2c91851324d229a9e266b8.jpg

Các học viên tập trung để luyện công và kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại Công viên Hoàng gia ở Stockholm vào ngày 11 tháng 5 năm 2019

4df26f581ccb5a1d520ac2795dcff6cb.jpg

Du khách ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Bị thu hút bởi âm nhạc êm dịu, một cặp vợ chồng trung niên dừng lại để xem các học viên luyện công và sau đó đọc kỹ các tấm áp phích. Người phụ nữ cho biết: “Xem các bạn luyện công khiến trái tim tôi cảm thấy ấm áp và ôn hòa. Cuộc bức hại này thực sự gây sốc!”

Bà nói thêm: “Thật tốt khi các học viên có các hoạt động ở đây để nâng cao nhận thức. Hãy để thêm nhiều người biết hơn thì họ sẽ chú ý đến vấn đề này.” Trước khi rời đi, cặp vợ chồng đã ký đơn thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại.

Cao Hùng, Đài Loan: Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới

Các học viên Pháp Luân Công tại Cao Hùng đã tổ chức một số hoạt động để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Họ đã đến Chợ đêm Thụy Phong và nói chuyện với người dân về cuộc bức hại, và trình diễn các bài công pháp. Họ cũng tổ chức học Pháp tập thể và chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của bản thân.

1681cbda42aff5e015485d3cbe57c879.jpg

Các học viên Pháp Luân Công ở Cao Hùng nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Chợ đêm Thụy Phong vào ngày 11 tháng 5 năm 2019

dadf8d5f585897d3570065590810ad54.jpg

Học Pháp ở Cao Hùng vào ngày 5 tháng 5

b919311b705b64bfcc32d2e4534eba11.jpg

Các học viên dựng các áp phích dọc theo lối đi bộ ở Chợ đêm Thụy Phong vào ngày 11 tháng 5

4811012c63af0716d28b10dba042e02e.jpg

Giáo viên tiểu học nghỉ hưu, bà Thế Phương, thường đến Chợ đêm Thụy Phong để phổ biến cho người dân về Pháp Luân Công và cuộc bức hại.

Bà Thế Phương thường đến Chợ đêm Thụy Phong để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Bà là một giáo viên tiểu học nghỉ hưu và dạy môn nghệ thuật. Bà đã bị mất ngủ trầm trọng khi còn trẻ và chỉ ngủ được khoảng một giờ mỗi tuần. Bà cũng bị táo bón và thiếu máu nghiêm trọng.

Khi bà Thế Phương ở trạng thái tuyệt vọng nhất, một đồng nghiệp đã khuyên bà thử tập Pháp Luân Công. Ngay sau khi bước vào tập luyện, những căn bệnh của bà biến mất. Bà trở nên khỏe mạnh và vô cùng hạnh phúc.

Bà Thế Phương đã viết dòng chữ Chân – Thiện – Nhẫn lên bảng thông báo của lớp học để học sinh của bà có thể nhớ chúng.

Bà còn dạy học sinh của mình chơi sáo và hát những bài hát do các học viên sáng tác. Không khí trong các lớp học của bà Thế Phương luôn yên bình và hạnh phúc. Tính khí học sinh của bà được cải thiện và bố mẹ của chúng rất vui khi thấy những thay đổi tích cực này.

Bà cho biết: “Khi tôi áp dụng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để hướng dẫn các học sinh của mình, đó là khoảng thời gian ý nghĩa và tuyệt vời nhất trong sự nghiệp của tôi. Tôi xin cảm ân Sư phụ Lý vì những lời dạy tuyệt vời của Ngài! Con xin kính chúc Sư phụ sinh nhật vui vẻ.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/12/387016.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/16/177643.html

Đăng ngày 18-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share