Bài viết của một học viên tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 17-03-2019] Tôi sinh ra trong một gia đình bình dị, chân chất. Cha mẹ tôi đều thất học, nhưng cha tôi chân chất, ngay thẳng, còn mẹ tôi thì cần cù, tử tế. Họ đã dạy tôi không được sống ích kỷ. Khi còn nhỏ, tôi đã rất chăm chỉ và tốt bụng. Tôi nhận lỗi và sửa chữa khi làm sai bất kỳ điều gì.
Những khổ cực khi lớn lên
Không may thay, khi tôi đến tuổi đi học, tôi đã bị trượt dốc trong Cách mạng Văn hóa. Tôi đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhồi nhét mà tin vào chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa duy vật, phép biện chứng, triết học đấu tranh, bạo lực cách mạng, thuyết tiến hóa v.v. Chín trong mười năm tôi đi học rơi đúng vào thời gian Cách mạng Văn hóa.
Vì những năm tháng tuổi trẻ bị nhồi nhét như thế, tôi trở nên ích kỷ và [sẵn sàng] đáp trả khi gặp rắc rối. Tôi đã hình thành chấp trước tranh đấu, đố kỵ và ích kỷ. Tôi cho rằng mình luôn đúng và không thể nhẫn chịu được khi người khác không đồng tình với mình. Tôi coi thường người khác và chỉ muốn được khen ngợi.
Tôi kết hôn với một người đàn ông nghiện cờ bạc khi ở độ tuổi 20. Anh ấy thường ra ngoài chơi bạc nhiều ngày không về, có khi, vài tháng anh không về mà cũng không nói cho tôi biết anh đã ở đâu. Anh thua hết tiền và nợ nần chồng chất. Tôi đã phải trả hết số nợ đó, trở nên nghèo túng, khốn cùng.
Chồng tôi cũng là một người nóng tính. Tôi vô cùng tuyệt vọng với cuộc sống và muốn chết. Một hôm, tôi đã nhảy xuống sông nhưng đột nhiên nhớ ra còn nợ tiền một người. Tôi quyết định sẽ trả hết nợ cho người đó trước khi tự tử. Khi tôi quyết định tự tử một lần nữa, tôi đã nghĩ tới cha mẹ mình. Họ đã nuôi tôi khôn lớn, nhưng tôi chưa thể báo hiếu cho họ. Cha mẹ tôi sẽ rất buồn nếu tôi chết.
Sau đó, tôi tiếp tục xung đột với chồng và lại muốn chết. Tôi ra ngoài tìm một cái cây đủ chắc để treo mình lên, đột nhiên tôi nghe thấy một giọng nói từ phía sau. Đó là một người bạn của tôi. Anh ấy trông thấy tôi và nhận ra có điều gì đó không ổn, vì vậy anh tới nói chuyện với tôi, vì thế mà tôi không tự tử được lần đó. Tôi đã muốn tự tử mấy lần nhưng lần nào cũng gặp cản trở như vậy.
Ngày nào tôi cũng sống trong tức giận, ăn không ngon, ngủ không yên. Tôi đã mắc nhiều bệnh, nhưng không có tiền để đi khám bác sỹ, nên đành phải chịu đựng đau đớn mỗi ngày. Tôi bị đau lưng, đau dạ dày, đau nửa đầu và tê bại ở sau đầu. Mỗi khi tức giận là tôi không thể suy nghĩ được điều gì hoặc không sao cử động được.
Tôi bắt đầu suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc đời. Con người từ đâu đến? Sống trên thế gian này để làm gì? Không kể giàu hay nghèo, dù cho người ta nổi tiếng hay có năng lực đến đâu thì khi nhắm mắt xuôi tay, những gì họ truy cầu đều tan thành mây khói. Tôi hoang mang, khó chịu. Tôi từng nghĩ về việc lên chùa để được giải thoát, nhưng tôi không làm được vì nhiều lý do. Cuối cùng thì vợ chồng tôi ly dị.
Tôi trở lại quê nhà khi ở độ tuổi 30 và kết hôn với một người đàn ông có những mối quan hệ gia đình phức tạp. Vợ cũ và con gái của chồng tôi đã mất trong một tai nạn xe hơi. Anh sống với mẹ vợ (của vợ cũ) và con trai. Tôi có một đứa con gái. Mối quan gia đình hệ rắc rối của chúng tôi một lần nữa khiến tôi muốn chết.
Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào mùa hè năm 1998. Ngày đầu tiên, tôi thiền định trong vòng nửa tiếng và ngủ tới tận bình minh hôm sau, đây là điều chưa bao giờ xảy ra trước đây. Tôi đã khỏi tất cả các loại bệnh tật. Lúc đó, tôi không biết rằng Pháp Luân Đại Pháp có thể giúp con người trở nên khỏe mạnh. Tôi tu luyện với một trái tim thuần khiết. Tôi cảm thấy cuối cùng thì tôi cũng tìm thấy mục đích của cuộc đời mình và ý nghĩa của việc tới thế gian này.
Gia đình hòa thuận
Thông qua tu luyện Đại Pháp, tôi đã có được những hiểu biết đúng đắn về cuộc đời và thế giới này.
Sư phụ đã giảng:
“Là người luyện công chúng ta sẽ đột nhiên gặp mâu thuẫn. Xử lý thế nào? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Bài giảng thứ Tư, Chuyển Pháp Luân)
“Tất nhiên, chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, [thì] hiếu kính cha mẹ, dạy dỗ con cái đều cần phải [làm]; tại các hoàn cảnh đều đối xử tốt với người khác, lấy Thiện đãi người, huống là thân nhân chư vị. Đối với ai cũng vậy, đối với cha mẹ, đối với con cái đều tốt, ở đâu cũng cân nhắc đến người khác; cái tâm ấy không phải là tự tư, mà là tâm từ thiện, là từ bi.” (Bài giảng thứ Sáu, Chuyển Pháp Luân)
Trong hoàn cảnh gia đình phức tạp, tôi đã cư xử chiểu theo những tiêu chuẩn của Đại Pháp. Người đầu tiên được thụ ích đó là chồng tôi. Trước khi tôi bước vào tu luyện Đại Pháp, tôi thường coi thường anh ấy, và anh ấy không dám làm tôi nổi giận. Bởi vì tôi có vấn đề sức khỏe, tôi bắt anh phải xoa bóp cho tôi mỗi tối. Sau khi tôi bước vào tu luyện, không đòi hỏi anh phải xoa bóp cho tôi nữa, vì vậy anh rất ủng hộ tôi tu luyện.
Tôi đối xử với mẹ vợ cũ của chồng tôi cũng rất tốt. Tôi luôn làm những món ăn dễ tiêu hóa và mời bà trước tiên. Khi bà ăn dưa hấu, tôi luôn cắt thành các miếng nhỏ và bỏ hết hạt. Tôi dành cho bà đồ ăn tốt nhất mà tôi có. Khi cuộc bức hại bắt đầu, bà đã nói với tôi đừng sợ bởi bà biết các học viên Đại Pháp đều là những người tốt.
Tôi cũng đối xử tốt với con trai và con dâu của chồng tôi. Đổi lại, con trai của anh lớn lên và đối xử với tôi cũng rất tốt. Con dâu ủng hộ tôi tu luyện Đại Pháp bởi hai đứa con của chị gái cháu cũng lớn lên trong nhà tôi và tôi đã chăm sóc tốt cho chúng. Một trong hai đứa trẻ cũng đã bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Cháu có thể phân biệt tốt xấu, thiện ác và trở thành một người tu luyện tinh tấn. Không khí gia đình tôi vô cùng hòa thuận.
Không còn tranh đấu trong gia đình
Một lần, tôi nhờ chồng xới cơm sau khi tôi đã dọn mâm lên bởi vì tôi đang bận mấy việc khác. Anh ấy đã từ chối. Tôi thất vọng, nói: “Em đã phục vụ cơm nước cho cả gia đình nhiều năm nay mà chưa từng có ai giúp em cả.” Sau khi tôi nói ra điều đó, tôi suy nghĩ giây lát và nhận ra rằng tôi không nên đòi hỏi người khác phải làm gì đó cho mình. Vì vậy, tôi đã tự mình xới cơm. Khi tôi đặt bát lên bàn, chồng tôi đã túm lấy cổ áo và dọa đánh tôi.
Sư phụ đã giảng:
“…là một người luyện công, thì cần làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, dùng tiêu chuẩn cao mà yêu cầu bản thân.” (Bài giảng thứ Tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi hiểu anh ấy sẽ mất đức nếu anh ấy đánh tôi, vì vậy tôi mỉm cười với anh ấy. Chồng tôi hỏi: “Tại sao em lại cười?” Tôi trả lời:“ Anh sẽ cho em đức của anh nếu anh đánh em, em sẽ dùng nó để tăng công.” Anh ấy lập tức nới lỏng nắm tay và nói: “Anh suýt thì làm điều xấu rồi. Anh sẽ không đánh em và để mất đức.” Anh ấy không còn cảm thấy tức giận nữa.
Hóa giải những xung đột
Sư phụ cũng dạy chúng ta đối xử tốt với tất cả mọi người. Một lần, chúng tôi xây nhà cùng với hàng xóm. Hàng xóm và con trai tôi đã đánh nhau vì chuyện cái móng nhà. Tôi hô lên: “Đừng đánh nhau nữa! Bán anh em xa, mua láng giềng gần.” Nghe được những lời này của tôi, họ đã dừng cãi vã. Hàng xóm của tôi nói rằng đó là lỗi của anh ấy, và con trai tôi cũng đã xin lỗi. Tôi có thể sẽ tham gia cãi cọ nếu tôi không phải là một người tu luyện.
Pháp Luân Đại Pháp thực sự tuyệt vời.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/17/377016.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/16/176516.html
Đăng ngày 04-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.