Bài viết của một học viên Việt Nam tại Đức

[MINH HUỆ 21-1-2019] Tôi đắc Pháp vào giữa tháng Sáu năm 2017, tới giờ tôi đã bước đi được một năm rưỡi trên con đường tu luyện của mình. Mặc dù đó được coi là khoảng thời gian rất ngắn, nhưng tôi đã được trải nghiệm rất nhiều điều.

Khảo nghiệm tâm tính

Cuối năm 2017, tôi trở về quê hương để thăm cha mẹ, tại đó tôi thật may mắn được tham gia vào một hạng mục truyền thông của các học viên Đại Pháp.

Tôi đến văn phòng từ sáng sớm để học Pháp cùng mọi người. Vào lần đầu tiên học Pháp chung, tôi đã rất chấn động khi cảm nhận được một trường năng lượng mạnh mẽ.

Tôi mong muốn quay lại Đức, cũng như được tham gia vào hạng mục truyền thông của các học viên. Vì vậy, tôi đã xin việc và nhận được lời mời phỏng vấn từ một công ty bất động sản, lĩnh vực mà tôi luôn quan tâm. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tôi muốn được làm việc trong các hạng mục truyền thông. Song, tôi vẫn chấp nhận lời mời phỏng vấn của công ty bất động sản đó.

Thật ngạc nhiên khi cuộc phỏng vấn lần đầu diễn ra khá tốt, vì vậy tôi được yêu cầu có cuộc phỏng vấn với hai giám đốc. Cũng như cuộc phỏng vấn đầu, tôi không thực sự quan tâm nên đã không chuẩn bị gì cả. Nhưng quả đáng ngạc nhiên, nó lại diễn ra tốt hơn những gì tôi mong đợi.

Hai vị giám đốc yêu cầu tôi quay lại Đức ngay để nhận lời mời làm việc của họ. Tôi cảm thấy bối rối bởi vì tôi đã tâm cầu danh lợi. Một mặt, đây là một công việc trong mơ với nhiều triển vọng – điều mà tôi luôn mong đợi. Nhưng mặt khác, tôi đã có cơ hội làm việc trong các hạng mục truyền thông cùng các học viên. Tôi rõ ràng minh bạch rằng tôi đã đến một ngã tư, và tôi phải đưa ra quyết định.

Tôi trao đổi sự việc này với một học viên ở Việt Nam. Anh nói với tôi rằng một học viên khác đã từng muốn được tham gia hạng mục truyền thông. Nhưng đột nhiên, anh được mời làm một công việc hứa hẹn mức lương rất cao và ổn định. Anh còn nói anh biết một số người Việt làm việc trong các dự án truyền thông. Họ đã bỏ công việc ổn định để trở về Việt Nam, để có thể tham gia vào hạng mục cứu độ chúng sinh.

Khi trở về Đức, ngay ngày hôm sau tôi đã liên lạc với văn phòng truyền thông và lên kế hoạch cho một cuộc họp. Tôi quyết định là trước khi đưa ra quyết định, tôi sẽ tới văn phòng truyền thông rồi sau đó là công ty bất động sản. Sau một ngày ở văn phòng truyền thông, tôi quyết định gửi thư điện tử đến công ty bất động sản để xin lỗi họ vì không thể nhận lời mời vì lý do cá nhân. Kể từ hôm đó, tôi đã làm việc toàn thời gian cùng các học viên trong hạng mục truyền thông này.

Chấp trước vào bản ngã

Sau khi bắt đầu công việc, tôi nhận ra rằng có rất nhiều thứ cần học. Ngay sau khi tôi hoàn thành một video, một đồng tu đã xem nó và đưa ra góp ý để tôi có thể làm cho tốt hơn. Có nhiều lần tôi không đồng ý với ý kiến của anh, nên tôi thường nói: “Nhưng, nó là như thế này…” Trước quá nhiều lần tôi trả lời nhưng như vậy, người học viên đó nói: “Không có nếu hay nhưng gì cả”. Phản ứng thường xuyên này có liên quan đến “văn hóa Đảng”. Tôi đã rất không vui và cho rằng mọi người đều có ý kiến của riêng mình. Tại sao tôi cứ phải làm những gì anh ấy nói với tôi?” Sau khi tôi bình tĩnh hướng nội, tôi nhận ra rằng tôi đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa đảng. Tôi phải buông bỏ chúng. Ngay khi tôi nhận ra điều này, người học viên đó không làm phiền tôi nữa, và tôi đã tiến bộ trong việc sản xuất video.

Sư phụ giảng:

“Gặp phải vấn đề, nhất định phải hướng nội mà tìm. Khi nãy tôi vừa giảng, không phải vì người khác đối xử với chư vị như thế nào, mà là vì chỗ này của chư vị chưa đúng. Nếu chư vị nói, toàn bộ thiên thể đều rất thuận, chỗ này của chư vị có gì đó không đúng, chính là ở chỗ này của chư vị có vấn đề bướng bỉnh, là chư vị với người khác có gì đó không đúng. Khi chư vị tìm nguyên nhân ở bản thân chư vị, xoay chuyển vấn đề lại, thì nó liền đúng rồi, nó đã bình phục rồi, mọi người lại hòa ái với chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])

Buông bỏ chấp trước phàn nàn và tâm an dật

Tôi tình cờ nghe thấy một học viên than phiền về việc có quá nhiều việc phải làm. Anh khẳng định rằng anh bị giao nhiều việc hơn tôi, và anh phải dậy từ 5 giờ sáng. Tôi trả lời rằng ai cũng phải dậy sớm như thế cả. Rồi tôi giữ im lặng, nhưng tôi nghĩ rằng tôi thường làm việc đến tận nửa đêm và không kêu ca gì. Tại sao anh ta lại than phiền nhiều như vậy?

Từ hôm đó, tôi không thể tỉnh táo sau khi phát chính niệm và muốn quay lại ngủ tiếp. Tôi đã vô cùng thất vọng và không thể tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, sau khi hướng nội tôi mới hiểu tại sao suy nghĩ này cứ can nhiễu tôi sau khi tôi nghe thấy lời phàn nàn của học viên. Thực tế, học viên này như hình ảnh phản chiếu tâm tính của tôi. Tôi không phàn nàn khi nói đến vấn đề công việc, nhưng khi ở nhà tôi lại than phiền vì tôi vẫn phải làm rất nhiều việc ở nhà.

Sư phụ giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh tấn Yếu chỉ)

Sau khi đọc Pháp của Sư phụ, tôi ngộ ra rằng phàn nàn là sai. Tôi cũng chú ý đến tâm an dật của mình. Tôi đi ngủ sau khung giờ phát chính niệm toàn cầu, và chợp mắt một lát. Tuy nhiên, chỉ vì sự lười biếng đó mà tôi cảm thấy tồi tệ cả ngày, và cả xấu hổ nữa.

Sư phụ đã giảng:

“Đệ tử Đại Pháp, chúng sinh của chư vị mà chư vị còn không cứu, vô lượng vô số chúng sinh đang đợi chư vị cứu, mà chư vị cứu không nổi nữa rồi, có những lúc còn không chú ý tựa như người thường. Chư vị cảm thấy là việc rất đơn giản, chư vị cảm thấy từng cử động, suy nghĩ của chư vị đều rất tự nhiên, đều rất đơn giản, có sao đâu? Có gì đâu? Tại sao không sao cả?! Trách nhiệm của chư vị trọng đại! Lẽ nào không sao cả?! Ngay cả chư vị người tốt nơi người thường, chư vị không tu luyện, thì chư vị đã là vi phạm tội lớn! Vì chư vị không cứu những chúng sinh mà chư vị nên cứu!! Chư vị không làm tròn [thệ] ước tiền sử chư vị đã ký kết!!” (Giảng Pháp tại Pháp Hội New York 2016)

Tôi minh bạch hiểu rằng chấp trước vào an nhàn thoải mái sẽ gia tăng mạnh mẽ, nhất là khi có nhiều việc phải làm, tôi không có thời gian để luyện các bài công pháp. Sau khi hướng nội, tôi nhận ra tôi thiếu quyết tâm và không thực sự tin vào Đại Pháp. Ngay khi tôi nhận ra chấp trước này, tôi không còn chợp mắt sau khi phát chính niệm, mà luyện các bài công pháp.

Khi chúng tôi được giao nhiệm vụ phân phát tờ rơi giới thiệu Shen Yun bên ngoài nhà hát vào buổi tối của buổi biểu diễn, chúng tôi lại đến vào lúc buổi diễn đã kết thúc từ lâu. Tôi lập tức thấy khó chịu với điều phối viên vì đã không xác định được thời gian kết thúc chương trình biểu diễn trước khi thông báo nhiệm vụ phân phát tờ rơi. Tôi muốn hỏi học viên đó sao anh ta lại thiếu sót đến vậy.

Một học viên khác đi cùng tôi nhắc nhở tôi rằng chúng tôi không nên hỏi tại sao lại phạm sai lầm. Thay vào đó anh ấy yêu cầu tôi tìm hiểu học viên này và xem anh ấy có gặp khó khăn gì không.

Điều đó khiến tôi nhận ra chấp trước “nhìn vào sai lầm của người khác“. Ngoài ra, tôi cảm thấy mình không thiện đãi với đồng tu. Tôi nhận ra đây là một thiếu sót nghiêm trọng. Đồng thời, tôi còn tìm thấy tâm dựa dẫm vào người khác, vì tôi có thể tự kiểm tra thời gian buổi biểu diễn kết thúc.

Sư phụ giảng:

“Người tu luyện
Tự tìm lỗi
Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều
Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại
Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa.” (Ai đúng ai sai, Hồng Ngâm III)

Tâm cầu danh lợi

Cuối năm là thời điểm chúng tôi rất bận, khi phải chuẩn bị cho các buổi biểu diễn Shen Yun sắp tới. Đột nhiên một hôm, tôi nhận được một tin nhắn từ một đồng nghiệp cũ. Anh muốn nhờ tôi hỗ trợ dự án mà anh tham gia. Anh hứa sẽ trả thù lao cho tôi và cho tên tôi vào bài báo quốc tế báo cáo các kết quả của dự án. Tôi do dự và hứa sẽ suy nghĩ về điều này.

Rồi tôi nhận ra rằng tôi vẫn ôm giữ chấp trước vào danh lợi khi nghe thấy đồng nghiệp nói rằng sẽ trả tiền cho tôi và ghi tên tôi vào bài báo quốc tế.

Sư phụ giảng:

“Người ta nói: ‘Ta đến xã hội người thường, giống như đến khách sạn, tá túc vài ngày, rồi vội rời đi’. Một số người cứ lưu luyến nơi này mãi, quên cả nhà của bản thân mình.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

“Giảng chân tướng, cứu chúng sinh, đó chính là điều chư vị cần làm, trừ đó ra thì không có điều chư vị cần làm, trên thế gian này không có điều chư vị cần làm. Điều chư vị cần làm chính là những việc này, nhưng một số người đã coi nhẹ việc tu luyện của bản thân mình, đã coi trọng những việc người thường, đối với chư vị mà nói, thì đó chẳng phải là đi lệch khỏi con đường tu luyện của đệ tử Đại Pháp hay sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York [2015])

Tôi thấy thật xấu hổ. Mùa biểu diễn Shen Yun đang tới gần, và chúng tôi có rất nhiều việc phải làm, vậy mà tôi vẫn ôm giữ chấp trước này. Tôi biết việc này không hề ngẫu nhiên. Dịp chuẩn bị cho Shen Yun cũng sẽ có nhiều khảo nghiệm tới để xem chúng tôi xử lý thế nào. Tôi bèn xin lỗi đồng nghiệp cũ rằng tôi không thu xếp được thời gian để giúp anh.

Tôi nhớ đến đoạn Pháp của Sư phụ:

“Phật nào, Đạo nào, Thần nào, Ma nào, đều chớ có mong động được cái tâm của tôi’, như thế nhất định có [hy] vọng sẽ thành công.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Trước khi kết thúc bài chia sẻ của mình, tôi muốn chia sẻ một đoạn trích kinh văn khác của Sư phụ về can nhiễu:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Bài trừ can nhiễu, Tinh tấn Yếu chỉ II)

Tôi kiên định vững vàng đi theo con đường tu luyện Đại Pháp, bởi vì tôi chỉ muốn tất cả chúng sinh được cứu và bình an. Vậy nên tôi không ngần ngại mà cố gắng hướng nội để trừ bỏ hết chấp trước, tu luyện tinh tấn để có thể cứu được càng nhiều chúng sinh hơn.

(Bài chia sẻ trình bày tại Pháp hội Đức năm 2019)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/21/380642.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/27/174784.html

Đăng ngày 04-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share