Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 21-6-2018]

Con xin kính chào Sư phụ!

Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi là đệ tử Đại Pháp ở đến từ Đài Loan, đắc Pháp năm 2001. Tôi rất vinh hạnh khi hôm nay được chia sẻ với các bạn đồng tu về tâm đắc thể hội trong tu luyện.

1. Trong nỗi hổ thẹn, tôi hiểu rõ được bản thân tồn tại là vì chúng sinh

Trong 17 năm qua, tôi đảm nhận công việc sản xuất chương trình cho các em thiếu nhi ở Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV). Trong sáu năm đầu, tôi đã làm sáu loại chương trình, từ kể chuyện, trò chơi, đến các hoạt động ngoài trời và trong nhà. Để tìm nguồn cảm hứng cho chương trình thứ bảy, tôi đã tham khảo chương trình do các đồng tu khác làm.

Tôi phát hiện ra một chương trình bắt đầu cùng thời gian tôi làm chương trình của mình và đã sản xuất được hơn 100 tập. Tôi giật mình nghĩ làm sao cùng một chương trình lại có thể sản xuất nhiều tập như vậy. Còn tôi, mỗi chương trình tôi chỉ sản xuất hơn 20 tập thì liền đổi sang cái mới. Tôi tự hỏi tại sao tôi lại không giống người khác? Thực ra khi tôi biết một chương trình mới được thực hiện như thế nào, các tập tiếp theo của chương trình đó sẽ theo đó mà lặp lại quy trình sản xuất, điều đó không hấp dẫn được tôi và tôi không có động lực làm tiếp.

Thêm vào đó, con tôi từ khi bảy tuổi, từ năm trở lại đây, cháu không thích xem các chương trình thiếu nhi do tôi làm. Tuy nhiên, tôi không hề quan tâm điều đó, tôi vẫn rất vui vẻ làm, trung bình mỗi năm, tôi đổi sang một chương trình mới. Sau khi hướng nội tìm tôi mới phát hiện hóa ra mình có tâm hiếu kỳ, tò mò rất mạnh, bản thân lại còn là người thích cảm giác mới mẻ. Từ trước đến nay, tôi làm các chương trình thiếu nhi không phải vì khán giả mà là vì chấp trước của mình, đồng thời còn không có trách nhiệm và lãng phí tài nguyên Đại Pháp, tôi dẫn dắt phụ trách hơn 10 thành viên chỉ để đáp ứng những ham muốn của bản thân. Thế là trong sự hổ thẹn, áy náy, tôi đã phát hiện ra tư tâm của bản thân, cũng từ đó tôi càng hiểu rõ hơn về việc tôn trọng và trân quý người khác.

Có lẽ chỉ có ân hận, hối lỗi, mới có thể khiến tôi hiểu rõ được rằng bản thân đã sai ở đâu và sau này sẽ bước tiếp như thế nào. Vì vậy, tôi quyết định chương trình thứ bảy sẽ sản xuất thể loại mà các em nhỏ yêu thích. Sau khi thực hiện khảo sát đối với các em nhỏ từ 7 đến 12 tuổi, kết quả cho thấy hoạt hình chính là thể loại mà các em yêu thích nhất. Điều này khiến tôi cảm rất đau đầu vì đội ngũ nhân viên hiện có của chúng tôi đều không hiểu rõ về phim hoạt hình, nếu như làm phim hoạt hình thì phải giái tán đội ngũ nhân viên hiện có, đồng thời từ bỏ nguồn tài nguyên và kinh nghiệm nhiều năm qua. Một bài toán khó được đặt ra là: bắt đầu từ con số không, tìm hiểu một lĩnh vực mới hay là xây dựng một đội ngũ nhân viên mới. Nhưng khi tĩnh tâm lại suy nghĩ, tôi nhận thấy nếu như phim hoạt hình là hình thức giảng chân tướng mà các bé dễ tiếp nhận nhất, vậy trừ khi nó thật sự thất bại, còn không thì không nên chưa bắt đầu mà đã chọn từ bỏ. Vậy là tôi đã giải tán nhóm, một mình đến lớp học thêm để học về phim hoạt hình.

2. Phim hoạt hình ra đời bằng phép lạ

Ở lớp học thêm, vì tôi muốn nghe hiểu và học thuộc bài nên mỗi lần lên lớp tôi đều quay lại video bài giáo viên giảng. Mỗi buổi học kéo dài ba tiếng, về nhà tôi lại dành ra bốn tiếng để xem lại video đã quay và ghi chép lại. Bởi vì tôi luôn thấy được sự chênh lệch lớn giữa mình và người thường, bản thân không biết làm sao để bắt kịp được, vậy nên trong lớp học tôi thường buồn bã lén lau nước mắt. Mặc dù mỗi lần lên lớp là một lần thất bại, tuy nhiên may nhờ có Pháp mà tôi có thể kiên cường, mỗi lần bị đánh ngã tôi đều có thể đứng dậy.

Đối với hoạt hình, tôi là người ngoài ngành, sắp 50 tuổi rồi mà lần đầu tiên tôi nghe đến Pixar – tên công ty hoạt hình nổi tiếng nhất thế giới. Để bù đắp những lỗ hổng chuyên môn, tôi thức thâu đêm xem hoạt hình, đọc lịch sử các nước, xu hướng phát triển của ngành, tham gia các buổi hội thảo, đồng thời kết bạn với các công ty hoạt hình của người thường, tìm hiểu môi trường kinh doanh của ngành này.

Nhưng mỗi khi hiểu thêm về hoạt hình, tôi lại thấy mình cách nó càng xa, bởi vì tôi dần dần hiểu rõ rằng đây là một công trình rất lớn. Tôi cần có 1,7 triệu đô la Mỹ (tương đương với 50 triệu Tân Đài tệ) mới có thể thực hiện được nguyện vọng làm hoạt hình của mình, còn cần lập ra một nhóm khoảng 30 chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau, với lại thời gian sản xuất cũng mất từ ba tới bốn năm. Công việc này đối với công ty bình thường đã khó, huống hồ với một người ngoài nghề mới chỉ học về hoạt hình ba tháng như tôi. Tôi đấu tranh mãi không biết nên vì hiểu được như vậy mà từ bỏ hay là vì hiểu được những điều đó nên bản thân cần phải tiếp tục kiên trì.

Tôi nghĩ nếu như thật sự hiểu thì phải biết làm thế nào để tìm phương pháp giải quyết. Sau đó, tôi nghĩ đến việc tìm người thầy ở lớp học thêm đã có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy để hợp tác, như vậy có thể xin tài trợ kinh phí từ chính phủ Đài Loan. Tuy nhiên tôi không có tiền thù lao để nộp cho thầy nên tôi cảm thấy rất đuối lý. Vậy nên, tôi vẫn không đủ dũng khí để đề cập đến chuyện này với thầy giáo.

Trong một lần học Pháp tôi ngộ ra rằng, điều luôn ngăn cản tôi cũng là một dạng “tư”, bởi vì không có “tôi” thì cũng không tồn tại thứ gọi là “dũng khí”, nếu không có nhân tố “con người” thì sẽ không tồn tại vật chất “con người”, không nghĩ tới “tự ngã” thì sẽ không có cản trở. Hóa ra, điều thật sự có thể cản trở lại chính là bản thân mình.

Sau đó, tôi dùng lập trường của người thứ ba để nói về mong muốn làm phim hoạt hình với thầy giáo. Không phải là vì tôi có hứng thú, cũng không phải là vì để kiếm tiền mà là tôi muốn trong xã hội lợi ích làm mê muội tâm can này dùng thể loại hoạt hình mà trẻ em thích nhất để truyền đạt giá trị quan “Đạo đức quan trọng hơn tiền bạc, của cải, và học thức”. Đồng thời, tôi cũng nói rõ nếu như xin được tiền tài trợ thì số tiền ấy sẽ gửi thầy làm thù lao để tiếp tục làm phim hoạt hình, nếu như thất bại thì coi như thầy giáo đã làm việc này không công. Thầy giáo nghe xong liền cười cười, sau đó đồng ý. Nhưng thầy giáo yêu cầu tôi, trước hết, cần hoàn thành hai điều kiện: một là chuẩn bị 33.000 USD (1 triệu Tân Đài tệ) cho một công ty hoạt hình sản xuất trung gian, hai là cần có một đạo diễn phim hoạt hình đã có thâm niên.

Tôi thật sự không biết là nên buồn hay là nên vui, thật là không dễ gì mà có được sự giúp đỡ vô tư của thầy giáo. Vậy là tôi lại vấp phải hai vấn đề nan giải, bởi vì từ trước đến nay tôi chưa bao giờ nghe qua có đồng tu nào làm đạo diễn; hơn nữa bao nhiêu năm qua làm công việc truyền thông fulltime không nhận lương, tiền tiết kiệm của tôi sớm đã dùng hết. Chủ quản của NTDTV không muốn tôi từ bỏ kinh nghiệm bao năm qua để đi làm một chương trình mới mà lại có độ khó cao như vậy, tuy nhiên thấy tôi đã quyết như vậy, họ liền giới thiệu cho tôi một đồng tu vừa mới vào làm đài truyền hình, điều trùng hợp là đồng tu này lại là một đạo diễn phim hoạt hình. Ngoài ra, một đồng tu mà tôi đã quen biết nhiều năm, trong vòng năm phút, đã đồng ý tài trợ cho tôi 33.000 USD.

Cuối cùng, tôi đã có thể lập ra một đội mới để bắt đầu công việc này. Sau một loạt nỗ lực chúng tôi xin tài trợ của chính phủ Đài Loan, kết quả không may là lần xin tài trợ này thất bại. Khi mọi người đều cảm thấy buồn bã, ủ rột, điều kỳ diệu đã xảy ra, đó là một công ty hoạt hình nước ngoài chủ động liên hệ để giúp chúng tôi sản xuất. Thế là, một lần nữa chúng tôi xin tài trợ của chính phủ nhưng lần này lại thất bại. Trong lúc mọi người cảm thấy nản lòng, công ty hợp tác với chúng tôi đã có được tài trợ 100% của chính phủ nước này, điều này có nghĩa là chính phủ nước ngoài sẽ tài trợ tiền cho chúng tôi làm phim hoạt hình. Không những chúng tôi không cần phải cung cấp cho bên kia bất kỳ một khoản phí nào mà quyền chủ đạo và bản quyền tác phẩm đều thuộc về đệ tử Đại Pháp. Nhóm chúng tôi đều nghĩ rằng đây chính là kỳ tích mà Sư Phụ đã dành cho chúng tôi, Sư Phụ đã giúp chúng tôi giải quyết khó khăn không có người cũng không có tiền, những điều mà Sư Phụ dành cho các đệ tử vượt xa mong muốn của chúng đệ tử.

Nhóm mới được thành lập đều là các đồng tu vừa mới quen nhau, nòng cốt của nhóm là năm người chịu trách nhiệm cho các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Mọi người đều ở xa nên rất ít khi gặp nhau, thậm chí có người đến nay còn chưa gặp mặt. Trong nhóm, ngoài tôi làm toàn thời gian ra, các thành viên còn lại đều làm việc bán thời gian, họ còn phải đảm bảo công việc người thường của mình. Nhờ cùng nhau học Pháp, giao lưu và phân công công việc trên mạng cố định hàng tuần mà công việc có tiến độ ổn định. Trong lúc hợp tác với người thường cũng như phối hợp với đồng tu, khó tránh nảy sinh mâu thuẫn, thất vọng, buồn bã, tiêu trầm, bận tâm, v.v. Tuy nhiên, khoảng thời gian đó là những ngày tháng “thiết thực” nhất với tôi, bởi vì những điều đó giúp tôi đề cao càng nhanh.

Tuy nhiên, quá trình hợp tác cũng không được thuận lợi, công ty kia nói rằng do tiền vốn không đủ nên họ không có cách nào hoàn thành suôn sẻ công việc được nên phải đợi hai năm nữa. Sau đó, chính phủ nước ngoài đã đưa ra một giải pháp, họ đề nghị chúng tôi cung cấp văn bản chứng minh rằng công ty đã hoàn thành xong công việc, như vậy chính phủ có thể đưa tiền tài trợ cho họ để hoàn thành công việc.

Tuy nhiên, trên thực tế, đối tác vẫn chưa hoàn thành công việc, nếu như tôi viết trong văn bản là hoàn thành rồi thì đây là chính là chứng cứ giả. Nếu vì vậy mà tôi có được bộ phim hoạt hình này thì cũng là do tôi nói dối mà có được, là không Chân mà có được, tôi không phù hợp với tiêu chuẩn của một đệ tử Đại Pháp. Tuy nhiên, đây cũng là hy vọng cuối cùng, nếu như không nắm chắc thì phim hoạt hình này coi như bao nhiêu công sức đổ sông đổ biển, toàn bộ nỗ lực trong suốt sáu năm coi như trôi theo dòng nước. Xem ra giữa phim hoạt hình và tu luyện tôi chỉ có thể chọn một mà thôi, nếu chọn phim hoạt hình thì tôi phải vứt bỏ nguyên tắc của người tu luyện, chọn làm theo nguyên tắc của người tu luyện thì tôi phải từ bỏ phim hoạt hình này.

Tôi nghĩ rằng, đệ tử nên là thuần tịnh nhất, làm việc nếu như không có nhân tố của Đại Pháp ở trong thì không có năng lượng để khởi tác dụng cứu độ chúng sinh, làm xong rồi cũng coi như chưa làm. Ngoài ra, nếu như tôi từ bỏ bộ phim hoạt hình này, liệu có gây ra tổn thất cho người khác hay không? Đối với chính phủ nước ngoài mà nói, đúng như mong muốn của họ, tiền vốn đã được đầu tư cho người dân nước mình. Đối với các thành viên trong nhóm của tôi mà nói, tôi nên chịu trách nhiệm với những gì mà họ đã phó xuất. Cuối cùng, qua trao đổi chúng tôi cùng có nhận thức chung rằng: Chúng tôi thà rằng mất đi bộ phim hoạt hình này cũng không cung cấp chứng cứ giả.

Sau khi nói rõ lựa chọn của mình với chính phủ nước ngoài, thật ra trong lòng tôi lại không hề có cảm giác thoải mái, nhẹ nhõm, ngược lại càng nghĩ tôi càng không hiểu được. Tôi hướng nội tìm, có phải việc làm phim hoạt hình là vì bản thân hay là thực sự vì muốn cứu người? Tôi xác nhận rằng mục đích của bản thân mình không phải là vị tư. Tôi lại tiếp tục hướng nội tìm, trong quá trình làm việc, tôi có phù hợp với Pháp hay không? Mặc dù tôi đã từng làm sai nhưng sau khi phạm sai lầm, tôi sẽ sửa đổi, với lại tôi cũng không hề buông lỏng tu luyện cá nhân. Vậy đã phù hợp Pháp như vậy, tại sao lại không thể có bộ phim hoạt hình này? Bởi vì Đại Pháp là viên dung, tôi có thể có bộ phim hoạt hình mà không cần phải đưa ra chọn lựa như vậy.

Sau đó, tôi liền phủ nhận những suy nghĩ của bản thân trước đó, tôi không nghĩ rằng mình sẽ không có gì cả mà nghĩ rằng mình sẽ có thứ mình nên có. Để thực hiện ý định ban đầu đi cứu người, không những cần làm cho khán giả thích thú khi xem mà còn cần giành được giải thưởng ở các cuộc thi quốc tế, qua đó để chứng thực Pháp. Vài ngày sau, giám đốc công ty kia đột nhiên gọi điện thoại tới, anh ta nói rằng mình đã nằm mơ, vị Thần trong giấc mơ bảo anh ta nên hoàn thành bộ phim hoạt hình này. Sau đó, đối phương đột nhiên thay đổi thái độ, dốc sức hoàn thành bộ phim hoạt hình.

Hiện nay, bộ phim hoạt hình này đã giành được 56 giải thưởng quốc tế, nằm trong 40 danh sách liên hoan phim quốc gia của năm châu lục lớn, trong đó có cả Hồng Kông. Những nhà phê bình của rất nhiều quốc gia đã phát biểu cảm nghĩ về bộ phim hoạt hình này, điều làm tôi kinh ngạc là họ không nghĩ đây chỉ là một chương trình thiếu nhi mà bộ phim này có thể ảnh hướng tới người của các quốc gia thậm chí có thể thay đổi phim ảnh thế giới. Tôi biết rằng bộ phim hoạt hình thông qua sự gia trì của Đại Pháp đã biến thành Pháp khí để cứu độ chúng sinh, lực lượng của Pháp có thể làm cho chúng sinh hiểu được rằng Chân – Thiện – Nhẫn là điều cần thiết nhất của mỗi sinh mệnh.

Trong đó, nhà phê bình của Venezuela – là nước có thủ đô nằm trong danh sách những thành phố bạo lực nhất trên thế giới – nói rằng, quốc gia của ông giống như một nồi áp suất có thể nổ tung bất cứ lúc nào, ông không hy vọng sẽ có nội chiến xảy ra. Ông nghĩ rằng bộ phim hoạt hình này có thể giúp người dân nước mình cùng bình tĩnh lại và nói chuyện với nhau một cách hòa bình.

Một khán giả Ukraine sau khi xem xong bộ phim hoạt hình này nói rằng mình đang cần một bộ phim hoạt hình như thế này bởi vì quốc gia của mình đang có chiến tranh, mọi người như những đứa trẻ vô tri tàn sát lẫn nhau.

Một nhà phê bình người Ấn Độ cho hay, trên thế giới có quá nhiều xung đột, phân biệt chủng tộc, những cơn giận dữ cũng như có quá nhiều đấu tranh, bộ phim hoạt hình này có thể “chữa lành” thế giới.

Một nhà phê bình người Anh nói rằng bộ phim hoạt hình này xuất sắc như tác phẩm của các công ty lớn về hoạt hình trên thế giới như Pixar, Disney, Dreamworks.

Người sáng lập một liên hoan phim ở Mỹ cứ canh cánh trong lòng vì năm đó đã không trao giải thưởng cho phim hoạt hình của tôi, năm sau anh ấy đã mời chúng tôi đến Hollywood để nhận giải thưởng danh dự cao nhất của liên hoan phim. Anh ấy nói rằng giải thưởng này nên trao cho những người có thể thay đổi thế giới.

Thật ra không chỉ các liên hoan phim chúng tôi không tham gia cũng chủ động trao giải cho chúng tôi mà những hạng mục chúng tôi không tham gia tranh giải cũng chủ động trao giải. Dường như mặt minh bạch của chúng sinh đang thông qua phương tiện truyền thông này để tôn vinh Đại Pháp.Tôi cảm thấy rất vui vì bộ phim hoạt hình này đã hoàn thành sứ mệnh của nó trên toàn thế giới.

3. Dũng cảm gánh vác – Đạt được vị trí số 1

Sư Phụ giảng:

“Sư phụ dẫn dắt mọi người làm Thần Vận, thực tế chính là làm mẫu cho mọi người. Tôi đã đưa Thần Vận thành biểu diễn số một thế giới, ít nhất trong lĩnh vực văn nghệ và trong lĩnh vực nghệ thuật, Thần Vận đã là vai chính rồi.” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Tôi lý giải “vai chính” đại diện cho sức thuyết phục lớn nhất và sức ảnh hưởng lớn nhất, có hiệu quả lớn nhất để cứu độ chúng sinh. Ví dụ, mỗi hạng mục giảng chân tướng đều có thể trở thành vai chính trong lĩnh vực của mình. Vậy mọi người thử nghĩ xem, đó sẽ là hoàn cảnh như thế nào? Có phải là có thể thực hiện nguyện vọng của mọi người rồi phải không.

Ví dụ như đồng tu làm truyền thông, mỗi chương trình đều có thể coi việc dẫn đầu thế giới làm mục tiêu. Nghiên cứu các chương trình tốt nhất cùng thể loại của người thường, cải tiến không bằng gắng sức đuổi theo vượt gấp lên trước. Thực hiện mục tiêu đồng thời mỗi người đều cần nỗ lực hoàn thiện bản thân, bất luận là nhân viên kỹ thuật hay là những người quản lý, rời khỏi vòng thoải mái quen thuộc của chúng ta, bồi dưỡng bản thân, vượt qua chính mình, tiếp thu kiến thức mới, giống như diễn viên Thần Vận yêu cầu nghiêm khắc chính mình để trở thành những người tài giỏi. Bằng cách này, chúng ta có thể nỗ lực làm việc với những phương hướng và mục tiêu cụ thể, trước khi đại đào thải của nhân loại xảy ra, chúng ta có thể cứu được nhiều người nhất có thể.

Có thể có đồng tu không dám nghĩ như vậy, nghĩ rằng làm vai chính là mục tiêu xa vời không thể đạt được, không có lòng tin với bản thân. Thực ra, sự tự tin của chúng ta đến từ Pháp. Chúng ta không hề cô độc, chúng ta càng không phải cô độc chiến đấu; ngược lại, chúng ta là những người may mắn nhất vì có sự gia trì của vũ trụ, bởi vì Sư Phụ và các Phật, Đạo, Thần đều đang chăm sóc chúng ta. Mặc dù điều kiện trước tiên là, chúng ta nhất định phải thực tu, bằng không chúng ta sẽ thật sự không làm được gì cả. Nếu rời xa Pháp, chúng ta thật sự sẽ không làm được gì.

Sư Phụ giảng:

“Chư vị có tự mình làm được điều ấy không? Không làm được. Điều ấy là do sư phụ an bài, sư phụ làm cho; do đó mới nói là tu tại tự kỷ, công tại sư phụ. Chư vị chỉ cần tự mình có nguyện vọng như thế, mong muốn như vậy; [còn] sự việc chân thực là do sư phụ làm giúp.” (Chuyển Pháp Luân)

Đúng như vậy, chúng ta ít nhất phải có nguyện vọng như vậy, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm, đi thực hiện những kỳ vọng mong đợi của Sư Phụ dành cho đệ tử Đại Pháp. “Tín tại thiên, kiến tại hậu”, đầu tiên chúng ta nên tin vào Đại Pháp, sau khi làm xong, chúng ta có thể nhìn thấy những điều Sư Phụ đã dành cho chúng sinh, Sư Phụ luôn mang đến cho chúng ta vượt xa những gì chúng ta mong muốn.

Cuối cùng, tôi xin được cùng các đồng tu đọc một đoạn Pháp vô cùng quen thuộc trong cuốn Chuyển Pháp Luân:

“Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành”. Thực ra đúng là như vậy. Nếu không ngại gì thì khi về nhà chư vị hãy thử đi. Khi gặp khó khăn kiếp nạn, hoặc khi vượt quan, chư vị hãy thử xem: khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng. Nếu chư vị có thể thật sự thực hiện được như vậy, thì chư vị sẽ phát hiện rằng ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn’!

Trên đây là tâm đắc thể hội của cá nhân tôi, nếu có chỗ nào không thoả đáng mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/27/370285.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/28/170931.html

Đăng ngày 10-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share