Bài viết bởi một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở New York

[MINH HUỆ 04-10-2018]

Con xin kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các bạn đồng tu!

Học cách học Pháp

Tôi từng sống ở một thị trấn nhỏ gần San Francisco và đã chuyển đến thành phố New York cách đây hơn ba năm.

Cuối năm 1998, tôi và mẹ bắt đầu luyện công, nhưng chúng tôi không biết hàm nghĩa chân chính của một đệ tử Đại Pháp là gì, mà chỉ biết Đại Pháp là tốt và việc luyện các bài công pháp đã giúp chúng tôi cải thiện sức khỏe.

Tuy nhiên, chúng tôi hiếm khi học Pháp. Chúng tôi luyện công, tham gia các hoạt động Đại Pháp, và tham dự Pháp hội. Nhưng nói chung, lúc đó tôi vẫn là một đứa trẻ “bận rộn” với sách vở, bạn bè, và các trò chơi điện tử, còn mẹ tôi thì bận rộn với việc kinh doanh công ty.

Bởi là học viên mới nên tôi và mẹ chưa ý thức được tính tất yếu của việc thường xuyên học Pháp. Có lẽ, khởi đầu chúng tôi là “trung sỹ văn đạo”, lúc luyện lúc không. Mãi tới khi tham gia trại hè Minh Huệ, tôi mới lần đầu tiên đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” một mạch từ đầu đến cuối. Lúc đó, tôi 14 tuổi và đắc Pháp đã được năm năm. Đó có lẽ là lần đầu tôi thể nghiệm được thế nào là học Pháp và luyện công hằng ngày.

Nhưng khi tôi bắt đầu vào học trung học và tất cả bạn bè của tôi không có ai là học viên, thế nên duy trì tinh tấn và chính niệm lại là một vấn đề nan giải khác đối với tôi. Đã qua rồi những ngày tôi có thể học Pháp thường hằng, một lần nữa, tôi lại trở thành “trung sỹ văn đạo”. Lúc đó, mẹ tôi cũng trải qua giai đoạn khó khăn với cha tôi. Một đồng tu đã đến giúp đỡ chúng tôi. Sau đó mẹ và tôi đã tự giác học Pháp mỗi ngày. Người học viên này đã ví von người tu luyện tựa như chiếc bình ắc quy (pin) để giải thích tính trọng yếu của việc học Pháp. Pháp cấp cho bạn năng lượng chính diện, và mỗi khi bạn làm gì thì đều sẽ tiêu hao những năng lượng này, nên cần không ngừng học Pháp.

Sư phụ giảng:

“[…] bất kể cái gì cũng đều là vật chất, chư vị nghe vào rồi, thì chính là đã rót vào rồi, chính là đã tiến vào trong thân thể chư vị. Chư vị nhìn thấy thì là tiến vào rồi. Chư vị biết chăng quá khứ vì sao có một số người tu luyện họ làm mắt của mình bị mù, làm bản thân mình bị điếc? Họ đã minh bạch điều này. Trừ tu luyện ra, không muốn lại bị ô nhiễm nữa, họ mới làm như vậy.“ (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014])

Đại bộ phận những thứ mà chúng ta tiếp xúc trong thế giới này, ví như nghe nhạc và xem truyền hình, đều thường mang theo năng lượng phụ diện. Cách duy nhất để tiêu trừ chúng là học Pháp để nạp vào người năng lượng chính diện. Tôi nhận thấy chúng ta đều cần có năng lượng để làm hết thảy mọi thứ, chẳng hạn như: thanh trừ những vật chất bất hảo chúng ta bị hấp thụ thông qua các giác quan, thanh trừ ác ma can nhiễu chúng ta, phát chính niệm, và bảo trì chính niệm khi tham gia các hạng mục Đại Pháp, v.v. Việc so sánh các học viên với ắc quy thì là vô cùng đơn giản hóa, nhưng nó giúp những thanh thiếu niên như tôi dễ hiểu được nội hàm bên trong.

Mặc dù tôi không thể nhìn thấy bất kỳ thứ gì trong không gian khác cũng như chưa xuất hiện công năng, nhưng Sư phụ đã dùng nhiều phương thức khác nhau để giúp tôi gia cường tín niệm. Khi tôi không tinh tấn học Pháp, mặt tôi sẽ nổi mụn và nước da của tôi sạm đen. Khi tôi tinh tấn, sắc mặt tôi sẽ sáng lên. Nhưng không may, mẹ hay sử dụng những chỉ số không đáng tin này như một thước đo để đo lường trạng thái tu luyện của tôi.

Chuyển đến thành phố New York

Sư phụ giảng:

“…có [vị] đến làm đệ tử Đại Pháp rồi, thì nguyện mà chư vị phát ra là gì? Chư vị có hoàn thành nguyện của bản thân mình không? Sáng Thế Chủ yêu cầu là gì? Chư vị có chiểu theo yêu cầu của Sáng Thế Chủ mà làm không? [Nếu] nguyện mà chư vị phát ra từ lúc đầu chưa được làm trọn vẹn, chư vị không có chiểu theo yêu cầu của Sáng Thế Chủ mà làm, chư vị không hoàn thành những gì chư vị cần phải làm, chư vị lừa dối Chủ, vì chư vị khiến hoàn cảnh địa phương sở tại hiện nay, khiến tiến trình Chính Pháp và những chúng sinh chưa được đắc cứu phải chịu tổn thất, khiến các tầng khác nhau trong vũ trụ bị tổn huỷ; phải chịu trách nhiệm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Kể từ bài giảng đó, tôi luôn tự hỏi bản thân thệ ước của tôi với Sư phụ là gì. Không biết tại sao, tôi đã luôn dò dẫm trên đường đời, từ cấp ba, đến đại học, rồi trở thành một chuyên viên trong công tác. Sư phụ đã an bài hết thảy mọi việc và điểm hóa dẫn dắt tôi cần làm gì và nên ở đâu. Cuối cùng, cứ như vậy tôi đã đến thành phố New York.

Ngẫm lại, việc chuyển đến thành phố New York là vô cùng suôn sẻ, nhưng các tâm chấp trước của tôi đã khiến quá trình này gặp nhiều trắc trở. Thời điểm đó, tôi có mối quan hệ với một cô gái ở thành phố New York, nhưng chúng tôi ở cách xa nhau, và cuối cùng tôi cũng tìm được một công việc để chuyển đến đó. Mệt mỏi với việc phải chờ đợi, tôi bắt đầu nộp đơn đến nhiều công ty ở thành phố New York và được một công ty chấp nhận. Vì quá trình phỏng vấn diễn ra quá dễ dàng nên tôi nghĩ đó là trò lừa đảo. Toàn bộ quá trình diễn ra trong chưa đầy một tháng, và các câu hỏi được nêu ra dường như rất đơn giản, thậm chí họ còn không yêu cầu tôi đến phỏng vấn trực tiếp, và một loạt những thứ khác khiến tôi sinh nghi. Cuối cùng tôi tự mua vé máy bay để đến xem văn phòng tận mắt và xác minh xem công ty này có hợp pháp hay không. Đây là phần suôn sẻ, còn phần không thuận lợi là ngay hôm tôi đồng ý nhận việc, thì cô bạn gái quyết định nói lời chia tay với tôi.

Sư phụ giảng:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.“ (Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã từng nghĩ, một khi loại bỏ được chấp trước vào tình thì tôi sẽ không gặp vấn đề gì, nên tôi đã quyết định chuyển đến thành phố New York. Bề ngoài thì tôi trông vẫn ổn nhưng tận sâu trong tâm tôi là một cảm giác tăm tối mà tôi không muốn thừa nhận. Tôi đã tự rời xa quê hương, bạn bè, gia đình và mọi thứ thân thuộc. Tôi suýt bị hành hung trên tàu điện ngầm, rồi phải giải quyết việc các bạn thuê chung nhà hút cỏ (ma túy) trong phòng. Tôi cảm thấy bi thảm và cô độc vì thực sự tôi không quen biết một ai trong thành phố này. Tôi không hiểu tại sao hết thảy những chuyện lại xảy đến với mình. Đổ lỗi cho người khác thường dễ hơn là hướng nội tìm trong bản thân.

Sư phụ giảng:

“Tôi thường giảng một câu rằng: chư vị học Đại Pháp rồi, thì vô luận chư vị gặp tình huống tốt hay tình huống xấu, thì đều là hảo sự, (vỗ tay), vì đó là chư vị học Đại Pháp rồi mới xuất hiện đó.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Tôi biết đây là một quan mà tôi phải vượt qua và nó là từ “tình” mà ra, nhưng tôi không thể loại bỏ được. Nhiều lần suy nghĩ mông lung trượt đến những chỗ vô cùng hắc ám, may thay, Sư phụ luôn an bài ai đó đến kéo tôi trở lại.

Sư phụ giảng:

“Rất nhiều việc xem ra như không có thứ tự, nhưng trên thực tế đều có trình tự hết, lịch sử cuối cùng được lưu lại cho Chính Pháp là từng bước từng bước kéo dài cho chư vị.“ (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)

Cuối cùng, tôi nhận ra rằng tôi có cảm giác thống khổ là bởi đã không đi theo sự an bài của Sư phụ, không buông bỏ tâm chấp trước. Mất gần nửa năm tôi mới minh bạch được sự an bài này: đó là một “gậy bổng hát” của Sư phụ để tôi đề cao trong tu luyện và cứu độ chúng sinh. Tôi nghĩ lẽ ra mình nên chuyển đến thành phố New York sớm hơn. Tôi đã bỏ qua rất nhiều chỉ dẫn minh xác và điểm hóa từ Sư phụ, và Ngài đã phải dùng đến chấp trước ẩn sâu vào tình để tôi chuyển đến thành phố này.

Tìm công việc chứng thực Pháp

Đối với tôi mà nói, việc tôi không thể làm toàn thời gian trong công ty truyền thông [do đệ tử Đại Pháp điều hành] đồng nghĩa với việc tôi không thể tham gia làm công tác chứng thực Đại Pháp để cứu độ chúng sinh. Nói chực đoan một chút, một công việc ổn định và mức sống dư dả thì cũng là vô nghĩa nếu không hoàn thành thệ ước với Sư phụ. Quay lại quê nhà ở California, tôi thỉnh thoảng phụ giúp trường học do đệ tử Đại Pháp điều hành ở San Francisco, nhưng chưa bao giờ tham gia một hạng mục dài hạn. Mỗi lần cố gắng tham gia thì tôi lại bị can nhiễu nghiêm trọng bởi sự mệt mỏi sau một ngày dài làm việc, bị bạn bè rủ rê, hoặc chỉ đơn giản là do tôi lười nhác.

Từ khi đã chuyển đến thành phố New York, tôi quyết tâm sẽ tìm một công việc có liên quan đến máy tính bởi đó là chuyên môn của tôi và công việc này nhìn chung cũng linh động hơn về địa điểm và thời gian. Nhưng vấn đề ở chỗ, kỹ năng tin học của tôi rất đặc thù và tôi khá kén chọn công việc. Mọi thứ phải được sắp xếp hoàn hảo trước khi tôi quyết định bắt tay vào làm. Bởi vì công việc mơ ước như thế không bao giờ xảy ra nên thỉnh thoảng tôi đi làm việc nọ việc kia nhưng không có cái nào lâu dài. Cuối cùng tôi cũng từ bỏ tìm việc.

Cơ hội đến khi một học viên địa phương, từng là giám khảo các cuộc thi võ thuật Tân Đường Nhân, mở lớp dạy võ thuật Trung Quốc truyền thống. Trước đây, tôi đã hai lần tham gia tranh tài, nên quyết định sẽ học dưới sự hướng dẫn của vị học viên này để trình diễn những tinh túy của võ thuật Trung Quốc chân chính với toàn thế giới, và gia nhập vào cộng đồng võ thuật để giảng chân tướng khi có cơ hội. Nhưng khi cuộc thi võ thuật của Tân Đường Nhân kết thúc, không có mục đích thực sự nào cho việc huấn luyện võ thuật chuyên sâu hơn nữa.

Tôi dự tính tham gia và chiến thắng trong các cuộc thi do người thường tổ chức và đủ điều kiện để tham gia tranh tài ở Trung Quốc trong vai trò đại diện cho đội tuyển Wushu của Mỹ. Cuộc thi đã diễn ra được hơn một năm nhưng tôi cũng không xác định được tôi nên thực hiện nó như thế nào. Tôi phân vân tự hỏi bản thân liệu tôi có nên công khai thân phận trước cuộc thi để có thể dẫn đến tôi bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc hay không? Hoặc liệu tôi có thể công khai thân phận trong trận đấu mà có khả năng bị bắt giữ hay không? Vô luận là dùng phương thức nào, thì kế hoạch nâng cao nhận thức về cuộc bức hại bằng cách trở nên nổi tiếng trong giới võ thuật Trung Quốc xem ra là được nhất.

Một cơ hội khác lại đến khi một học viên giới thiệu tôi vào một nhóm cần sự hỗ trợ cho việc duy trì máy chủ (server) của họ. Kỹ năng yêu cầu hoàn toàn trùng khớp với chuyên môn của tôi. Loại công việc này chính xác là điều tôi muốn làm để kiếm thu nhập. Tôi say mê và làm công việc này khi có cơ hội. Tuy nhiên sau hai tháng làm việc, công ty trải qua giai đoạn tái cơ cấu và toàn bộ dự án bị hủy bỏ nên tôi phải quay về xuất phát điểm ban đầu.

Lúc này, tôi thực sự cảm thấy mất hết nhuệ khí. Tôi liên tục tự hỏi bản thân mình đang làm gì ở thành phố New York này? Bởi tôi không có công việc nào phù hợp với nguyện vọng cứu chúng sinh của tôi. Việc tái cơ cấu của công ty truyền thông kia vẫn chưa tiến hành xong, ngay cả những người liên hệ cũng không biết họ có thể giao cho tôi công việc gì.

Người thường có một cách nói, rằng người ta định nghĩa sự điên rồ là cứ làm mãi một việc lặp đi lặp lại nhưng lại mong tưởng đạt được những kết quả khác nhau. Tôi biết mình cần phải cải biến, bởi trong cuộc sống tôi bị mắc kẹt trong vòng xoáy lẩn quẩn vô ích. Trong tuần đi làm rồi về nhà, cuối tuần luyện võ và giải trí. Rõ ràng là tôi đã không từ bỏ việc tiêu khiển, nên đã rút lui khỏi võ thuật vì nghĩ rằng tôi vừa thắng giải đồng tại cuộc thi của Tân Đường Nhân vừa rồi và tốt hơn là nên giã từ sự nghiệp.

Khi tôi vừa có cải biến, thì cơ hội công tác chứng thực Đại Pháp bắt đầu xuất hiện trong vòng một tuần. Đó là sự lý giải hoàn chỉnh cho câu “bất thất, bất đắc” mà Sư phụ giảng nhiều lần trong sách “Chuyển Pháp Luân”. Tôi cũng nhận ra bản thân quá chấp trước vào tìm kiếm việc mình muốn làm, do đó đã bỏ lỡ nhiều cơ hội khác.

Hiện tại, vào mỗi tối thứ Hai tôi giúp thiết lập các máy quay cho chương trình phát sóng trực tiếp thảo luận về các vấn đề của Trung Quốc đương đại và dành khá nhiều thời gian để kiến tạo và thử nghiệm các thực đơn mới cho nhóm thực phẩm trong cùng công ty truyền thông này.

Bảo trì chính niệm

Càng trưởng thành, tôi càng nảy sinh nhiều nhân tâm mà không tự biết. Dần dần, những quan niệm này trở thành lỗ hổng khiến cựu thế lực dùi vào.

Sư phụ giảng:

“Nhưng mà mọi người qua nhiều năm tu luyện thế, con đường phong ba bão táp cũng trải qua, có nhiều người bước đi quả thực rất không tốt, không ngừng phạm phải các dạng các loại sai lầm, thậm chí đã thành quen như thế, không coi đó là gì đáng kể; ngay cả ma nạn tới rồi cũng không biết vấn đề là ở đâu, thành quen đi rồi, cảm thấy đều là chuyện nhỏ. Tu luyện ấy, thế nào gọi là ‘vô lậu’? Không có chuyện nhỏ đâu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Cách đây vài tháng, tôi gặp một cô bạn kể rằng một người bạn khác của chúng tôi đã phục hồi sau ca phẫu thuật viêm ruột thừa. Anh ấy đột nhiên cảm thấy khó chịu tại vùng bụng và khi ấn tay vào bụng thì cảm thấy rất đau. Sau đó, anh ấy được đưa đến bệnh viện để phẫu thuật. Lúc đó, tôi không suy nghĩ gì nhiều, nhưng đã nảy sinh nghi tâm khi tôi xuất niệm đầu: “Ồ, điều này có thể xảy đến với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào.”

Vài tháng sau, tôi cảm thấy có chút khó chịu ở vùng bụng dưới bên trái, như thể nội tạng đã nở ra và đè nén nên các thứ khác bên trong bụng. Ngay lập tức, niệm đầu của tôi là: “Không thể nào, mình bị viêm ruột thừa rồi sao? Mình có cần đến bệnh viện ngay không?” Tôi xoa xoa chỗ bị đau và thấy đỡ hơn bởi nó không đau đến mức không chịu nổi. Việc này xảy ra vài lần và kéo dài vài ngày.

Tệ hơn là, tôi biết đó là giả tướng nhưng không thể ngừng suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến nảy sinh một niệm đầu khác: giả tướng này có thể thành thật nếu cựu thế lực lợi dụng sơ hở này. Cứ thế tôi càng nảy sinh nhiều niệm đầu bất hảo hơn. Vòng xoáy tiêu cực này kéo dài trong hai tuần, và hành xử của tôi luôn là sự nghi hoặc liệu đó có phải là viêm ruột thừa không, sau khi tôi xoa xoa chỗ đau đó. Cuối cùng, tôi nhận ra chúng đều là giả tướng, và bắt đầu phát chính niệm để thanh lý hết thảy niệm đầu và các nhân tố bất hảo đó. Sau đó, cảm giác khó chịu và suy nghĩ tiêu cực đã không còn. Thật hài hước và thất vọng khi một học viên tu lâu như tôi lại không vượt qua nổi một chút khó nạn như thế, nhưng cái mầm mống này được gieo vào trong một thời khắc không thể ngờ.

Khi viết bài chia sẻ này, tôi đã tìm hiểu bệnh viêm ruột thừa và phát hiện rằng triệu chứng đau là phía bên phải, chứ không phải bên trái như tôi nghĩ. Tôi đã tự tạo ra chướng ngại cho bản thân, giống như điều Sư phụ đã giảng:

“Như vậy sẽ tạo thành gánh nặng cho tinh thần của chư vị có phải không? Gánh nặng tạo thành rồi, trong tâm chư vị sẽ nghĩ đến nó; có phải là chấp trước hay không? Như vậy loại bỏ chấp trước này đi thế nào đây? Đó chẳng phải là nạn do con người tăng thêm? Tâm chấp trước sinh ra ấy chẳng phải cần phải chịu khổ thêm nữa thì mới có thể dứt bỏ đi? Mỗi một quan, mỗi một nạn đều có tồn tại vấn đề tu lên trên hoặc rớt lại xuống. Nguyên đã khó, lại có thêm cái nạn mà người thêm vào, thì vượt qua sao đây?” (Chuyển Pháp Luân)

Lời kết

Sư phụ đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta về việc thời gian còn lại không nhiều. Tôi biết mặc dù bản thân đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội, nhưng tôi chỉ có thể cố gắng làm tốt hơn nữa để bản thân không phải hối tiếc thêm nữa.

Nếu lý giải của tôi có vấn đề gì, xin các đồng tu từ bi góp ý.

Cảm tạ Sư tôn, cảm tạ các đồng tu.

(Bài viết được trình bày tại Pháp Hội New York bằng tiếng Anh năm 2018)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/4/375343.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/8/172762.html

Đăng ngày 05-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share