Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 28-10-2018] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ tháng 10 năm 2006. Trước khi đắc Pháp, tôi đã sống trong tuyệt vọng vì nhiều bệnh tật và những can nhiễu từ không gian khác. Tất cả thay đổi khi tôi biết hướng nội để cứu chúng sinh một cách hiệu quả hơn.

Phối hợp với người khác

Với hàng trăm triệu người đang sử dụng Internet ở Trung Quốc, mạng Internet đã trở thành một công cụ để các đệ tử Đại Pháp sử dụng cho việc giảng thanh chân tướng. Trong khi làm việc này, chúng ta cũng có thể tu luyện bản thân và đề cao tâm tính.

Năm 2009, tôi bắt đầu lên mạng để nói chuyện với mọi người về Đại Pháp. Lúc đầu, tôi sử dụng hơn chục tài khoản thư điện tử để gửi đi khoảng 200 thư mỗi ngày. Mỗi khi gặp vấn đề, tôi sẽ nhận được hỗ trợ từ trên diễn đàn kỹ thuật do đệ tử Đại Pháp thiết lập, giúp cho tôi có thể duy trì được hạng mục này.

Vào năm 2012, khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, tôi đã tham gia vào một hạng mục và được gặp nhiều học viên tinh tấn. Hai học viên đã chia sẻ với tôi về vấn đề bảo mật và kỹ thuật gửi tin nhắn với số lượng lớn. Khi chúng tôi cùng làm hạng mục này, nhiều điều kỳ diệu đã xảy ra.

Khi tôi sử dụng phần mềm do một học viên xây dựng để gửi tin nhắn giảng chân tướng, trong một tháng, tôi đã thuyết phục được hơn 1.000 người thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó. Trong một cuộc gọi kéo dài 40 phút, đã có 13 người thoái Đảng.

Nhiều tư liệu điện tử mà tôi tạo ra cùng với sự hỗ trợ của các học viên khác cũng được đăng trên Minh Huệ Net và Chánh Kiến.

Sư phụ giảng:

Nhưng mà thời gian không đợi người, hình thế không đợi người; dù thế nào đi nữa, bây giờ các đệ tử Đại Pháp cần phải phối hợp cho tốt. Hình thế hiện nay yêu cầu chư vị phối hợp cho tốt; chỉ có phối hợp tốt thì mới có thể hoàn thành tốt thệ nguyện mà chư vị cần hoàn thành. (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009])

Khi kinh nghiệm của tôi nhiều lên và chính niệm trở nên mạnh mẽ, hiệu quả của việc giảng chân tướng cũng tăng lên. Tôi nhận thức được rằng đó chính là kết quả của việc phối hợp với mọi người, bao gồm các vấn đề kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, hay cung cấp tài liệu.

Khi Sư phụ và các chính Thần nhìn thấy chính niệm của tất cả chúng ta tăng lên, họ sẽ đưa những người hữu duyên và những ai có thể được cứu đến với chúng ta.

Tôi nhận thức được rằng khi buông bỏ chấp trước và chủ động phối hợp với người khác, hiệu quả cứu người sẽ đạt được tối đa. Khi tôi loại bỏ được các chấp trước và tăng khả năng làm việc, tôi có thể đối mặt với các khó khăn một cách lý trí và với tâm thái bình ổn. Giờ tôi có thể suy nghĩ về việc làm thế nào để có lợi cho Đại Pháp và chúng sinh, và điều đó cho phép các tài nguyên Đại Pháp được sử dụng hiệu quả hơn.

Sự hiểu nhầm

Khi mâu thuẫn xuất hiện và khảo nghiệm tôi, nó đúng như Sư phụ đã giảng:

Việt tưởng giải thích tâm việt trọng

Diễn nghĩa:

Càng muốn giải thích thì tâm càng nặng

(Thiểu biện – Hồng Ngâm III)

Khi không thể giữ vững tâm tính, tôi cảm thấy bản thân bị đối xử bất công và tự hỏi vì sao sự việc lại xảy ra như vậy. Tôi nghĩ rằng mọi mâu thuẫn đều có thể được giải quyết khi tôi giải thích chúng bằng tâm thái bình tĩnh. Tuy nhiên, lúc ấy tôi thường bị cuốn theo cảm xúc và mọi chuyện trở nên phức tạp.

Tôi biết rằng tôi cần kiểm soát cảm xúc của mình. Tuy nhiên, mỗi lần tôi lo lắng, tôi lại bùng nổ như người thường. Thậm chí ngay cả khi tôi không làm gì sai, tôi vẫn cảm thấy không thoải mái và muốn tìm kiếm sự bao biện cho những lời trách cứ. Tôi cũng có chấp trước muốn chứng thực bản thân.

Tôi biết đây là lúc tôi cần đề cao tâm tính, nhưng tôi không thể ước chế bản thân vào lúc đó. Tôi trở nên nghi hoặc và tuyệt vọng. Tôi đã đọc nhiều sách Đại Pháp và ngộ được nhiều Pháp lý, nhưng tôi vẫn hành xử như một người thường.

Tôi không thể tìm được cách giải quyết. Đây thật sự là một khảo nghiệm mà tôi phải vượt qua. Khi tôi hướng nội sâu hơn, tôi nhận ra rằng tôi đã gây ảnh hưởng cho toàn thể sự phối hợp của hạng mục.

Tôi ngộ được tầm quan trọng của việc tu khẩu sau nhiều lần mắc lỗi. Là người tu luyện, ngoài việc giảng thanh chân tướng, chúng ta không nên nói quá nhiều về các vấn đề khác.

Khi tôi bị người khác hiểu lầm, tôi nên nghĩ đến việc phủ nhận mọi can nhiễu của cựu thế lực, đã tạo nên rào cản giữa tôi và các học viên, bởi chúng tôi là một chỉnh thể. Chỉ có hướng nội vô điều kiện mới có thể làm tâm chúng ta tĩnh lại.

Mở rộng lòng bao dung

Nhìn sự việc từ cơ điểm của người khác, tôi nên mở rộng lòng bao dung. Để cảm xúc của bản thân ảnh hưởng đến người khác là không đúng.

Sư phụ giảng:

Lúc chư vị phối hợp với nhau là vì nhân tâm mới sản sinh ma sát với nhau, đấy là trạng thái và quá trình của người tu luyện, quyết không phải ai đó trong chư vị thật sự không tốt. Phía mặt tốt đã không nhìn thấy, đã cách ra rồi, những gì chư vị nhìn thấy vĩnh viễn là phía mặt chưa tu xong, nhưng chư vị không được không ôm giữ tâm từ bi, không được nhìn người một cách cố định. Tôi nhắc lại, phía mặt tốt thì chư vị nhìn không thấy, bên đó đã phi thường tốt rồi, đạt tiêu chuẩn rồi. Đạt tiêu chuẩn là sao? Tiêu chuẩn của Thần. Còn phía chưa tu xong kia của họ, càng hướng ra bề mặt thì càng hiển ra không tốt, tuy nhiên, họ đã tu được rất tốt. Hy vọng mọi người trân quý chính mình, trân quý người khác, trân quý hoàn cảnh này của chư vị. Trân quý con đường mà chư vị đi, đó chính là trân quý bản thân chư vị. (Thế nào là đệ tử Đại Pháp)

Khi tôi buông bỏ các chấp trước, tâm tôi trở nên tĩnh lại và mọi việc diễn ra suôn sẻ. Chỉ có thông qua hướng nội vô điều kiện, phối hợp vô điều kiện, chúng ta mới trở thành một chỉnh thể vững chắc bất phá, và có thể cứu độ chúng sinh, chứng thực Pháp với hiệu quả cao nhất.

Tôi ngộ ra rằng nhiều nhân tố trong tu luyện được thể hiện trong việc hỗ trợ kỹ thuật cùng các hình thức phối hợp khác giữa các học viên. Đây là một môi trường tu luyện để giúp đỡ mọi người và cùng nhau đề cao. Đây có lẽ cũng là hình thức dùng chính niệm để bài trừ mọi can nhiễu.

Học Pháp và ghi nhớ Pháp

Bất kể bận thế nào hay việc giảng chân tướng quan trọng thế nào, chúng ta cũng không được lơ là học Pháp.

Sư phụ giảng:

Vì Pháp là cơ sở, là căn bản của đệ tử Đại Pháp, là bảo đảm cho hết thảy (Gửi Pháp hội Úc [2006])

Trong 12 năm tu luyện, tôi đã nhẩm thuộc Chuyển Pháp Luân hơn 10 lần. Tôi chép tay Chuyển Pháp Luân 11 lần, mỗi cuốn Hồng Ngâm I đến IV một lần, Tinh Tấn Yếu Chỉ và Tinh Tấn Yếu Chỉ II một lần. Hàng ngày tôi tập trung vào việc nhẩm thuộc và chép Pháp, học Chuyển Pháp Luân cùng nhóm học Pháp, học các bài Kinh Văn khác vào cuối tuần.

Tôi bắt đầu nhẩm thuộc Hồng Ngâm từ năm 2014. Các đồng tu và tôi dành 30 phút giờ nghỉ để học thuộc Hồng Ngâm III, tổng cộng mất 80 ngày để học thuộc cả quyển. Bản thân tôi cũng học thuộc Pháp sau thời gian phát chính niệm buổi sáng, giờ ăn trưa, hoặc bất cứ lúc nào có thời gian. Giờ tôi có thể nhẩm thuộc ba cuốn Hồng Ngâm I, II, III và đang học thuộc Hồng Ngâm IV. Mỗi buổi tối, tôi viết ra giấy những gì tôi sẽ học thuộc vào ngày hôm sau.

Học thuộc Pháp cho phép tôi sử dụng tất cả những thời gian rảnh của bản thân – khi đang đi bộ, chờ xe buýt, hoặc chờ người khác – tôi đều có thể nhẩm Pháp. Điều này cũng giúp tôi ngay lập tức nhớ ra những nguyên lý liên quan đến Pháp mỗi khi tôi gặp vấn đề. Chép Pháp cũng giúp tâm tôi tĩnh lại và minh bạch hơn các nguyên lý trong Pháp.

Đề cao tâm tính giữa những mâu thuẫn

Các học viên trong vùng của tôi thường dùng các tờ tiền giấy để in thông điệp truyền rộng thông tin về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Tôi đã rút gần 10.000 Nhân dân tệ để in thông điệp cho các học viên địa phương, vì thế tôi đã không còn tiền để dùng. Khi năm mới sắp tới, tôi bắt đầu oán trách các học viên khác.

Một học viên nói với tôi rằng cô ấy cần gấp 20.000 Nhân dân tệ loại mệnh giá một tệ, chưa in thông điệp, vì cô ấy muốn tự in chúng. Tôi bắt đầu chuẩn bị tiền cho cô ấy bằng cách gom góp từ trong gia đình, bạn bè và các học viên khác. Khi tôi gom gần xong, cô ấy nói chỉ cần 4 nghìn tệ và chúng phải là tiền mới, không nhận những tờ cũ, vì khó in. Khi tôi nói tôi đã chuẩn bị tiền cũ cho cô ấy, cô ấy từ chối nhận chúng. Cuối cùng, cô ấy miễn cưỡng đồng ý lấy 500 tệ. Tôi nghĩ rồi bảo cô ấy hãy quên chúng đi. Tôi bỏ đi mà không nói lời nào.

Tôi oán trách bởi tôi đã phải chuẩn bị số tiền ấy bằng tiền của bản thân, thay vì lấy tiền của bạn bè và các học viên khác. Gia đình tôi cũng đã mất nhiều công để làm sạch các tờ tiền. Tôi phải xử lý ra sao với số lượng lớn tiền này, phải mất bao lâu tôi mới có thể trả lại chúng?

Lúc đó, điện thoại của tôi reo lên, đó là cuộc điện thoại từ tổ chức cộng đồng (một tổ chức ở Trung Quốc chuyên giám sát và sách nhiễu các học viên), họ muốn đến nhà tôi vào dịp năm mới. Tôi đã từ chối. Sau khi dập máy, tôi phát chính niệm và bắt đầu hướng nội. Tôi biết tôi đã sai, rằng tôi nên hướng nội tìm lý do thay vì than trách các học viên.

Sư phụ giảng:

Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. (Giảng Pháp tại Manhattan [2006])

Nhìn lại những hành động của tôi trong thời gian này, tôi đã không coi những sự việc trong cuộc sống hàng ngày như một cơ hội quý giá để tu luyện, và tôi đã không nhìn nhận sự việc trên cơ điểm của Pháp.

Dù bề ngoài là không có phàn nàn ra miệng, chẳng phải điều tôi đang làm là thể hiện bản thân? Tâm tính của tôi đã đạt tiêu chuẩn của Pháp chưa? Có phải tôi muốn được tôn trọng vì có khả năng giải quyết vấn đề mà người khác không làm được? Tôi đã cường điệu bản thân và nghĩ rằng mình đã bỏ ra bao nhiêu nỗ lực để giúp học viên, mà cô ấy lại không cảm kích. Có phải tôi đã xem thường người khác vì cô ấy có suy nghĩ giống tôi?

Với tất cả những chấp trước đó, sao tôi có thể đạt được tiêu chuẩn của một người tu luyện? Tôi phải hướng nội vô điều kiện khi gặp mâu thuẫn. Vô số con mắt trong các không gian khác đang nhìn vào chúng ta, họ nhìn xem chúng ta đối xử với mâu thuẫn, con người, và sự việc như thế nào. Chấp trước nào của chúng ta vẫn chưa từ bỏ được?

Cho dù chúng ta làm gì, cũng cần đạt được các yêu cầu và tiêu chuẩn của Sư phụ trong Chính Pháp. Chúng ta phải thật sự nhìn nhận bản thân và tìm ra những thiếu sót.

Khi tôi thật sự hướng nội, sự việc đã có chuyển biến. Một vài học viên trước đây ít liên hệ với tôi đã chủ động liên lạc để hỏi về tiền dùng cho việc giảng chân tướng. Ngạc nhiên hơn, họ chấp nhận cả những tờ tiền rất cũ và có vài lỗi trong quá trình in ấn.

Tôi biết rằng Sư phụ đang khích lệ tôi. Chỉ trong một tháng, số tiền 20.000 Nhân dân tệ chỉ còn lại 3 nghìn. Tổ chức cộng đồng cũng không đến tìm tôi nữa.

Sư phụ giảng:

Đệ tử Đại Pháp con đường bày trước mặt chư vị chỉ có thực tu, không có đường khác. (Thế nào là đệ tử Đại Pháp)

Trên đây là những kinh nghiệm trong tu luyện của tôi. Xin từ bi chỉ ra nếu có điều gì không đúng với Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/10/373610.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/28/173034.html

Đăng ngày 24-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share