Bài viết của một học viên từ Thụy Sĩ
[MINH HUỆ 09-10-2018] Con xin chào Sư phụ! Xin chào, các bạn đồng tu!
Là đệ tử Đại Pháp trong thời Chính Pháp, chúng ta có trách nhiệm tu luyện tốt và cứu độ chúng sinh. Trong hai năm tu luyện vừa qua, tôi nhận ra rằng quá trình tu luyện cá nhân và Chính Pháp là gắn kết chặt chẽ và không thể tách rời. Nếu một học viên không thể buông bỏ các chấp trước, thì các hạng mục cứu người không thể đạt được mục tiêu. Chỉ bằng cách buông bỏ vị tư, mọi ý niệm và quan niệm của người thường còn dính mắc, tu xuất từ bi, vị tha, chúng ta mới có thể làm tốt công việc trong các hạng mục cứu độ chúng sinh của mình.
Như Sư phụ đã giảng chúng ta trong “Ma phiền”, Hồng Ngâm III:
“Thiên địa nan trở Chính Pháp lộ
Chỉ thị đệ tử nhân tâm”
Diễn nghĩa:
“Trời đất khó mà cản nổi con đường Chính Pháp
Chỉ là do nhân tâm của đệ tử làm vướng víu”
Trong tu luyện khi Chính Pháp, tôi thường nghĩ rằng mình nên sử dụng một số kỹ năng chuyên môn để chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng sinh. Quá trình này thật đơn độc, đằng đẵng, gian nan và không dễ cho người khác lý giải. Tôi từng nghe một số ý kiến tiêu cực. Áp lực dồn xuống với rất nhiều việc cần phải làm đến nỗi không có đủ thời gian để học Pháp. Do đó, nhiều suy nghĩ và chấp trước của người thường đã xuất hiện. Tôi cảm thấy mình đã bị đối xử bất công còn những người khác thì thật tranh đấu.
Trong hoàn cảnh như vậy, nếu tôi quá ngoan cố, thì vấn đề sẽ trầm trọng hơn và những tình huống phức tạp hơn sẽ xảy ra. Nhưng nếu tôi buông bỏ tự ngã và thực sự đề cao tâm tính của mình theo Pháp lý, trạng thái tu luyện của tôi sẽ tốt hơn.
Ví dụ, khi những bất đồng với một đồng tu gia tăng, tôi đã tuyệt vọng và buồn bã, tôi đã viết lại bài thơ của Sư phụ, “Thế nào là Nhẫn?” vài lần. Tôi cũng đã học hết lần đến lần khác Pháp của Sư phụ về “Tâm đại nhẫn” và muốn tu “tâm đại nhẫn”. Sau đó, tôi cảm thấy nội tâm đã bình tĩnh lại, nhưng nó vẫn không phải là trạng thái mà Sư phụ đã mô tả: “Hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (“Thế nào là Nhẫn? ” – Tinh tấn Yếu chỉ)
Tôi bình tĩnh lại và tự hỏi: Làm thế nào tôi có thể tu Nhẫn của một người tu luyện đây? Ngay lập tức, vị đồng tu đã tranh cãi với tôi gọi điện cho tôi, và ngay lúc đó tôi sinh tâm từ bi và nhẫn với anh ấy. Tôi đã buông bỏ được oán hận, trở nên rất bình tĩnh và thoải mái. Tôi đã trải nghiệm một trạng thái “Nhẫn của người tu luyện”.
Trong thực tế, Sư phụ đã giúp tôi tu xuất tâm Nhẫn. Trong mọi hoàn cảnh, bất cứ điều gì xảy ra với các đồng tu, tôi không nên nghĩ tiêu cực về họ. Ngay cả khi một số điều tiêu cực thể hiện ngay trước mặt chúng ta, chúng ta vẫn nên hướng nội. Vì vậy, tôi quyết định thay đổi những quan niệm trước đây của mình, chủ động đồng hóa với Pháp của vũ trụ mới.
Tuy nhiên, đồng tu vẫn tiếp tục gây phiền nhiễu, điều này khiến tôi cảm thấy thất vọng. Nhưng tôi nhận ra rằng vũ trụ mới là vị tha, trong khi vũ trụ cũ là vị tư. Những gì tôi trải nghiệm với đồng tu chỉ là một lời nhắc nhở tôi buông bỏ tự ngã của mình. Đại nguyện ban đầu của tôi khi đến nhân gian là cứu độ chúng sinh. Tôi không mong gì cho bản thân mình, miễn sao tất cả chúng sinh đều được cứu.
Dần dần, tôi xuất ra một tâm nguyện vị tha mà bản thân không tự biết và không nén được nụ cười, khi tâm tôi tràn ngập tĩnh tại và hòa ái. Đúng vào lúc tôi đề cao trong tư tưởng, thì đồng thời ngay lập tức, đồng tu cũng thay đổi thái độ của mình và bắt đầu phối hợp.
Tôi nhận ra rằng, để cứu độ chúng sinh, tôi dám từ bỏ mọi điều trong cuộc sống để trợ Sư Chính pháp. Ngay cả khi cuối cùng tôi đã từ bỏ mọi thứ và kiệt sức, tôi sẽ không hối tiếc. Khi tôi học bài giảng thứ tư Chuyển Pháp Luân, tôi đột nhiên nhận ra rằng đồng tu đã thực sự giúp tôi tiêu nghiệp, cấp đức cho tôi, giúp tôi đề cao tâm tính, và tăng công. Đột nhiên, không chỉ là tôi không tức giận, mà còn chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh ấy. Khi tôi nhận ra điều này, ngày hôm sau anh ấy đã gọi điện cho tôi và nói rằng sẽ không khăng khăng giữ những ý tưởng ban đầu của mình mà muốn phối hợp thật tốt.
Sau đó, bất cứ khi nào tôi bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân, tôi có thể cảm nhận được trường năng lượng mạnh mẽ của Đại Pháp xung quanh thiên mục. Khi tâm tính của tôi liên tục đề cao trong các khảo nghiệm khác nhau, đây chính là một trạng thái tự nhiên được Sư phụ ban cho.
Vào thời điểm đó, để cải biến trạng thái tu luyện, tôi đã tăng thời gian học Pháp và phát chính niệm. Việc đầu tiên mà tôi làm mỗi ngày là học một bài Chuyển Pháp Luân, tiếp theo là phát chính niệm. Sau khi tăng cường học Pháp, tôi đột nhiên nhận ra rằng sự tiêu cực của đồng tu này đã ảnh hưởng đến tôi, bất kể anh ấy đúng hay sai. Vì vậy, tôi gạt đúng hay sai xét từ quan điểm của người thường sang một bên và bắt đầu hướng nội.
Hóa ra chính cái ‘tôi giả’ mới thường tranh đấu với đồng tu này. Cái ‘tôi giả’ mang rất nhiều nghiệp và quan niệm, nhưng chân ngã là vị tha, vô tư, tuyệt đối không có tranh chấp với người khác. Khoảnh khắc đó, đột nhiên tôi cảm nhận được trạng thái tĩnh tại và hòa ái của chính mình. Nó thực sự là một cải biến lớn trong tu luyện. Trong một giấc mơ sau đó, tôi đang ở trong một tòa nhà lớn tràn ngập ánh sáng, và một chiếc thang máy cứ đưa tôi lên tiếp lên tiếp.
Vì nhiều lý do khác nhau, cuộc sống của tôi gần như đi vào đường cùng. Tôi gặp phải rất nhiều vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống và tu luyện. Tôi đã tham dự Pháp hội châu Âu tại Paris. Trong bài kinh văn có tựa đề “Chúc mừng Pháp Hội châu Âu tại Paris,” Sư phụ đã giảng cho chúng ta:
“Đệ tử Đại Pháp là hy vọng của nhân loại, mà còn là hy vọng duy nhất. Cứu độ chúng sinh là sứ mệnh của chúng ta, trách nhiệm trọng đại, chỉ có tu luyện tốt tự mình mới có thể làm tốt việc đệ tử Đại Pháp cần phải làm.”
Kinh văn này đã giúp tôi nhận ra rằng mình phải hướng nội và chân tu.
Hai đồng tu chia sẻ tại Pháp hội này đã khiến tâm tôi xúc động và tôi đã khóc. Người học viên đầu tiên là một điều phối viên. Sau khi bị một số học viên khác chỉ trích nặng nề, ông đã đề cao tâm tính của mình thông qua việc tăng cường học Pháp và hướng nội vô điều kiện. Người học viên thứ hai, trong quá trình vượt qua một khảo nghiệm tâm tính, đã tinh tấn học ba bài Chuyển Pháp Luân mỗi ngày.
Trở về từ Pháp hội, tôi nhận ra rằng không có đường tắt, phải hướng nội và chú ý làm tốt ba việc. Tôi quyết tâm giữ Pháp trong tâm. Tôi tham gia một nhóm học thuộc Pháp mỗi ngày hai giờ. Chúng tôi không chú trọng đến số lượng mà thay vào đó tập trung vào chất lượng khi học thuộc Pháp.
Ngay từ khi bắt đầu tham gia, tôi đã bị thu hút bởi trường năng lượng mạnh mẽ của Đại Pháp. Tôi nhận ra rằng chỉ khi mình thực sự tôn kính Pháp, đọc Pháp từng từ một, hiểu Pháp thấu đáo, đồng hóa với Đại Pháp, và chính lại bản thân trong phật quang của Đại Pháp thì nội hàm thực sự của Pháp sẽ triển hiện cho tôi. Cá nhân tôi đã trải nghiệm được những cảm giác mỹ diệu của việc được hoà tan trong Pháp – toàn bộ cơ thể của tôi gần như bất động.
Khi học Pháp, phát chính niệm, và luyện công, tôi có thể cảm nhận được trường năng lượng ấm áp xung quanh mình, giống như được “quán đỉnh”, và tất cả những suy nghĩ của người thường đều bị cuốn đi. Tôi luôn có thể cảm nhận được trạng thái từ bi, tĩnh tâm và hòa ái.
Khi đồng tu đưa ra một yêu cầu vô lý, tôi đã không tức giận mà từ bi, hòa ái nói chuyện với anh ấy. Ngay lập tức, Sư phụ bắt đầu cho tôi một cảm giác đại quán đỉnh trong nửa giờ, và tôi cảm thấy mọi lỗ chân lông trong cơ thể của mình đều ấm lên và rất thoải mái. Tôi biết rằng chính là Sư phụ đã gia trì cho tôi, vì Sư phụ nhận thấy rằng, trước những đòi hỏi vô lý và đối xử bất công, tôi vẫn có thể bình tĩnh và đề cao tâm tính.
Tuy nhiên, sự bất đồng chỉ dừng lại ở mức độ bề mặt và không được giải quyết một cách căn bản. Một lớp đã bị gỡ bỏ, nhưng vẫn còn một lớp khác. Mặc dù tôi đã loại bỏ được một số chấp trước trên bề mặt, nhưng gốc rễ của những chấp trước vẫn chưa được đào lên. Ngoài ra còn có một số chấp trước thậm chí còn chưa nhận ra được, nói gì đến loại bỏ nó. Những chấp trước này bao gồm tâm tật đố, không chấp nhận những ý kiến khác biệt và tâm tranh đấu. Những chấp trước này vẫn còn đó, những khổ nạn sẽ xảy ra ở mọi khía cạnh trong cuộc sống và công việc của tôi.
Một lần, chúng tôi đọc đoạn kinh văn này từ “Giảng Pháp tại Manhattan [2006]”:
“Từ nay trở đi chư vị sẽ là như thế, dẫu chư vị đúng hay không đúng, vấn đề [đúng-sai] ấy đối với một người tu luyện mà giảng là hoàn toàn không trọng yếu. Không được cứ tranh luận mãi, không được nhấn mạnh vào là ai đúng ai sai. Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng.”
Tôi lắng nghe một đồng tu chia sẻ về điều đó và nhận ra rằng mình có những chấp trước nhất định liên quan đến Pháp lý này. Vì vậy, ngay lập tức tôi học Pháp một lần nữa sau khi học Pháp nhóm. Tôi đã nhận ra chấp trước của mình. Sau đó, tôi bắt đầu suy nghĩ về cách thực hiện những gì Sư phụ đã dạy cho chúng ta:
“Buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng.”
Tôi tự hỏi làm thế nào mình có thể loại bỏ chấp trước không chấp nhận lời chỉ trích của người khác. Sư phụ đã đưa ra tất cả những lý do đằng sau nó:
“Thói quen được dưỡng thành dần dần qua thời gian, loại thói quen ấy có nguyên lai từ những chấp trước khác nhau. Có chấp trước vào thể diện; [thì] bị người ta nói [những gì] cảm thấy ngượng ngùng, về phương diện này chính là sẽ xúc động cái tâm không thể bị nói [phê bình]. Cũng có người cảm thấy bản thân là người phụ trách hạng mục [công việc] thì không thể để người ta nói [phê bình]. Cũng có người là có sở trường ở một phương diện nào đó và không để người ta nói. Cũng có người đối với những ai mà có ý kiến không tốt nên vì thế mà không để người ta nói; v.v. đủ loại phương diện.”
Đối chiếu với bản thân, tôi có tất cả mọi tâm mà Sư phụ đã liệt kê. Do đó, tôi thẳng thắn chia sẻ những suy nghĩ của mình với các bạn đồng tu và quyết tâm loại bỏ những chấp trước. Chắc chắn rằng chấp trước này đã yếu đi rất nhiều.
Chân thành cảm ơn trang Minh Huệ và các bạn đồng tu; đã cùng tạo ra một hoàn cảnh tu luyện tốt như vậy. Trong thời gian ở nhóm học Pháp, mỗi ngày tôi nhận được một hoặc hai đường dẫn các bài viết của trang Minh Huệ từ các học viên khác. Các bài viết rất có giá trị về phương diện giao lưu tu luyện. Đọc những chia sẻ tuyệt vời của họ, tôi thường nhanh chóng in chúng ra, để lúc nào cũng có thể nhắc nhở bản thân, đối chiếu với bản thân. Thông qua phương pháp này, rất dễ tìm ra những tâm chấp trước của bản thân mà ban đầu chưa nhận ra.
Tôi có thể nhớ một bài chia sẻ đã phân tích sâu sắc các biểu hiện khác nhau, nguyên nhân gốc rễ, và mối nguy hại của tâm tật đố, cũng như mối liên hệ giữa tâm tật đố và những chấp trước khác. Sau khi đọc bài chia sẻ, tôi nhận ra tâm tật đố của mình. Trước đây tôi nghĩ rằng mình đã tu luyện khá tinh tấn và không thừa nhận rằng mình có tâm tật đố. Nhưng tâm tật đố vẫn còn ở đó và có thể thấy được qua đủ loại mâu thuẫn với những người khác. Trước đây tôi chỉ nhận ra những chấp trước xuất hiện ở trên bề mặt và không tìm ra nguyên nhân gốc rễ. Ngay cả khi tôi nhận ra tâm tật đố của người khác, tôi cũng không ý thức được rằng tâm tật đố của họ thực sự phản ánh tâm tật đố của chính tôi, mà tôi vốn nên loại bỏ.
Từ lý tính mà xét, Sư phụ dạy chúng ta Pháp lý vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn” và bảo chúng ta rằng:
“Nhưng làm người tu luyện, điều chư vị tu là ‘vị tha’, ‘vị công’; sinh mệnh biến thành sinh mệnh chính giác chính Pháp” (2018 Giảng Pháp tại Washington, DC )
Nhưng tâm tật đố hoàn toàn đi ngược lại nguyên lý này, thuần tuý là vị tư. Thấy những người khác trở nên tốt hơn thì bản thân lại không vui. Nó thực sự chẳng phải là chấp trước đầu tiên cần loại bỏ đi chăng? Một trong những đặc tính của Cựu thế lực là đố kỵ. Liệu tâm tật đố của tôi có phải là một trong những biểu hiện can nhiễu từ cựu thế lực hay không? Nó có cần phải bị thanh trừ triệt để hay không? Trên thực tế, căn nguyên của tất cả các chấp trước đều là tư tâm.
Sau gần hai năm buông bỏ các chấp trước, một ngày sau khi luyện công nhóm, trong khi nói về giáo dục trẻ nhỏ, một đồng tu nói: “Chúng ta nên nhìn vào tài năng và điểm mạnh của trẻ nhiều hơn.” Sau khi nghe điều này, trên đường về nhà, Tôi cứ nghĩ đi nghĩ lại. Nghĩ về những mâu thuẫn trường kỳ của mình với đồng tu, tâm tôi đột nhiên được khai mở. Cho dù anh ấy có đủ loại thiếu sót và cho dù đã phát sinh biết bao nhiêu ma sát thống khổ giữa chúng tôi, tại sao tôi không nhìn thấy điểm mạnh và tài năng của anh ấy? Không phải ưu điểm của anh ấy mới thực sự tỏa sáng hay sao? Tại sao tôi luôn nhìn chằm chằm vào những thiếu sót của anh ấy? Chẳng phải biến tướng của tâm tật đố đang tác quái hay sao?
Khi về đến nhà, tôi cảm thấy rằng những mâu thuẫn kéo dài hai năm của tôi với học viên cuối cùng đã biến mất. Tôi cũng thực sự không còn quan tâm đến ai đúng ai sai. Tôi không còn tranh cãi với anh ấy. Như thể chưa có gì xảy ra giữa chúng tôi, như thể tôi vừa mới biết anh ấy. Tôi có thể hợp tác với anh ấy vô điều kiện để đạt được những gì anh đề xuất.
Tôi càng suy nghĩ và hành động theo cách này, tôi cảm thấy thoải mái hơn và trường năng lượng của tôi càng nhẹ hơn. Tôi nghiêm túc tự nhủ rằng từ nay trở đi sẽ cố gắng trở thành một sinh mệnh thời thời khắc khắc vô tư vô ngã sống vì người khác.
Gần như cùng lúc tôi nhận ra và buông bỏ tâm tật đố, Sư phụ đã ban cho tôi trí huệ cho phép tôi giải quyết một vấn đề kỹ thuật của một hạng mục khác vốn đã một năm rồi chưa xử lý được. Đó là một bước đột phá. Tôi không thể không thở dài tiếc nuối rằng thời gian quý báu của hạng mục đã bị lãng phí bởi những ý niệm vị tư của mình.
Tôi đã suy nghĩ về ý nghĩa của lời giảng của Sư phụ:
“Người tu luyện thời quá khứ là tống khứ từng chấp trước một, từng chấp trước một, [còn] chư vị là, với cơ hồ tất cả chấp trước đều đang ở đó, [chư vị] khiến chúng từng tầng từng tầng trở nên yếu đi, giảm đi, yếu đi, càng ngày càng giảm đi, càng ngày càng nhỏ,” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2015)
“Chúng ta rất nhiều người tu luyện một thời gian rất dài, phát hiện rằng trong tư tưởng vẫn có tư tưởng bất hảo, [nếu] chư vị muốn ức chế thì có thể ức chế được vững. Bởi vì mặc dù nó càng ngày càng bất hảo, ngày càng [lên] bề mặt, nhưng nó lại càng ngày càng yếu, bởi vì nó không còn gốc rễ nữa.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy sỹ [1998])
Một ngày nọ, tôi thấy hai người làm việc trên cánh đồng ngô. Một người rút ra thân cây ngô, và một người khác dùng kéo cắt thân cây thành những phần ngắn. Cuối cùng, tất cả thân cây ngô đều có cùng độ dài và có thể được tái chế dễ dàng trong một đợt. Đột nhiên tôi dường như mường tượng ra ngay những gì Sư phụ đã giảng. Mỗi thân cây ngô giống như một chấp trước. Đầu tiên chúng ta nên tìm nó và kéo nó ra khỏi mặt đất. Sau đó, chúng ta cần phải cắt bỏ những chấp trước hết lần này tới lần khác thành từng miếng nhỏ. Cuối cùng, những mảnh nhỏ của chấp trước sẽ bị Pháp tiêu trừ cùng một lúc. Công việc cả hai người đang làm mà tôi chứng kiến đều giống với việc tu luyện hàng ngày của chúng ta. Cho nên gặp mâu thuẫn nhất định là hảo sự, là một cơ hội để chúng ta loại bỏ chấp trước và đề cao trong tu luyện.
Chỉ khi chúng ta đạt đến tiêu chuẩn của vũ trụ mới, mới có thể đạt được mục tiêu cứu độ chúng sinh.
Có một giấc mơ mà tôi vẫn có thể nhớ một cách sống động. Một nhóm các thần từ vũ trụ cũ bao quanh Sư phụ. cựu thế lực đang om xòm với Sư phụ. “Tại sao Ông còn chưa kết thúc Chính Pháp?” Đứng trước cựu thế lực, Sư phụ nói một cách bình thản và từ bi: “Tôi là muốn tất cả họ đều quy vị.”
Sau khi tỉnh dậy, tôi nhận thức sâu sắc rằng Sư phụ đã dùng vô lượng từ bi của mình để kéo dài thời gian cho chúng ta đạt viên mãn và thực sự hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng cứu độ chúng sinh.
Con vô cùng cảm tạ ân cứu độ từ bi của Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu đã vô tư trợ giúp!
(Được trình bày tại Pháp hội châu Âu năm 2018)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/9/375465.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/11/172802.html
Đăng ngày 06-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.