Bài viết của Thẩm Dung, phòng viên Minh Huệ ở Đài Loan

[MINH HUỆ 02-08-2018] Năm 2003 cô Lâm Huệ, 33 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công với mục đích chữa bệnh mất ngủ, trầm cảm, rối loạn nhịp tim và rối loạn thần kinh tự trị. Cô đã từng thử cả Tây y và Trung y, thậm chí tới gặp rất nhiều bác sỹ tim mạch, bác sỹ phụ khoa và bác sỹ tâm thần, nhưng tình trạng không được cải thiện.

Lúc đó, cô Lâm đã 11 năm sống cùng gia đình nhà chồng gồm 9 người.

Cô nói: “Tôi phải báo cho mẹ chồng tôi biết bất cứ khi nào tôi ra khỏi nhà hoặc ra ngoài chạy việc vặt, và cho dù lúc đó tôi đang ở đâu, tôi phải nhanh chóng xuất hiện trước mặt bà khi bà gọi tôi. Khi tôi vừa mới cưới, tôi đã rất căng thẳng và luôn phải hỏi chồng tôi xem liệu mẹ chồng tôi có đang gọi tôi không.”

Trong lúc cô phải đối phó với sự căng thẳng và nỗi bất bình của bản thân thì cô cũng phải lo lắng thường xuyên về từng thành viên trong gia đình, bao gồm cả mẹ chồng, con cái, em chồng và gia đình em chồng.

38ca9408bf3126ffb98134bb3a246c5d.jpg

Quan điểm mới về cuộc sống: Cô Lâm Huệ sau khi tu luyện Pháp Luân Công

Mẹ chồng của cô Lâm là người nóng tính và độc đoán: mọi người phải tuân theo lệnh của bà và không được bàn cãi.

“Tôi có vị trí thấp nhất ở nhà. Do vậy, tôi được giao làm nhiều việc khó. Ví dụ, tôi phải đến cửa hàng tạp hóa để mua thực phẩm và đồ dùng thiết yếu hằng ngày cho cả gia đình và tự mình mang về nhà. Khi mẹ chồng tôi bắt đầu chửi thề, tôi là người duy nhất bị bà ấy nhắm vào. Tôi thường cảm thấy bị đối xử bất công. Nhưng vì tôi có cá tính mạnh và tự trọng cao, tôi không thể hiện ra bất kỳ biểu hiện nào là bị tổn thương cho người khác biết.

Sau khi kết hôn được 3 năm, cô Lâm sinh con gái đầu lòng. Đáng lẽ đó là thời gian để ăn mừng nhưng sự quản lý đến cả tiểu tiết của mẹ chồng cô đã khiến mọi việc trở nên rất căng thẳng. Vì sự hòa thuận trong gia đình, cô Lâm chỉ im lặng trước những lời phàn nàn của mẹ chồng.

Mọi thứ không thay đổi sau khi cô sinh con gái thứ hai sau đó 1 năm. Cô Lâm sẽ bị mắng nếu cô tỏ ra lo lắng cho con mình.

Bắt đầu tu luyện và trải nghiệm tịnh hóa

Không khí gia đình căng thẳng khiến sức khỏe của cô Lâm giảm sút, trước tiên là về mặt tinh thần khi cô bị trầm cảm và sau đó là về thể chất khi cô có đủ các triệu chứng bệnh khác. Dường như cô không tìm được phương thuốc nào chữa được bệnh, và năm 2004, bố mẹ của một người bạn cùng lớp con gái cô đã giới thiệu cuốn Chuyển Pháp Luân cho cô.

Cô Lâm nói: “Lúc đó, cơ thể tôi gặp rất nhiều vấn đề mà không ai có thể tìm ra nguyên nhân. Điều tồi tệ nhất là căn bệnh mất ngủ của tôi. Tôi rõ ràng là mệt mỏi nhưng đầu óc lại rất tỉnh táo và không thể ngủ được. Không bác sỹ nào có thể chữa được. Tuy nhiên, tôi thấy ngạc nhiên khi đã ngủ được dễ dàng chỉ sau 3 đến 4 ngày đọc cuốn Chuyển Pháp Luân!”

“Sau khi có được giấc ngủ ngon đêm đó, tôi đã muốn biết nhiều hơn và đọc cuốn sách. Sau đó, tôi đã đọc thấy trong sách nói rằng Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân, và yêu cầu luyện công. Do vậy, tôi đã mang video hướng dẫn luyện công về nhà để học.”

“Tôi đã tò mò khi tôi nhìn thấy Sư phụ với mái tóc xoăn màu xanh trên tivi. Sư phụ trông rất trang nghiêm và thần thánh trong tấm áo cà sa màu vàng. Lúc đó, tôi nghĩ rằng đó là bộ tóc giả và tự hỏi tại sao tóc Sư phụ lại màu xanh. Ngay khi tôi cảm thấy bối rối, màn hình đột nhiên biến mất. Sau này khi tôi chia sẻ với các đồng tu tôi mới biết rằng hôm đó tôi nhìn thấy là Pháp thân của Sư phụ.”

Các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp rất dễ học mà lại có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của người tập.

Cô Lâm vẫn còn nhớ được lần đầu khi cô luyện bài công pháp số 2:

“Khi tôi đang luyện bài công pháp số 2, tôi đã đổ mồ hôi rất nhiều vì phải đứng yên ở đó không thể cử động. Tôi không ngừng đổ mồ hôi thậm chí cả khi quạt đang bật. Tôi không nói phóng đại đâu. Khi tôi luyện xong, tất cả các kênh lạc trong cơ thể tôi được kéo căng ra. Cứ như thể toàn bộ cơ thể tôi đã được sắp xếp lại. Tôi biết rằng Sư phụ đang tịnh hóa cơ thể cho tôi.”

4b6892f506a01303d6c10ad9b5e2d132.jpg

Ảnh chụp cô Lâm đang luyện bài công pháp số 5 tại Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc

b7de7ae9dcb9d6d27f0545c75f8d8f13.jpg

Ảnh chụp cô Lâm đang luyện bài công pháp số 5

Cô Lâm cảm thấy như thể cô đã bước vào một vùng đất tịnh độ khi cô bắt đầu đọc sách. Bệnh tật của cô và bức xúc với mẹ chồng dần dần biến mất khi cô bắt đầu chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hằng ngày của mình.

Khởi xuất tâm từ bi

Từ nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, cô Lâm hiểu rằng tất cả các mối quan hệ giữa con người đều do nghiệp lực gây nên và sự ngược đãi của mẹ chồng đối với cô là trả món nợ nghiệp từ một kiếp trước. Khi cô đọc Pháp và tu luyện tâm tính, cô nhận ra rằng bây giờ cô có thể nhìn vào bản chất của vấn đề và thực sự xem xét mọi việc từ quan điểm của người khác. Mối quan hệ giữa cô và mẹ chồng đã trở nên ấm áp và hài hòa.

Cô Lâm nói: “Có một đoạn trong Chuyển Pháp Luân nói rằng

“…chúng ta [luôn] phải bảo trì tâm từ bi, tâm thái hoà ái. Khi đột nhiên gặp một vấn đề nào đấy, thì chư vị sẽ có thể xử lý nó được tốt.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ Tư)

Tôi đã ghi nhớ nguyên lý này và coi bản thân mình là một người tu luyện. Bất cứ khi nào có mâu thuẫn, tôi sẽ có thể nhìn vào mọi việc từ quan điểm của mẹ chồng tôi.”

Trước đây, cô Lâm sẽ dễ dàng suy sụp và cảm thấy bị tổn thương bởi thái độ nghiêm khắc của mẹ chồng và những lời thiếu tế nhị, nhưng bây giờ, cô có thể hướng nội và kiểm soát cảm xúc tiêu cực của mình khi xung đột nảy sinh.

Cô Lâm nói: “Ba năm trước, mẹ chồng tôi bị đột quỵ và không thể nói được. Vì bà sợ mất thể diện, bà đã không dám nói với chúng tôi về tình trạng sức khỏe của bà. Lúc đó, tôi đã bỏ qua mọi hiểu lầm, ôm bà chân thành nói: ‘Chúng con luôn ở bên mẹ, mẹ đừng sợ.’ Bà đã khóc khi nghe tôi nói vậy và đồng ý điều trị.”

“Cuối tháng 6 năm nay, bà tiến hành phẫu thuật ung thư vú. Chúng tôi đã chăm sóc bà và luôn bên cạnh bà trong bệnh viện. Mặc dù thỉnh thoảng bà hơi lẫn, và thỉnh thoảng cuộc chuyện trò của chúng tôi không ăn nhập với nhau nhưng bà sẽ mỉm cười hồn nhiên bất cứ khi nào bà thấy dòng chữ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ trên áo của tôi.”

Chỉ vì người khác

Bản thân được thụ ích nên cô Lâm muốn kể cho mọi người khác nghe về sự kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp.

Tuy nhiên, do sự kiểm duyệt ở Trung Quốc, thông tin về Pháp Luân Công không thể lan truyền. Do đó, cô Lâm đã thu xếp thời gian và nhờ chồng và mẹ chồng hỗ trợ rồi đến các điểm du lịch ở Đài Loan để nâng cao nhận thức về Pháp Luân Công. Cô sẽ đến đó vào ngày nghỉ để thông tin cho khách du lịch Trung Quốc về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc và việc pháp môn đã được phổ truyền ra thế giới như thế nào.

Một lần, cô Lâm chào đón ba du khách Trung Quốc đang hút thuốc tại Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn.

Cô nói: “Xin chào. Chào mừng đã tới Đài Loan. Hiện nay, Pháp Luân Công được thực hành ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khi Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, sáu trong số bảy Ủy viên Ủy ban thường vụ Bộ chính trị đã không đồng ý với quyết định của ông ta nhưng ông ta vẫn nhất quyết một mình tiến hành bức hại, giết chết nhiều người đang cố gắng trở thành người tốt. Thế giới hiện biết rằng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn là một màn lừa bịp.”

Ba vị du khách đã không dám nhìn vào cô và nhanh chóng bước về xe du lịch của họ. Rồi đột nhiên, vị khách thứ ba quay lại và cúi đầu chào cô.

Anh ấy nói: “Chúng tôi biết mọi chuyện.”

Cô Lâm nhanh chóng nắm lấy cơ hội này và nói: “Thưa anh, hãy để tôi cho anh một bí danh để thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).”

Anh ấy mỉm cười và đồng ý.

Cô hồi tưởng lại: “Khi tôi nhìn họ lên xe buýt rời đi, tôi đã rất cảm động! Đó là người đầu tiên tôi thuyết phục thoái ĐCSTQ.”

Một lần khác, cô Lâm đang nói chuyện với ba người cao tuổi tại Tòa nhà Đài Bắc 101: “Các bác có nhớ khi mình giơ nắm tay tuyên thệ sẽ hy sinh vì ĐSCTQ không? Vì đã tuyên thệ, các bác sẽ bị liên đới khi ĐCSTQ bị trừng phạt vì những tội ác của nó. Chúng ta đều là những người thiện lương. Điều quan trọng là phải làm tam thoái và tự cứu lấy mình.”

Cô Lâm nhận thấy người đàn ông gật đầu thừa nhận còn một người phụ nữ thì đồng ý làm tam thoái. Tuy nhiên, người phụ nữ thứ ba vẫn giữ im lặng.

Cô không bỏ cuộc và tiếp tục nói với họ về những việc làm tà ác của ĐCSTQ và tầm quan trọng của việc thoái Đảng.

Cô Lâm nhớ lại: “Sau đó, khi tôi đang chuẩn bị tới gặp các du khách khác, người đàn ông đã nhanh chóng vỗ nhẹ vào vai người phụ nữ kia và nói: ‘Chúng ta hãy thoái đi!’ Lúc đó tôi nhận ra họ là một cặp vợ chồng. Người phụ nữ gật đầu trước đề nghị của chồng và tôi nhanh chóng đưa cho họ bí danh.”

“Người đàn ông đã mượn cây bút của tôi để viết tên của hai vợ chồng họ lên chỗ trống của tài liệu Pháp Luân Công của tôi. Khi tôi cẩn thận gấp tờ giấy lại và bỏ vào túi, tôi nhìn người phụ nữ và nhận thấy cô ấy đang mỉm cười rạng rỡ!”

“Tôi nhận ra rằng chừng nào tôi đối tốt với người khác từ tận đáy lòng, thì lời nói của tôi sẽ khiến họ cảm động”, cô nói.

Cô Lâm cũng kể lại một khoảnh khắc để lại ấn tượng sâu sắc với cô.

“Có lần tôi gặp một thanh niên đi ngang qua Tòa nhà Đài Bắc 101 trên một chiếc xe đạp. Tôi nói với anh ấy rằng ở Trung Quốc không thể thấy được các thông tin được viết trên bảng và anh ấy có thể sử dụng điện thoại di động của mình để chụp ảnh và gửi cho gia đình và bạn bè của mình.

“Anh ấy hiền hòa đáp lời ‘Tôi biết mọi thứ.’ Khi tôi hỏi anh ấy đã làm tam thoái chưa, anh ấy lắc đầu và tôi nói: ‘Hãy dùng cái tên’ Tử Hào ‘để thoái nhé’ ”Khi nghe thấy điều này, mắt anh mở to đầy kinh ngạc. Anh ấy nói: ‘Đó là tên thật của tôi!’ Khi tôi nghe điều này, tôi rất vui mừng.”

Cô Lâm đã nói với mọi người về Pháp Luân Công tại các điểm du lịch 5 năm qua và đôi khi, các cô con gái của cô sẽ đến và giúp giữ bảng trưng bày của mình cho du khách xem.

Cô nói thêm: “Tôi chân thành hy vọng rằng những người có mối quan hệ tiền định với tôi sẽ có thể biết đến sự tuyệt vời của Đại Pháp và biết rằng ĐCSTQ đã không ngừng bức hại những người tốt kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu. Tôi không nhận được bất kỳ khoản tiền nào hoặc danh phận gì khi sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình để đến các địa điểm du lịch này. Tôi không có ý định nào khác ngoài việc giúp người dân Trung Quốc hiểu về Pháp Luân Công.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/2/371835.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/10/171465.html

Đăng ngày 20-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share