Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 08-09-2009] Khi tôi trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng tu, họ đề cập rằng một vài học viên trong vùng của chúng tôi còn xa mới đáp ứng được tiêu chuẩn của đệ tử Đại Pháp. Chúng ta thật sự cần phải đào tận gốc chấp trước của mình. Nhưng bằng cách nào? Gốc rễ là gì? Đầu tiên tôi hướng nội. Tôi đã tu luyện được 12 năm, nhưng cơ bản tôi vẫn ở tầng người thường, không ở trong Pháp. Tôi luôn luôn tập trung vào những sự việc của thế giới con người, như thể là tu luyện và cứu độ chúng sinh chỉ là vấn đề phụ, và tôi ôm giữ những tư tưởng của con người.“Làm sao tôi có thể học Pháp cho tốt? Việc Đại Pháp tôi làm như thế nào? Làm sao tôi có thể đề cao bản thân? Làm sao tôi có thể làm tốt hơn?”

Chư vị luôn cảm thấy mình đang học Đại Pháp, chứ không phải chư vị là một bộ phận của Đại Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp Hội Great Lakes tại Bắc Mỹ).

Tôi đã không thật sự đồng hóa trong Pháp. Tôi đã sử dụng lý lẽ của con người để xem xét và giải quyết vấn đề. Tôi đã không thay đổi những quan niệm con người từ cơ bản. Tôi tham gia vào nhiều đề án liên quan đến Đại Pháp và sự thăng tiến của tôi thì chậm. Nguyên nhân chính là tư tưởng của tôi vẫn bị kẹt ở tầng của người thường, gốc rễ của tôi vẫn dựa trên con người.

Tại sao Sư Phụ nói rằng học viên và đệ tử Đại Pháp khác nhau? Nhận thức của tôi thế này: Những ai mà học Đại Pháp giữa người thường đang thực hiện những công việc Đại Pháp. Họ cảm thấy họ cống hiến cho Đại Pháp mặc dù đang làm những đồ án Đại Pháp với tâm con người – giống như họ đang làm điều tốt cho Đại Pháp. Tôi không nghĩ rằng điều này đáp ứng những yêu cầu cho một đệ tử Đại Pháp. Những người mà đặt nền tảng của họ trong Pháp, luôn luôn đặt Đại Pháp lên hàng đầu, xem ba việc như sự ưu tiên của họ, và đồng hóa bản thân họ vào trong Pháp mọi lúc với công việc và cuộc sống của họ, là những người tu luyện mà có thể được gọi là đệ tử Đại Pháp.

Sư Phụ giảng,

Không kể chư vị làm gì, chư vị không còn nghĩ rằng mình phải làm gì cho Đại Pháp, hay nghĩ rằng mình làm cho Đại Pháp như thế nào, hay nghĩ: “Đối với Pháp này tôi làm sao làm cho tốt.” Trái lại, chư vị tự đặt mình vào trong Đại Pháp. Như là một hạt tử của Đại Pháp: [chư vị nghĩ] “Không kể là gì, tôi cần làm những việc này.”  (Giảng Pháp tại Pháp Hội Great Lakes tại Bắc Mỹ).

Nó chỉ thiêng liêng khi bạn làm những đồ án Đại Pháp với trạng thái của người tu luyện.

Tại sao tôi có nhiều khó khăn để vứt bỏ nhiều quan niệm con người như vậy? Đó là vì nền tảng của tôi vẫn ở trong con người. Tôi vẫn theo đuổi danh, lợi và tình. Ngay cả mặc dù tôi đang tu luyện và vứt bỏ chấp trước, tôi chỉ giải quyết vấn đề ở bề mặt, chứ không ở nguồn gốc. Giới hạn việc thảo luận vấn đề ở vấn đề, kết quả giải quyết một vấn đề nhưng lại mang đến một vấn đề khác. Nó chỉ giống như một người mù mà cảm nhận một con voi, không thể nhìn thấy toàn bộ, và không thể tìm thấy nguồn gốc của chấp trước của họ. Thậm chí mặc dù Pháp ở trong tâm, khi đang làm ba việc, nhưng vẫn nặng về phần con người – đây chính là vấn đề căn bản.

Nếu quý vị là người đời, tôi không phản đối; làm người tốt bảo vệ xã hội là việc làm chắc chắn là tốt. Nhưng giờ quý vị là người tu. Quan điểm quý vị về Đại Pháp như thế nào là vấn đề rất quan trọng; đấy chính là điểm tôi muốn chỉ ra nơi quý vị.” (Nhổ tận gốc – Tinh tấn yếu chỉ).

Nếu không làm sao một người thường có thể trở thành một vị Thần với sự huy hoàng vô bờ?

Chúng ta cần phải nhảy ra khỏi những tư tưởng người thường, và không nhìn nhận vấn đề với tư tưởng con người. Khi chúng nổi lên, chúng ta ngay lập tức nhận ra rằng chúng không phải là chúng ta. Chúng ta hãy dựa trên nền tảng của Pháp. Chúng ta muốn các đệ tử Đại Pháp làm các đồ án Đại Pháp – không phải các học viên đang làm việc Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/8/207991.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/19/110968.html
Đăng ngày: 21-09-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share