Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-1-2018] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 5 năm 1997. Tôi muốn chia sẻ cách nuôi dạy một tiểu đệ tử, là cháu gái ngoại của tôi – bé Mai (bí danh).

Sư phụ đã giảng:

“…chúng nhiều khả năng không phải là những đứa trẻ tầm thường. Trước khi đầu thai chúng đều biết rằng “Gia đình này tương lai sẽ học Đại Pháp. Mình muốn đầu thai vào gia đình này” – như thế rất có khả năng đứa trẻ đó có lai lịch phi thường.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Tôi ngộ ra rằng cháu mình có tiền duyên với Sư phụ, Pháp Luân Đại Pháp và tôi. Tôi biết mình phải chăm sóc tốt cho tiểu đệ tử này và tôi cảm tạ Sư phụ đã nhắc nhở mình.

Khi bác sĩ trao bé cho tôi, ngắm nhìn hai má hồng đào và đôi mắt to tròn của bé, tôi nói với cháu: “Con à, hãy nhớ Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo nhé!” Tôi thường nhẩm những từ này khi cháu ở cạnh tôi. Tôi cũng thường hát hoặc bật cho cháu nghe các bài hát của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trước khi cho cháu đi ngủ.

Khi cháu bắt đầu biết nói, tôi dạy cháu nói: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Khi cháu lớn hơn, tôi đã dạy cháu học thuộc Hồng Ngâm. Khi cháu có thể đi được, nhìn thấy tôi thắp hương trước Pháp tượng của Sư phụ, khấu đầu và chắp tay hợp thập trước ngực, cháu cũng làm theo tôi.

Bất cứ khi nào cháu đến nhà tôi, cháu đều mang theo một tấm nệm nhỏ để quỳ trước ảnh Sư phụ và nói: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo! Sư phụ hảo!” Sau đó cháu quỳ xuống với thế tay hợp thập. Những lời này thực sự xuất phát từ sâu trong tâm cháu.

Những vấn đề nảy sinh ở trường mầm non

Khi Mai được hai tuổi, chúng tôi gửi cháu đến một trường mẫu giáo. Một ngày cháu vui mừng và nói với tôi rằng một bạn cùng lớp đã cho cháu một cây bút chì đẹp. Tôi cau mày và nói rằng Sư phụ không tán thành việc cháu nhận những thứ của người khác.

Khi tôi hỏi cháu rằng chiếc bút chì đó có phải là của cháu không, cháu bảo không phải. Tôi hỏi lại: “Vậy tại sao cháu lại muốn những thứ của người khác?”

Cháu mạnh dạn nói: “Bạn ấy cho cháu!”

Tôi nhẹ nhàng xoa đầu cháu và đọc đoạn Pháp này:

“…những người tu luyện chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi nói với cháu: “Sư phụ dạy chúng ta không nhận những thứ của người khác. Chúng ta không muốn những thứ của người khác. Làm vậy thật ích kỷ. Chúng ta sẽ mất bao nhiêu đức? Cháu đã đổi một số đức của mình để lấy cây bút. Ngày mai, cháu có thể trả lại bút chì và nói xin lỗi với bạn ấy được chứ?” Cháu đã đồng ý.

Chúng tôi thường hát các bài hát của đệ tử Đại Pháp và đọc thuộc Hồng Ngâm. Tôi cũng dạy cháu học thuộc Luận Ngữ. Bây giờ cháu có thể đọc sách Chuyển Pháp Luân cùng tôi. Khi có mâu thuẫn với một bạn khác, cháu đã có thể hành xử chiểu theo Đại Pháp.

Một ngày, cháu nói với tôi: “Bà ơi, có một cậu bạn suốt ngày đánh cháu.”

Tôi nói: “Cháu nên hướng nội xem mình đã làm gì khiến bạn ấy không vui.”

Cháu trả lời: “Cháu không làm gì cả. Bạn ấy cũng thường đánh các bạn khác nữa.”

Tôi hỏi cháu: “Khi bạn ấy đánh cháu, cháu đã làm gì? Cháu có đánh lại bạn không?” Cháu bảo không. Tôi hỏi tiếp: “Thế cháu có mách cô giáo không?”

Cháu nói: “Cháu không! Nhưng sau đó cô giáo đã phát hiện ra và nói với mẹ bạn ấy.”

Tôi hỏi lại: “Cậu ta suốt ngày đánh cháu, vậy tại sao cháu không đánh lại?”

Cháu nói: “Cháu là đệ tử Đại Pháp và cháu khác bạn ấy. Sư phụ đã dạy trong Chuyển Pháp Luân rằng: “..là một người luyện công, thì cần làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu.’” Cháu nghĩ đến lời dạy này, vì vậy cháu đã không đánh lại bạn.”

Tôi rất vui khi Sư phụ có một tiểu đệ tử tu luyện tốt như vậy. Tôi cũng cảm thấy xấu hổ vì đã không làm tốt được trong vấn đề tương tự mặc dù đã tu luyện được 20 năm. Tôi thực sự cần học Pháp tốt hơn và làm một đệ tử tu luyện kiên định. Tôi nói với cháu: “Cháu làm rất tốt, bà cháu mình cùng nhau tinh tấn nhé!” Chúng tôi đập tay và mỉm cười.

Một ngày, tất cả bọn trẻ đều ngồi ngoại trừ một bé gái đang khóc vì muốn một chiếc ghế màu hồng. Cháu gái tôi đã để bé gái kia sử dụng chiếc ghế màu hồng của mình. Tôi hỏi cháu gái: “Cháu không thích chiếc ghế màu hồng à? Tại sao cháu lại đổi ghế cho bạn ấy?”

Cháu trả lời rằng: “Cháu là một đệ tử Đại Pháp, và đó chỉ là một chiếc ghế dù cho nó có màu gì. Bạn ấy đã khóc và rất buồn, việc ấy kiến cô giáo phải dừng buổi học và lãng phí thời gian của cả lớp. Vì vậy cháu đã đổi ghế cho bạn ấy.” Khi nghe được điều này, tôi biết tiếp theo mình nên làm gì.

Hành trình cứu người

Khi bé Mai được ba tuổi, cháu đã có thể sắp xếp các tài liệu Đại Pháp cho tôi, đặt chúng vào túi kéo khoá. Cháu luôn mong được làm việc này. Ngoài ra, cháu thường hỏi những câu hỏi như: “Thứ này là gì? Tại sao chúng ta cần phân phát tài liệu? Tại sao chúng ta cần cứu người?” Tôi kiên nhẫn giải thích mọi thứ cho cháu.

Bé Mai cũng bắt đầu đi cùng tôi để phân phát các tài liệu gồm cả đĩa DVDs khi cháu mới chỉ ba tuổi. Nếu một người không tiếp nhận chân tướng khi tôi cố gắng thuyết phục họ thoái ĐCSTQ, cháu sẽ nói: “Xin cô chú hãy thoái! Tất cả những gì mà bà cháu nói đều là sự thật, và đó là vì lợi ích của chính các cô chú.”

Mọi người thường mỉm cười với cháu gái tôi. Một người trong nhóm nói: “Ngay cả đứa bé này cũng hiểu rằng chúng ta cần thoái.” Nhiều người cũng nhận xét tương tự như thế về cháu.

Sau đó, tôi nói với họ: “Cháu không phải là một đứa trẻ bình thường.” Cháu tự hào nói: “Cháu là một đệ tử Đại Pháp.” Cháu nói như vậy mỗi lần tôi nói chuyện với mọi người về việc thoái ĐCSTQ.

Tôi giơ ngón tay cái lên khích lệ: “Cháu giỏi lắm,” và tôi cũng nói với cháu: “Giảng chân tướng và cứu người là thệ ước của chúng ta với Sư phụ khi hạ xuống thế gian con người. Sư phụ bảo chúng ta làm tốt ba việc và cứu nhiều người hơn nữa.”

Cháu trả lời: “Cháu sẽ đi ra ngoài với bà mỗi ngày để cứu người.”

Vì bản tính của trẻ nhỏ vẫn là ham chơi, nên cháu tôi vẫn chưa thể chủ động việc học Pháp và luyện công. Cháu không thể hoàn thành hết bốn tư thế của bài công pháp thứ hai. Rốt cuộc thì tôi vẫn cần phải hướng dẫn cháu trong vấn đề này.

Trong quá trình nuôi dưỡng cháu gái, tôi nhận ra rằng mỗi suy nghĩ, lời nói và hành động của mình đều ảnh hưởng lớn [đối với cháu] và tôi nên tu bản thân tốt hơn, cũng như chăm sóc tốt cho tiểu đệ tử này.

Trên đây là những chia sẻ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng với Pháp, xin các đồng tu hãy từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/31/355850.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/3/30/169207.html

Đăng ngày 1-5-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share