Bài viết của Trịnh Ngữ Yên, phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 25-12-2017] Cô Trần Văn Quân, một sinh viên đại học ở Nghi Lan, Đài Loan, từng bị mắc chứng phát ban từ khi học lớp 6. Kể từ đó, thỉnh thoảng cô lại bị ngứa, tựa như có hàng nghìn con kiến bò trên da và không có gì có thể làm cho cô hết ngứa. Nó đã khiến cô vô cùng khó chịu và đau đớn.

Tuy thống khổ như vậy nhưng chứng phát ban đó vẫn chưa thấm vào đâu so với một sự việc khác mà cô phải trải qua. Vấn đề này mang lại cho cô nỗi kinh hoàng thực sự, khiến cô nhiều lần muốn kết thúc cuộc đời.

May mắn thay, cả hai nỗi thống khổ này của cô giờ đây đã lùi vào dĩ vãng bởi cô đã theo cha tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cô nói: Quá thần kỳ, dùng ngôn ngữ của con người không thể diễn tả hết lòng cảm ân và sự tôn kính của tôi đối với Sư phụ Lý và Pháp Luân Đại Pháp.”

2017-12-23-tw-story_01--ss.jpg

Sau khi cô Trần Văn Quân biết đến Pháp Luân Đại Pháp qua người cha của mình và bắt đầu bước vào tu luyện, mọi vấn đề khiến cô khổ sở bao nhiêu năm đã biến mất.

Cơn ác mộng đeo bám

Sự việc bắt đầu khi cô Trần học năm thứ hai trung học. Những hình ảnh bắt đầu xuất hiện trước mắt cô hàng ngày. Nó khiến cô khó chịu và tim cô đập nhanh hơn, nhưng cô không thể xác định được chúng là từ đầu đến, mặc dù cô đã nghĩ rất nhiều về nó. Tuy nhiên, thị lực, thính lực và tất cả các giác quan của cô nói cho cô biết rằng những hình ảnh đó là chân thực. Cô không biết chúng có ý nghĩa gì và cảm thấy vô cùng sợ hãi.

Có những khi đang làm bài tập về nhà, cô đột nhiên cảm thấy những người ở trong bức tranh mà cô thấy có thể chuyển động. Điều này khiến cô nghĩ rằng họ hẳn là ma. Thỉnh thoảng khi cô đang bước đi trên đường, cô cảm thấy như thể đường bê tông sụp xuống, nó khiến cô sợ hãi kinh khiếp. Cô nói: “Mỗi lần điều này xảy ra, ý thức của tôi không thanh tỉnh được nữa. Sau đó mọi người xung quanh bảo rằng tôi đã mất tự chủ và giậm chân kêu gào như thể đang vô cùng khiếp sợ một điều gì đó.“

Sau khi kiểm tra, bác sỹ khoa tâm thần kết luận rằng cô bị mắc chứng hoản loạn. Dùng thuốc theo đơn bác sỹ kê cũng không có tác dụng. Mấy lần tái khám đều không thấy tiến triển. Một bác sỹ trị liệu đã hứa có thể chữa trị cho cô, nhưng sau khi tiêu tốn mấy vạn Đài tệ cũng không có hiệu quả. Sau khi các bác sỹ đều bỏ cuộc, mẹ cô Trần đã đưa cô đi khắp nơi cầu cúng, y học cổ truyền, phương pháp nào cô cũng thử, nhưng lần nào cũng chỉ là sự thất vọng.

Gia đình tuyệt vọng

Bất lực và sợ hãi, Văn Quân không biết khi nào cô mới thoát khỏi tình cảnh này. Cô kể lại: “Tôi rất cô độc, không bạn bè. Tôi không dám nói với ai về điều đó bỏi họ không thể hiểu được. Thực tế mà nói tôi không dám ở với người khác bởi bộ dạng sợ hãi đó của tôi cũng sẽ khiến họ khiếp đảm.” Có ngày sự hoảng loạn đó phát tác đến 6-7 lần, khiến cuộc sống của cô như địa ngục. “Tuổi 17 là tuổi đẹp nhất của thời thanh xuân. Vì cớ gì mà tôi lại quá khác biệt như vậy và vì sao tôi phải chịu đựng thống khổ này?” Văn Quân hỏi một giáo viên trong trường. Người giáo viên này cũng chỉ có thể cố gắng an ủi cô chứ cũng không biết phải giúp cô thế nào.

Tình huống tương tự cũng xảy ra ở nhà, người thân ai nấy đều lo lắng cho cô. “Bà nội khóc vì thương tôi. Anh trai động viên tôi hãy phấn chấn lên. Mẹ thì không ngừng đôn đáo khắp nơi tìm cách điều trị cho tôi nhưng đều vô ích, trong khi người cha yêu quý của tôi thì đau lòng không biết phải làm gì nữa và chỉ biết an ủi: “Đừng lo, con sẽ không chết,” cô kể lại. Văn Quân gượng gạo cười và nói rằng chính là không chết được mới khiến cô sợ hãi như vậy: “Thậm chí tôi còn nghĩ nếu tôi chết được thì mọi đau đớn này sẽ kết thúc. Nên mỗi ngày tôi đều đếm những tòa nhà kia có bao nhiêu tầng, và nghĩ xem nhảy từ tầng nào xuống thì có thể chết ngay, vì nếu mà không chết thì có thể tôi sẽ phải sống với dị tật suốt đời.”

Đầu năm 2016, cô Trần đi khám ở một bệnh viện khác, và họ phát hiện ra rằng cô có thêm một dây thần kinh ở trong tim. Bác sỹ nói: “Chúng tôi có thể làm phẫu thuật cắt bỏ nó, sau đó sẽ không bị sao nữa.” Vì vậy Văn Quân tràn đầy hy vọng mong đến ngày phẫu thuật, nhưng bác sỹ lại hủy bỏ ca phẫu thuật đó. Bác sỹ nói: “Nếu chúng tôi tiến hành phẫu thuật, nó có thể nguy hiểm đến tính mạng của cô.” Kiểm tra điện tâm đồ (ECG) và điện não đồ (EEG) cho thấy cô bị mắc chứng động kinh nghiêm trọng. Các bác sỹ kê thuốc và giúp cải thiện đôi chút tình trạng của cô nhưng những cơn hoảng loạn vẫn phát tác.

“Không lẽ tôi phải sống như vậy hết đời sao?” Văn Quân hỏi nhưng không ai có thể trả lời cô.

Ánh sáng cuối đường hầm

2017-12-23-tw-story_03--ss.jpg

Tấm hình chụp khi cha của Văn Quân bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Khi ấy Văn Quân vẫn chưa tu luyện và thường lên cơn hoảng loạn, cân nặng sụt giảm còn chưa đầy 40kg

2017-12-23-tw-story_04--ss.jpg

Một năm sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Văn Quân tốt nghiệp trung học và khỏe mạnh, tươi vui

Vào một ngày tháng Năm năm 2016, Văn Quân cảm thấy không khỏe và phải nhập viện một lần nữa. Bác sỹ bảo rằng cô không còn sống được bao lâu nữa bởi bệnh động kinh của cô rất kỳ quái, lạ thường. “Trong những ngày này khi ở bệnh viện, cha tôi, người vừa mới tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không lâu đã đưa cho tôi một cuốn sách bìa màu vàng kim có tên “Chuyển Pháp Luân”, và nói: “Hãy thử đọc đi, vì đây là cơ hội duy nhất của con đấy,” cô kể lại.

Ảnh hưởng bởi những kiến thức khoa học mà bản thân đã được học, Văn Quân không tin rằng Pháp Luân Đại Pháp có thể giải thoát cho cô khỏi tình cảnh này, và cô vẫn tin rằng điều trị bằng thuốc men là con đường duy nhất. Sau đó, suy nghĩ lại cô không muốn cả đời phải phụ thuộc vào thuốc men, và nghĩ rằng đọc cuốn sách này cũng không có phương hại gì. “Bởi vậy tôi bắt đầu đọc cuốn sách, và nó đã mở ra cho tôi một thế giới mới,” cô nói.

Sau khi trở về nhà, cô tiếp tục đọc sách và theo cha học luyện năm bài công pháp. “Không bao lâu sau, tôi cảm thấy tình huống có chuyển biến tốt lên. Có lần khi đang ngồi đả tọa luyện Bài công pháp số năm (Thần thông gia trì pháp), tôi cảm thụ chân thực được Pháp Luân đang xoay chuyển trong đầu não mình,” cô nói. Văn Quân vừa mừng, vừa sợ, vừa hưng phấn và lập tức quyết định không dùng thuốc nữa. Cô không kể cho cha nghe việc này cho mãi đến vài ngày sau đó, khi tình trạng của cô chuyển biến tốt lên nhanh chóng. Cha cô vô cùng vui mừng về tiến triển của con gái và khích lệ cô tín tâm tiếp tục tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Trải nghiệm thần tích của Đại Pháp

Hai tháng trôi qua, chứng động kinh chẳng những không tái phát, mà Văn Quân còn trở nên vui vẻ và lạc quan. Ngạc nhiên trước những thay đổi của cô, mẹ cô đã hỏi cô đã làm cách nào. Văn Quân nói với mẹ rằng cô đã ngừng uống thuốc. Nghe vậy mẹ cô sợ tới mức hồn bay phách lạc, và nói: “Sao con có thể mạo hiểm như vậy?” Thế nhưng trước những gì đang triển hiện trước mắt hết sức rõ ràng, bà và người thân trong gia đình không thể nào không thừa nhận sức mạnh và sự thần kỳ của Đại Pháp.

Bởi Văn Quân không trở lại bệnh viện để khám theo lịch hẹn từ trước, bác sỹ đã gọi điện cho mẹ cô để nhắc nhở cô về việc chụp cộng hưởng từ (MRI). Gia đình đã giải thích với bác sỹ về những gì đã xảy ra. Văn Quân nói rằng Sư phụ Lý và Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho cô một cuộc đời mới, và sau này cô sẽ tới gặp bác sỹ để nói chi tiết hơn nữa về những gì cô đã trải qua.

Gần đây Văn Quân đã cho người bạn học mượn cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Cô nói: “Bạn học của tôi sức khỏe kém và tôi không muốn thấy cô ấy phải khổ sở vì bệnh tật.” Nghĩ về những năm tháng thống khổ mà bản thân đã trải qua, Văn Quân nói với người bạn rằng cô rất may mắn: “Chỉ có Pháp Luân Đại Pháp mới có thể chấm dứt cơn ác mộng của tôi. Hơn nữa, Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến cho tôi một tương lai tươi sáng và tràn đầy hy vọng.”

Cô nói tiếp: “Dù có thiên ngôn vạn ngữ cũng không sao biểu đạt hết ân đức của Sư phụ Lý và lòng cảm ân của tôi,” và “Tôi hy vọng nhiều người hơn nữa cũng được may mắn được hưởng phúc như mình.”

2017-12-23-tw-story_05--ss.jpg

Ảnh chụp Văn Quân và cha trong Hội Giao lưu Tâm đắc Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan 2017.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/25/358242.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/26/166886.html

Đăng ngày 25-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share