Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đức
[MINH HUỆ 29-12-2017] Dịp cuối năm vừa rồi, các học viên ở Frankfurt đã có hai buổi họp mặt để chia sẻ kinh nghiệm tu luyện và chúc mừng năm mới Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.
Sứ mệnh của chúng ta
Học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Frankfurt và các thành phố lân cận chụp ảnh để chúc mừng năm mới tới Sư phụ Lý Hồng Chí
Buổi họp mặt đầu tiên diễn ra vào ngày 26 tháng 11 và các học viên từ các thành phố xung quanh cũng tham gia sự kiện này. Gila, một sinh viên đại học, đến Frankfurt từ Afgahanistan vào năm 2008 với bố mẹ và bắt đầu tu luyện từ năm 2015. Lúc đầu, cô còn do dự việc tham gia các sự kiện nâng cao nhận thức hàng tuần ở nơi công cộng vì sợ rằng bạn bè có thể nhận ra mình. Sau đó, chứng kiến các học viên khác, gồm cả những học viên đã ngoài 70 tuổi, phân phát tài liệu và nói chuyện với người qua đường, kể cả dưới trời mưa, cô đã xúc động và quyết tâm làm tốt hơn.
Gila, một sinh viên đại học, bắt đầu tu luyện từ năm 2015, kể câu chuyện của mình
Một hôm khi cô đưa tờ rơi cho một du khách Trung Quốc, vị khách đó cầm lấy rồi vứt vào thùng rác. Điều đó khiến Gila bị sốc và cảm thông hơn với mọi người.
“Tôi nhận ra rằng, là đệ tử Đại Pháp, giúp mọi người biết điều gì đang xảy ra là sứ mệnh của chúng ta”, Gila nói. “Nếu chúng ta không làm vậy được, làm sao mọi người có thể nhận được thông tin và nhận thức được cuộc bức hại nghiêm trọng này?”
Buông bỏ tự ngã
Ông Hessdorf, một luật sư người Đức, cho biết ông vốn ngại ngùng trong giao tiếp với những người khác. Khi hướng nội chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, ông phát hiện ra đó chính là tự ngã.
Luật sư người Đức Hessdorf chia sẻ cách ông vượt qua tâm vị tư
“Tôi không phải là người biết lắng nghe, bởi vì tôi chỉ biết nghĩ về những gì của bản thân”, ông chia sẻ. “Khi người khác nói quá nhiều, tôi sẽ thấy khó chịu, vì nghĩ rằng như thế sẽ không có đủ thời gian cho tôi nói. Dù sao đi nữa, đó chính là tâm vị tư, nó khiến tôi không kiên nhẫn lắng nghe người khác.” Sau đó, ông trở nên quan tâm đến người khác hơn, kể cả việc giúp họ biết đến cuộc bức hại tàn bạo ở Trung Quốc.
Một hôm, trên đường đến thăm một người bạn, ông phải đợi một giờ đồng hồ tại ga xe lửa. Khi ông đang nghĩ về việc phân phát tài liệu ở đó, có tiếng nói trong đầu bảo ông đừng làm việc đó. Ông nhận ra đó là tâm vị tư của mình. Vì vậy, ông quyết định phủ nhận những niệm đầu ích kỷ này và cứu người. Sau khi phân phát tài liệu, ông lên tầu và rất vui khi thấy một số người đọc cuốn tài liệu nhỏ mà ông đưa cho họ.
Giúp khách du lịch Trung Quốc
Bà Văn, 76 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 1999. Biết rằng nhiều người Trung Quốc đã bị đầu độc bởi tuyên truyền thù hận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bà thường phát tài liệu và bật đoạn băng giảng chân tướng cho du khách Trung Quốc. Thấy bà cao tuổi như vậy mà vẫn cần mẫn làm việc đó, một số người đã cảm ơn bà và giơ ngón tay cái lên để khích lệ. Khi các du khách Trung Quốc không hiểu sự việc và nói những lời lẽ thô tục với bà, bà coi đó là cơ hội để đề cao tâm tính và không lùi bước.
Bà Văn, 76 tuổi, phát tài liệu cho du khách Trung Quốc
Ngạc nhiên về năng lượng mà bà có được ở độ tuổi này, một số khách Trung Quốc đã nói chuyện với bà Văn và bà đã chia sẻ với họ về lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp. Bà từng bị viêm gan, viêm khớp, sỏi mật và các vấn đề về thần kinh. Bà rất yếu và không thể đi làm. Theo lời khuyên của một người bạn, bà đã thử tập Pháp Luân Đại Pháp.
“Trong vòng hai tháng, thân thể tôi đã trải qua nhiều thay đổi. Tôi biết bệnh viêm gan đã khỏi vì tôi không thấy đau nữa. Bác sỹ đã khám lại cho tôi và rất ngạc nhiên: ‘Tôi nhớ chị phải nhập viện cách đây không lâu, làm thế nào mà những bệnh này lại đột nhiên biến mất được nhỉ?’ Họ kiểm tra sỏi mật và nó cũng đã biến mất. Tôi rất hạnh phúc”, bà Văn nói.
Những lời chúc năm mới
Các học viên tề tựu vào ngày 15 tháng 12 để chia sẻ thể ngộ và chúc mừng năm mới Sư phụ Lý
Buổi họp mặt thứ hai diễn ra vào ngày 15 tháng 12. Hôm đó, các học viên đã gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm và chúc mừng năm mới tới Sư phụ Lý, trong đó, người già nhất là ông Egbert 79 tuổi và nhỏ nhất là bé Jacob, 4 tuổi.
Bé Jacob, bốn tuổi nói cháu rất biết ơn Sư phụ Lý
Hai bài thơ do các học viên Đức sáng tác cũng được đọc lên trong buổi chia sẻ:
Theo chân Sư phụ
Vượt thời gian và những cơn sóng triều, chúng ta theo tiếng gọi tiền duyên,
Theo sát chân Sư phụ, chúng ta hạ xuống thế giới phàm.
Vô vàn chúng sinh đều đang tìm đường quay về,
Trợ Sư chính Pháp là con đường đệ tử Đại Pháp hoàn thành thệ nguyện.
Tạ ân Sư phụ
Thập ác xuất thế, mạt kiếp cuồng điên
Thăng trầm hàng trăm triệu năm, vạn vật đến lúc hoại – diệt
Đại Phật đứng giữa kinh thiên động địa
Ban ân cứu độ mọi chúng sinh trở về ngôi nhà trên thiên thượng.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/2/358601.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/30/166949.html
Đăng ngày 23-1-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.