[MINH HUỆ 12-09-2017] Kể từ thời đầu của cuộc bức hại Pháp Luân Công, nhiều thành phố của tỉnh Chiết Giang đã tổ chức các phiên tẩy não. Các học viên bị giam giữ tại các trung tâm tẩy não phải chịu tẩy não cũng như các hình thức tra tấn khác.

Chính quyền đã bắt bớ các học viên và đưa họ tới các trung tâm tẩy não này trong tháng 4 và sau đó là tháng 8 với tuyên bố rằng đó là chiến lược cần thiết nhằm “duy trì trật tự” trong thời gian tổ chức các cuộc họp G20 năm 2016.

Nhân viên Phòng 610 thành phố Hàng Châu đã ra lệnh cho các nhân viên của các Đội An ninh Nội địa địa phương, cảnh sát địa phương và cán bộ khu dân cư tới nhà hoặc nơi làm việc của các học viên để bắt họ và dùng biện pháp cưỡng chế nếu cần thiết.

Trong hầu hết các trường hợp, có hơn 15 người tham gia bắt giữ một học viên. Khi học viên phản kháng lại việc bắt giữ, họ đơn giản là cưỡng chế học viên đó vào xe ô tô. Một số học viên vẫn đang mặc đồ ngủ ở nhà và một số không kịp đi giày khi họ bị bắt. Một vài học viên lớn tuổi đã bị thương khi bị bắt.

Tại các trung tâm tẩy não, tất cả các cửa sổ đều lắp chấn song sắt và mỗi phòng giam đều lắp máy ghi hình. Mỗi học viên đều bị giám sát cả ngày, cả lúc ăn lẫn lúc ngủ bởi một nhân viên thuộc hệ thống tư pháp và một nhân viên ở khu dân cư của người đó.

Ban ngày, các học viên bị cưỡng ép xem các video phỉ báng Pháp Luân Công và nhà sáng lập pháp môn. Buổi tối, họ phải viết báo cáo có nội dung vu khống Pháp Luân Công hoặc viết hối quá thư. Họ cũng bị ép buộc phải khai tên các học viên mà họ biết. Những người được giao nhiệm vụ giám sát các học viên đã gây áp lực để họ cung cấp thông tin.

Sau đó các học viên bị ép buộc phải đọc to những gì họ viết ra trước tất cả mọi người trong một buổi họp lớn với sự tham gia của nhân viên Phòng 610, nhân viên trong hệ thống tư pháp và cảnh sát. Họ cũng bị ghi hình.

Đợt bắt giữ đầu tiên diễn ra vào tháng 4 năm 2016. Theo lệnh từ Phòng 610 thành phố Hàng Châu, cảnh sát đã đưa hơn chục học viên tới trung tâm tẩy não ở khu Dư Hàng, gồm có các học viên Thọ Kiến Phượng, Phùng Anh Thư, Từ Vệ Hoa, bà Chu (không rõ tên), bà Lâm (độ tuổi 70, không rõ tên) và mẹ của Tôn Tiểu Quân ở thành phố Phú Dương.

Điển hình là trường hợp bà Thọ Kiến Phượng. Hơn 20 người đã tới nhà bà Thọ Kiến Phượng để bắt bà và cưỡng ép bà tới trung tâm tẩy não vào sáng ngày 25 tháng 4 năm 2016. Bà Thọ đã tuyệt thực để phản đối việc giam giữ. Vào ngày thứ ba tuyệt thực, hơn 20 cảnh sát đã tới để tra tấn bà. Bốn nữ cảnh sát treo bà lên. Huyết áp của bà tăng vọt đến mức họ phải tiêm cho bà.

Tháng 8 năm 2016, một đợt bắt bớ nữa đã diễn ra ở Hàng Châu. Mười một học viên bị đưa tới trung tâm tẩy não ở Dư Hàng, gồm các học viên Phó Tuệ Á, Tiễn Lợi Vân, Phùng Cầm Anh, Trầm Chương Hải, Trầm Tiết, Phó Tiểu Liên, Phó Việt, Hoàng Gia Anh, Trần Hồng, Bảo Long Di và Kha Nguyên Hồng. Triệu Di ở khu Vĩnh Khang bị đưa tới Trung tâm tẩy não ở thành phố Thiệu Hưng. Trương Chánh Mỹ bị đưa tới Trung tâm tẩy não ở thành phố Kim Hoa.

Ngày 16 tháng 8 năm 2016, cảnh sát đã đột nhập vào nhà bà Trương Chánh Mỹ và bắt bà từ trên gác rồi đưa đi. Vì bà phản kháng, hai cảnh sát đã giữ chặt tay bà. Một người bịt miệng bà, và hai người khiêng chân bà. Bà bị đưa lên xe cảnh sát, với một tay bị còng và một tay bị trói, và bị đặt nằm giữa các ghế ngồi. Hai cảnh sát giữ chặt chân không cho bà cử động và một người giữ đầu bà. Vài tiếng đồng hồ sau đó khi họ đến nơi, cánh tay bà đã bị mất cảm giác. Trên cổ tay bà có nhiều vết bầm tím.

Tháng 10, học viên Đường Phượng Kiệt bị giam giữ tại trung tâm tẩy não địa phương trong 10 ngày.

Vì các học viên Phó Tiểu Liên, Phó Việt và Kha Nguyên Hồng cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Công, họ đã bị giam giữ tthêm hai tháng sau đợt tẩy não.

Những cá nhân tham gia vào các phiên tẩy não:

1. Sở cảnh sát tỉnh Chiết Giang và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật – Từ Gia Ái.

2. Trưởng Phòng Duy trì An ninh Xã hội tỉnh Chiết Giang – Ông Lương Cương.

3. Phòng 610 tỉnh Chiết Giang: Chu Hằng Nghị – Trưởng phòng; Trương Bỉnh Phúc – Bí thư; Kim Quốc Hoa – Phó Trưởng phòng.

4. Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Hàng Châu: Mã Hiểu Huy – Bí thư.

5. Ban quản lý Nhà tù thành phố Hàng Châu: Trương Vân Long – Chánh văn phòng

6. Sở cảnh sát thành phố Hàng Châu: Kim Tiệp -136058169797.

7. Trung tâm cai nghiện ma túy Phú Dương, Hàng Châu: Mã Phú Quân – Trưởng ban tẩy não.

8. Ủy ban Chính trị và Pháp luật quận Tây Hồ, thành phố Hàng Châu: Vương Miểu – Nhân viên trung tâm tẩy não – 13868072613


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/12/ 353606.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/21/165499.html

Đăng ngày 1-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share