Bài viết của một học viên ở Ấn Độ và một học viên ở Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 7-8-2017] Tại Ladakh, nơi đầu mũi phía Bắc của Ấn Độ, ở độ cao 3.500 mét (11.480 ft) trên dãy Himalayas, ngày 23 tháng 7, hai học viên Pháp Luân Đại Pháp đã trưng bày thông tin nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục kéo dài 18 năm. Tấm áp phích ghi: “18 năm bức hại là quá lâu.”

63be4544314d4065c3eb0552f8f30eab.jpgTrưng bày thông tin với áp phích và biểu ngữ giúp người dân hiểu sự thật về cuộc bức hại, nhân dịp tưởng niệm 18 năm diễn ra cuộc bức hại

7a91379eaa329312c013645a8f8facf3.jpg

Một thanh niên địa phương ký đơn thỉnh nguyện của Hiệp hội các bác sĩ chống mổ cướp nội tạng

Trên con phố chính của Leh, thành phố lớn nhất ở Ladakh, các học viên đã bắt đầu dựng hàng loạt áp phích và biểu ngữ từ sáng sớm. Họ có tờ rơi bằng hơn 30 thứ tiếng. Chủ của một nhà khách và người bán hàng của các cửa hàng quanh đó đã hỗ trợ họ.

e2e9bcb390c938414847973e3ce9c2b6.jpg

Nhiều người xúc động trước thông tin về Pháp Luân Đại Pháp trưng bày trên con phố chính của Leh, Ấn Độ, dưới cung điện Leh hôm 23 tháng 7 năm 2017

Khi các học viên gần dựng xong mọi thứ thì một cảnh sát địa phương đến ký đơn thỉnh nguyện gửi Liên Hiệp Quốc nhằm giúp chấm dứt việc giết hại các học viên để lấy nội tạng ở Trung Quốc. Đây có lẽ là bước tiến sau nỗ lực của một học viên đã đến các tòa án và đồn cảnh sát trong nhiều năm để phân phát các tài liệu thông tin về những hành động tàn bạo đang xảy ra ở Trung Quốc.

39d24ff251c21c60ffa7ca65eb65e1d9.jpg

Một học viên Pháp Luân Đại Pháp đưa một tờ rơi tiếng Tây Tạng cho một bà cụ người Ladakhi tay cầm cây cầu nguyện

21926c96f366a55520d94056a3a415e0.jpg

Một người đàn ông Ladakhi cùng con gái ký đơn thỉnh nguyện của DAFOH

Cũng như các cuộc trưng bày những năm trước, du khách thuộc mọi lứa tuổi từ Ladakh và Kashmir, các địa danh khác của Ấn Độ và thậm chí nhiều nơi khác trên thế giới, cũng phản hồi tích cực với những tài liệu thể hiện vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp. Họ đã xúc động sâu sắc trước những biểu ngữ về cuộc bức hại và thấy khó mà tin nổi tội ác này vẫn đang diễn ra ngày nay. Nhiều người còn tự đến ký tên thỉnh nguyện không cần có ai đề nghị.

Nhiều cư dân tỏ ra biết ơn và rất vui khi lại thấy cuộc trưng bày Pháp Luân Đại Pháp ở thành phố của họ sau hai mùa hè vắng bóng sự kiện này. Họ cũng hy vọng được xem nhiều triển lãm hơn vào những tuần sắp tới. Nhiều người đã cảm ơn các học viên, chúc họ may mắn, và dành cho họ những lời động viên.

1ee02b530c8c56d1522f0a8dd3c21e15.jpg

Một nhóm Brahma Kumaris, một nhóm tín ngưỡng từ Gujarat, nhận ra Pháp Luân Đại Pháp qua một sự kiện trước đây tại trụ sở chính của họ

bb0ef2af16e9a1c1a412a426ee1b5958.jpg

Một cậu bé Ấn Độ đứng hồi lâu, xem bức tranh cậu bé bị giam ở Trung Quốc cùng mẹ của mình vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

4fdc4b709bca45c3c28e209390014cd4.jpg

Một cậu bé và anh trai xem ảnh người dân tập luyện Pháp Luân Đại Pháp trên khắp thế giới

06def0876062ef1ef3c15073d10ae4e4.jpg

Một cậu bé cầm hai chiếc thẻ đánh dấu trang sách của Pháp Luân Đại Pháp và xem bức ảnh về buổi thắp nến thỉnh nguyện ở Washington D.C, tưởng nhớ các học viên đã mất đi sinh mạng vì bị tra tấn ở Trung Quốc

5ce36acb82f2c9169859e49359ac1a13.jpg

Nhiều người lắng nghe một học viên Pháp Luân Đại Pháp giải thích về những tội ác đang diễn ra ở Trung Quốc


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/7/164937.html

Đăng ngày 5-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share