Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-7-2017] Khi bà Hứa Sâm Sinh, 47 tuổi, đi ra ngoài vào sáng ngày 16 tháng 5 năm 2012, không ai biết rằng đó là ngày cuối cùng của cuộc đời bà.

Ngày 18 tháng 5, chồng cũ của bà Hứa là ông Dương nhận được tin từ công an rằng bà đã chết hai ngày trước đó. Con trai bà, anh Dương Hứa Tuấn, lúc đó là sinh viên đại học đã trở về nhà sau khi nghe tin.

Tại nhà tang lễ, anh Dương thấy người mẹ xinh đẹp và khỏe mạnh trước đây đã không còn, thay vào đó là một thi thể lạnh ngắt và cứng đờ. Giữa hơi trắng bốc ra từ thây lạnh, anh thấy hai mắt của bà vẫn còn mở.

Đau khổ, anh hứa sẽ phơi bày cái chết bất công của mẹ mình và bắt đầu một hành trình đi tìm công lý cho bà, người đã đột ngột mất mạng sau nhiều năm liên tục bị bắt giữ vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công.

1ff4f505777726cccf62270b7bd11616.jpg

Bà Hứa Sâm Sinh, 47 tuổi, người bị bắt giữ vào ngày 18 tháng 5 năm 2012

fdae6e6c902cf1984bef240167bac4b0.jpg

Thi thể của bà Hứa Sâm Sinh, người đã chết trong ngày bị bắt giữ

Nhiều lần bị bắt giữ bởi đức tin của mình

Giống như nhiều học viên Pháp Luân Công khác tại Trung Quốc, bà Hứa phải chịu đựng rất nhiều vì từ chối từ bỏ môn tu luyện đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc ngăn cấm phi pháp từ năm 1999.

Vì thay mặt cho Pháp Luân Công thỉnh nguyện lên các viên chức chính quyền vào năm 2000, bà Hứa đã bị công an thành phố Sâm Châu bắt giữ, tiếp đó là bị giam và bị phạt. Một năm sau, bà bị đưa đến một trung tâm tẩy não tại Trường Đảng khu Bắc Hồ.

Tháng 3 năm 2005, Phòng 610 địa phương đã yêu cầu ông chủ của bà, Nhà máy Thuốc lá Sâm Châu đưa bà đi tẩy não. Để không bị bức hại, bà Hứa buộc phải rời nhà và đến một thành phố khác. Khi trở về nhà một tháng sau đó, bà phát hiện ông chủ đã sa thải bà [không phải vì bà vắng mặt, mà bởi vì cuộc bức hại.]

Vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công mà bà Hứa lại bị giam giữ 15 ngày. Sau khi được thả, Phòng 610 đã ra lệnh cho công an bắt giữ bà lần nữa. Công an đã đưa bà vào danh sách “truy nã” sau khi không tìm thấy bà.

Tháng 8 năm 2008, công an đã bắt giữ bà Hứa khi bà đi làm lại chứng minh thư tại Sở công an khu Tô Tiên. Họ đã giam bà nhiều tháng và chuẩn bị đưa bà đến một trại lao động cưỡng bức. Trại lao động Bạch Mã Lũng đã từ chối nhận bà và bà đã trở về nhà.

Khi bà Hứa trên xe lửa từ Quảng Châu đến Sâm Châu vào tháng 6 năm 2011, người chỉ huy trong khi đi kiểm tra đã phát hiện bà không có chứng minh thư. Người nãy đã lục soát túi xách của bà và tìm thấy một cuốn sách Pháp Luân Công và nhiều tài liệu Pháp Luân Công. Các nhân viên đã giam bà và lục soát nhà bà. Để phản đối bức hại, bà Hứa đã tuyệt thực đến khi được thả ra vào 45 ngày sau đó. Các viên chức đã hai lần cố đưa bà Hứa vào Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Lũng nhưng đều phải trở về vì tình trạng sức khỏe suy yếu của bà.

Cuối cùng, chồng bà không thể chịu nỗi áp lực liên tục và đã ly dị bà.

Thẩm vấn và cái chết

Bà Hứa bị bắt lúc 10 giờ sáng khi đi ngang qua Khách sạn Đông Kiện Đế Cảnh ở Sâm Châu. Từ một băng ghi hình an ninh, con trai bà thấy công an thuộc Đồn công an Nhân Dân Tây Lộ ở trong một xe công an và lôi bà vào trong xe.

Tại đồn công an, bà Hứa bị còng tay ra sau lưng vào một cái ghế sắt để thẩm vấn. Trong 12 tiếng, bà không được ăn, uống hay dùng nhà vệ sinh. Khoảng 10 giờ tối, bà được thông báo rằng bà sẽ bị giam 10 ngày.

Ghi hình cho thấy ba công an đã đưa bà vào một xe công an và rời đồn công an lúc 10 giờ 39 phút. Đến 11 giờ 15, một bác sỹ tại Bệnh viện Số 1 Sâm Châu cách đó hai dặm tuyên bố bà Hứa đã chết.

Khám nghiệm tử thi bị từ chối

Theo anh Dương và những người khác trong gia đình, khuôn mặt bà Hứa đã bị hủy hoại. Họ yêu cầu khám nghiệm tử thi nhưng bị từ chối.

Người của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Sâm Châu và Phòng 610, công an và gia đình đã gặp nhau vào ngày 21 tháng 5. Trong cuộc gặp này và 10 cuộc gặp tiếp theo, chính quyền đã trốn tránh trách nhiệm và đe dọa gia đình.

Khi gia đình lại yêu cầu khám nghiệm tử thi, họ đã đối mặt với sự phản kháng và áp lực lớn từ chính quyền, bao gồm Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Viện Kiểm sát, tòa án và công an. Ông Đường, một luật sư do gia đình thuê, đã nói: “Âm mưu can thiệp vào cuộc điều tra của công an, Viện Kiểm sát và tòa án là phi pháp.”

Nhằm ngăn gia đình thuê một bác sỹ y khoa độc lập để khám nghiệm tử thi, các quan chức cũng ngăn anh trai bà Hứa tham gia việc này, và đe dọa sẽ sa thải ông.

Gia đình bà Hứa đã không chấp nhận và từ chối ký vào giấy chấp thuận hỏa táng.

Phản ứng từ cộng đồng

Cái chết đột ngột của bà Hứa trong khi bị công an giam giữ đã thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều người đã kinh ngạc và kêu gọi một cuộc điều tra.

Một người hàng xóm đã liên lạc với truyền thông trong vùng, hối thúc họ báo cáo câu chuyện. Một quản lý tại Đô thị Hồ Nam nói: “Chúng tôi không thể báo cáo việc này, vì nó liên quan đến Pháp Luân Công. Dù chúng tôi có viết bài thì nó cũng sẽ không được đăng.”

557bbf30bb110c063d81dae1992ad6c8.jpg

Người dân đọc áp phích về cái chết của bà Hứa tại Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam

Nhiều tấm áp phích đã xuất hiện tại Sâm Châu ngay sau đó để thông báo cho công chúng và kêu gọi một cuộc khám nghiệm tử thi độc lập. Các cuốn sách nhỏ và những tin nhắn cũng được lưu hành trong vùng.

Nhiều người đã dừng lại để đọc các áp phích. Một người nói: “Xã hội này là một mớ hỗn độn. Các học viên Pháp Luân Công vô tội và họ nên được tự do tín ngưỡng. Đảng Cộng sản thật độc ác khi giết một người như thế này.”

Được bồi thường bốn năm sau khi chết

Thi thể bà Hứa đã được giữ tại Nhà Tang lễ Sâm Châu sau khi chết.

Ngày 26 tháng 8 năm 2014, con trai bà đã yêu cầu Sở công an Bắc Hồ bồi thường. Ngày 24 tháng 10, anh nhận được thông báo rằng yêu cầu bị từ chối. Anh Dương đã kháng án lên Tòa án Bắc Hồ. Anh viết trong đơn: “Mẹ tôi rất khỏe mạnh. Bị đơn phải chịu trách nhiệm cho cái chết đột ngột của bà sau khi bà bị bắt giữ và thẩm vấn.”

Tòa án Bắc Hồ đã đưa ra phán quyết cuối cùng vào ngày 19 tháng 12 năm 2016. Một khoảng tiền bồi thường 325.000 nhân dân tệ đã được trao cho anh Dương. Năm ngày sau, thi thể của bà Hứa đã được hỏa táng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/31/351886.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/1/164870.html

Đăng ngày 11-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share