Bài viết của các phóng viên Minh Huệ Chương Vận, Đường Tú Minh, và Mục Văn Thanh
[MINH HUỆ 13-5-2017] Ngày 13 tháng 5 năm 2017 đánh dấu tròn 25 năm ngày hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp và 18 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Gần 10.000 học viên Pháp Luân Công trên khắp nơi thế giới đã tề tựu về New York để tham dự hàng loạt sự kiện chào mừng sự kiện trọng đại này. Một đại lễ diễu hành đã được tổ chức ở Manhattan hôm 12 tháng 5.
Gần 10.000 học viên Pháp Luân Công tham dự đại lễ diễu hành ở Manhattan để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.
Đoàn diễu hành xuất phát từ Dag Hammarskjöld Plaza (gần trụ sở Liên Hợp Quốc), đi qua trung tâm Manhattan, ngang qua nhà ga Grand Central và Công viên Bryant, và kết thúc hành trình tại Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc. Lễ diễu hành khai mạc lúc 9h30 phút sáng, và kéo dài bốn giờ đồng hồ trên tuyến đường dài 2 dặm.
Dẫn đầu đoàn diễu hành là một trong ba Đoàn nhạc Tian Guo, theo sau là một đội múa rồng với các thành viên đều là các học viên New York. Tiếp sau là các học viên rước biểu ngữ với nhiều sắc màu, rồi đến các học viên biểu diễn các bài công pháp trên thuyền hoa rực rỡ, và các học viên đội trống lưng trong trang phục vàng kim chơi các giai điệu truyền thống.
Cảnh sát New York: Ai ai cũng cần có Pháp Luân Đại Pháp!
Ba cảnh sát tự hào khoe bông hoa sen làm thủ công do các học viên tặng.
Ba cảnh sát đang làm nhiệm vụ đã nhận hoa sen làm thủ công từ các học viên Pháp Luân Công. Chứng kiến lễ diễu hành với bầu không khí hân hoan này, họ cùng với nhiều khán giả khác đồng thanh hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Cảnh sát Anthony nói: “Hay lắm! Đẹp lắm! Ai ai cũng cần có Pháp Luân Đại Pháp!”
Nhà văn: Thế giới cần những người như họ
Nhà văn Erla và bạn bà, ông Teder, xem lễ diễu hành.
Nhà văn Erla sinh ra tại Na Uy và hiện đang sinh sống ở New York. Bà đã xem lễ diễu hành cùng bạn bà là ông Teder. Bà Erla nói bà vô cùng thích âm nhạc của lễ diễu hành. Bà cũng nói thật tuyệt vời khi thấy nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới cùng tham gia sự kiện. Bà ngưỡng mộ sự kiên định của các học viên luôn cố gắng chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp, và bà mong rằng các nhà lãnh đạo của tất cả các quốc gia đều tuân theo nguyên lý này.
Bà Erla nói bà đã biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và bà bà không sao tin nổi điều đó lại có thể xảy ra trong thời đại ngày nay. Bà bày tỏ quan điểm rằng các quốc gia khác cần phải giúp chấm dứt cuộc bức hại này, và rằng Liên Hợp Quốc cũng cần hành động nhiều hơn trong vấn đề này.
“Thật là một đoàn thể tốt. Qua lễ diễu hành, bạn cũng có thể thấy được họ là những người rất tường hòa và thiện lương. Xã hội này cần họ. Thế giới này cần những người như họ. Tôi vô cùng cảm kích khi có mặt ở đây ngày hôm nay,” bà Erla nói.
“Nhìn họ biểu diễn các bài công pháp, thế tay vô cùng đẹp mắt, một cảm giác thật tươi vui. Họ mang đến cho người ta cảm giác như thể đang ở trong bóng tối mà thấy được ánh quang minh và hy vọng vậy,” bà Erla nói thêm.
Ông Teder, bạn bà, đồng tình: “Lễ diễu hành này rất thú vị. Tôi vô cùng cảm động. Tôi làm công việc liên quan đến nhân quyền và tôi biết rất rõ tính tàn bạo của cuộc bức hại này ở Trung Quốc. Tôi biết rằng chính quyền Trung Quốc thu hoạch tạng của họ. Sự kiện ngày hôm nay vô cùng ý nghĩa trong việc giúp nhiều người hơn nữa nhận thức được vấn đề này.”
Cư dân địa phương cảm mến với lễ diễu hành
Ông Ray, trưởng đội bảo vệ của một khách sạn lớn, cầm bông hoa sen làm bằng tay và tài liệu thông tin Pháp Luân Công.
Ông Ray là trưởng đội bảo vệ của một khách sạn sang trọng. Ông nói: “Lễ diễu hành rất đẹp. Năm nào tôi cũng xem sự kiện này, mà lần nào cũng rất xúc động. Nó khiến mọi người xích lại gần nhau và giúp nhiều người hơn nữa hiểu được Pháp Luân Công cũng như điều gì đang xảy ra trên thế giới và Trung Quốc. Tôi mong nhiều người hơn nữa có thể tham gia vào nỗ lực phản đối cuộc bức hại của các học viên. Đã nhiều năm như vậy, tôi vẫn không sao lý giải nổi vì sao những người như họ lại bị bức hại ở Trung Quốc. Tôi ủng hộ các học viên đã kiên trì nỗ lực phơi bày và chấm dứt cuộc bức hại. Một ngày nào đó, họ sẽ được tự do tu luyện trên toàn thế giới, kể cả ở Trung Quốc.”
Nhân viên ngân hàng xem lễ diễu hành trên vỉa hè trước ngân hàng của họ. Họ đã ký tên thỉnh nguyện lên án tội ác mổ cướp tạng sống của ĐCSTQ.
Ông George, làm việc trong một khách sạn hạng sang, rất thích lễ diễu hành.
Ủy viên Hội đồng Thành phố, cô Katie, đã xem lễ diễu hành và hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp có mặt trên toàn thế giới!”
Ramon nói rằng anh mong nhiều người hơn nữa sẽ học cách sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Ông James Blake, giáo sư trường đại học City University of New York, cùng vợ dừng lại để xem lễ diễu hành. Ông nói rằng trước kia ông chưa từng biết đến Pháp Luân Đại Pháp cũng như cuộc bức hại. “Chẳng có tin tức gì về pháp môn này. Trong bản tin hằng này trên CNN hay bất kỳ báo nào khác cũng thế, chẳng có kênh nào đề cập cả.”
Giáo sư Blake nói thêm: “Tôi thấy lễ diễu hành này có ý nghĩa về nhiều mặt. Rõ ràng là nó truyền tải thông điệp về vấn đề đang xảy ra với những người ở bên ngoài đất nước này.”
“Thật tường hòa, nó mang một sức mạnh ngầm trong đó”, ông nói thêm.
Ông Jorge, phóng viên ở New York, đã xem lễ diễu hành và nói rằng ông đánh giá cao việc nâng cao nhận thức về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại ở Trung Quốc.
Một cụ ông cảm động vỗ tay hoan nghênh đoàn diễu hành
Một cụ ông đã vỗ tay hoan nghênh đoàn diễu hành khi họ đang tiến đến chặng cuối cùng. Ông đã nhập cư vào Hoa Kỳ hơn 20 năm, và hiện đang sinh sống ở New York. Mắt rớm lệ, ông nói: “Thời khắc hạnh phúc nhất đời tôi là có mặt tại đây để vỗ tay hoan nghênh họ. Chúng ta cần khen ngợi mỗi học viên. Đây là ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi khi được thấy nhiều người đang làm một việc chính nghĩa như vậy. Nhưng nhiều người trên thế giới này đang sống trong mê muội. Tôi rất biết ơn vì có ngày tươi đẹp này.”
Ông nói thêm: “Họ từ khắp nơi tới đây. Họ đang làm điều tốt cho người khác mà không đòi hỏi gì cả. Điều này, với tôi mà nói, thật là vĩ đại. Người dân New York chúng ta cũng cần làm gì đó để giúp đỡ và nhắc nhở người khác về sự thật của thế giới này.”
Một người đàn ông gốc Hoa tên Lâm Phàm (hóa danh), là công dân của New York hơn 40 năm. Ông đã giơ ngón tay cái lên và nói: “Tôi ủng hộ Pháp Luân Công. Họ thật tuyệt vời. Tôi yêu đất nước và quê hương tôi. Nhưng tôi không tin đảng cộng sản. Ai ai cũng cần tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi biết rất rõ Pháp Luân Công, kể cả cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 năm 1999 ở Bắc Kinh.
“Tôi dõi theo từng sự kiện của Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ là hoàn toàn sai trái. Mọi người đều cần phải có quyền tự do tín ngưỡng. Bạn có thể không đồng ý với tín ngưỡng đó, nhưng cũng không được phép đàn áp. Một sinh mệnh, bất kể giàu nghèo ra sao, cũng cần phải được tôn trọng. Thật tàn ác khi mổ cướp tạng từ một người còn đang sống, không thể tưởng tượng nổi. Thiên lý bất dung! Tôi vô cùng đồng cảm với học viên Pháp Luân Công và tôi ủng hộ họ.”
Du khách cảm động trước lễ diễu hành
Bà Vanessa, một cán bộ quy hoạch ở Washington DC, đã xem lễ diễu hành. Bà nói rằng bà cảm thấy một cảm giác hòa ái và tự tại khi xem lễ diễu hành. Bà rất vui mừng khi thấy có nhiều người, thuộc mọi chủng tộc, từ khắp nơi trên thế giới đến để kỷ niệm ngày đặc biệt này.
Du khách Edison cùng vợ là Melisa đến từ Brazil. Ông Edison nói ông rất cảm động khi xem lễ diễu hành.
Ông Edison nói: “Tôi là một một người rất dễ xúc động. Khi xem lễ diễu hành, tôi đã cảm động đến suýt bật khóc. Tôi thấy những học viên này thật đẹp và thiện lương. Tôi chúc mừng họ. Thật là một ngày đặc biệt với bao nhiêu người tới đón mừng sự kiện. Thật hoành tráng. Tôi sẽ truy cập internet để tìm hiểu thêm.”
Vợ ông, bà Melisa nói: “Tôi đã từng gặp đoàn Pháp Luân Công ở Nam Mỹ. Tôi rất vui mừng khi được xem lễ diễu hành ngày hôm nay.”
Halim (phải) đến từ Trung Đông, nói: “Tôi rất may mắn khi được thấy lễ diễu hành này ngày hôm nay.”
“Tôi thấy lễ diễu hành này thật tuyệt vời”, cô Erle Bjornstad, một diễn viên và phục vụ bàn ở Connecticut, đã xem lễ diễu hành trên phố 42. “Thật tráng lệ. Rất dễ thương và trang nhã. Mọi người ai cũng tươi cười. Màu sắc thật sống động và đẹp mắt.”
Cô Silvia Bonome, một du khách đến từ Montreal, ấn tượng với các tấm biểu ngữ truyền tải thông tin cuộc bức hại và tội ác mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của chính quyền Trung Quốc. “Nó khiến tôi suy nghĩ, tôi băn khoăn liệu mình có thể làm gì để giúp đỡ họ”, cô nói.
Một du khách họ Trần đến từ Bắc Kinh, cho biết sau khi xem lễ diễu hành: “Tôi rất cảm động. Nhiều người quá, vô cùng khí thế.” Ông nói rằng ông đã từng thấy Pháp Luân Công diễu hành ở Flushing và đã biết đến cuộc bức hại ở Trung Quốc.
Ông Trần nói: “Tôi thấy cuộc bức hại này là sai trái. Người dân cần phải có tự do tín ngưỡng. Điều này minh chứng rằng Trung Quốc là một quốc gia độc tài chuyên chế.”
Một du khách họ Lý đến từ Giang Tô, Trung Quốc, nhận xét về lễ diễu hành: “Tự do, nơi đây là miền đất tự do. Ở Trung Quốc không thể có cuộc diễu hành như thế này. Việc Trung Quốc kiểm soát quá chặt như vậy là sai trái.” Ông thấy rằng các học viên Pháp Luân Công đều là những người thiện lương.
Ông Lý nói: “Pháp Luân Công truyền rộng trên toàn thế giới. Điều này với Trung Quốc là vô cùng có lợi. Tôi rất tự hào khi văn hóa Trung Quốc truyền thống đang được hồng dương trên thế giới.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/13/347977.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/13/348001.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/13/347978.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/14/163733.html
Đăng ngày 17-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.