Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-12-2016] Mùa hè năm 2015, tôi đã bị cảnh sát địa phương bắt vì khởi kiện Giang Trạch Dân.

Nhờ sự bảo hộ của Sư phụ và hỗ trợ của các học viên hải ngoại, bốn ngày sau tôi đã được thả ra khỏi trại tạm giam. Từ đó tới nay, tôi đã luôn cố gắng cải thiện cách thức giảng chân tướng cho những cảnh sát đã bắt giữ tôi.

Khoảng cách giữa tôi và các học viên khác

Tôi đã cố giảng chân tướng cho cảnh sát lúc tôi bị bắt giữ. Một vài người nghe đôi chút, còn một số thì từ chối tiếp nhận. Chỉ có một vị cảnh sát chấp nhận những gì tôi nói và đã bảo tôi khi không có ai ở đó: “Dù tôi không biết chị, nhưng tôi tôn trọng Pháp Luân Công.”

Vào ngày cuối cùng, trại tạm giam đã nói cảnh sát đưa tôi đi, nhưng chính thức từ chối thả tôi ra. Tôi bị đưa đến các khu trại tạm giam khác tại khu vực có rất ít dân cư sinh sống, và các trại này đều từ chối tiếp nhận tôi. Khi ngồi trên xe cảnh sát đến một vùng ngoại ô của thành phố, tôi đã hướng nội và nghĩ: “Dù bây giờ tôi chưa thể cứu các anh [cảnh sát], nhưng thời gian tới tôi nhất định phải cứu các anh.”

Thời điểm đó, tôi cảm thấy có một người cảnh sát trẻ tuổi thổi vào khuỷu tay của tôi và tự lẩm bẩm: “Có thổi thế nào, con muỗi này cũng không bay đi,” anh ta nói. Tôi đã từng tranh luận với người cảnh sát này trước đây. Anh ta đã trở nên tốt bụng hơn khi tôi thay đổi suy nghĩ của mình.

Do không có nơi nào tiếp nhận, cảnh sát đã đưa tôi trở lại đồn và cuối cùng là về nhà.

Khi trở về nhà, tôi đã tra cứu thông tin liên hệ của những cảnh sát này và gửi email các tài liệu giảng chân tướng cho họ. Tôi chưa từng nghĩ đến việc giảng chân tướng trực diện cho họ.

Một sự việc đã xảy ra ngay sau Tết Nguyên đán năm 2016 đã khiến tôi thay đổi.

Một học viên bị bắt và được thả ra nhờ bảo lãnh. Tuy nhiên, sau đó cô lại bị bắt trở lại. Tôi đã nghĩ rằng thật không dễ để lần này cô ấy có thể được thả ra vì sở cảnh sát đã thẩm vấn các con cô để thu thập thêm thông tin. Cảnh sát ở trại tạm giam đã nghe nói rằng lần này cô sẽ không được thả ra vì lệnh bắt giữ cô đã được phê duyệt.

Tuy nhiên vài ngày sau đó học viên này đã trở về nhà. Cô ấy đã phủ định việc bị bức hại và chỉ nghĩ đến việc cứu người. Cô đã quay lại giảng chân tướng cho cảnh sát sau khi cô được thả ra.

Điều này đã khiến tôi nghĩ rằng: “Tại sao tôi lại thừa nhận bức hại?” Tôi thấy rằng đó là vì tôi có tâm lo sợ, ích kỷ, và những tư tưởng tiêu cực. Tôi đã trong vô thức mà chứng thực bản thân mình. Tôi đã quyết định chính lại điều này.

Tôi suy nghĩ đến việc giảng chân tướng cho các cảnh sát. Tôi có thể cảm nhận được rằng Sư phụ đã giúp tôi loại bỏ tâm lo sợ và những tư tưởng tiêu cực của mình.

Một học viên khác đã nhắc nhở tôi cần phải từ bi

Lần đầu tiên tôi đi đến đồn cảnh sát là sau một buổi học Pháp nhóm. Tôi bước vào đồn trong khi những học viên khác phát chính niệm cự ly gần để hỗ trợ tôi. Người trưởng đồn mà tôi dự định tìm gặp đã không có mặt ở đó, vì thế tôi đã ra về.

Lúc tôi qua đường, tôi gặp một phụ nữ cao niên khuyên tôi tam thoái. Tôi đáp rằng mình cũng là một học viên.

Bà nhìn thấy tôi vừa bước ra khỏi đồn cảnh sát và đã kể cho tôi câu chuyện của bà.

Bà gặp một cảnh sát tại một khu chợ trước đây đã cố bắt giữ bà. Bà đã nắm lấy tay của cậu ấy và nói: “Cậu vừa gây cho tôi rắc rối rất lớn đấy!” Bà đã đánh nhẹ cậu và nói với cậu như thể một người mẹ đang phạt đứa con của mình vậy. Người cảnh sát đó đã không hề nhúc nhích và có phần bối rối nói: “Nhưng cuối cùng chúng cháu đã không bắt dì mà.”

Không hề ngẫu nhiên khi tôi gặp được học viên này. Tôi cảm thấy rằng Sư phụ đang yêu cầu tôi thay đổi suy nghĩ và không được hung hăng. Đây là một điểm hóa giúp tôi hiểu mình cần phải nhã nhặn khi cứu người.

Hướng nội sau lần giảng chân tướng đầu tiên

Không lâu sau, tôi lại đến đồn cảnh sát đó một lần nữa và đã gặp được người trưởng đồn. Dưới đây là cuộc đối thoại của chúng tôi:

“Chị tập Pháp Luân Công à”, ông ấy nói khi thấy tôi và hỏi liệu tôi còn tập không.

Thấy tôi không trả lời, ông lại hỏi tiếp: “Vậy, điều gì khiến chị đến đây vậy?”

“Tôi muốn nhận lại chiếc máy in của tôi.”

“Tôi không thể trả nó lại cho chị được,” ông nói: “Nếu tôi mà trả lại nó cho chị, chị sẽ lại tiếp tục in và phát tài liệu.”

Tôi nói với ông ấy rằng phát tài liệu là hợp pháp và để bù đắp lại những tổn thất do Giang Trạch Dân đã gây ra, ông ta đã ra lệnh dàn dựng vụ tự thiêu giả mạo ở quảng trường Thiên An Môn rồi tuyên truyền để bức hại Pháp Luân Công. Tôi giải thích rằng chúng tôi giảng rõ chân tướng vì có lợi cho tương lai của mọi người.

Ông đã không đáp lại trong một lúc lâu. Cuối cùng, ông nói: “Lần sau tôi sẽ trả lại nó cho chị. Nó đang ở trong kho.”

Tôi đã yêu cầu ông không được có thành kiến với Pháp Luân Công, bởi vì các học viên sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và luôn nỗ lực để trở thành những người tốt.

Ông ta đã ngắt lời tôi trước khi tôi nói hết câu: “Tôi không ôm giữ định kiến với các chị. Tôi tôn trọng Pháp Luân Công như một tín ngưỡng vậy.”

Tôi tiếp tục nói cho ông về việc thoái ĐCSTQ. “thoái đảng không phải là làm chính trị. Tôi hy vọng ông sẽ thức tỉnh và làm tốt công việc của mình. Tôi hy vọng ông sẽ được bình an.”

Ông đã cảm ơn tôi.

Tôi tiếp tục nói với ông về việc tam thoái khi ông đi quanh quanh trong căn phòng. Ngay khi rời khỏi căn phòng, thái độ của ông đã thay đổi. Ông nói một cách dõng dạc: “Tôi không thoái!”

Nhớ lại lúc ông đến nhà để bắt tôi, ông ấy dường như là một người tốt. Vì thế, tôi đã nói nhỏ với ông để không ai có thể nghe thấy: “Tại sao ông lại ngốc đến mức nghe theo lệnh của sở cảnh sát? Những ai bức hại Pháp Luân Công sẽ phải bị quả báo đấy. Đừng ngốc nghếch như vậy nữa!”

Ông ấy đã gục đầu xuống và tiếp tục im lặng. Tôi đã quay lại và thấy một cảnh sát khác bắt đầu tịch thu các cuốn sách Đại Pháp của tôi. Lúc tôi lao người về phía trước để giành lại các cuốn sách, người cảnh sát nói chuyện với tôi từ phía sau đã quát mắng cấp dưới của mình: “Trả lại chúng cho cô ấy!”

Về chiếc máy in, nó đã bị mang đi vào lần đầu tiên ông ấy đến nhà tôi và thời điểm đó tôi chưa nói với ông chân tướng về Đại Pháp.

Giờ đây, tại đồn cảnh sát, ông ấy đã có hành xử rất lạ. Ông ấy hô lên: “Đảng muôn năm!”

Tôi tức giận nói: “Đảng muôn năm ư?”

Ông đi tiếp lên cầu thang. Ông đã quay lại nhưng không nói gì nữa.

Tại thời điểm đó, tôi thấy rất nhiều người đang đứng cạnh và đã quyết định không hét lên để đáp lời ông, vì đệ tử Đại Pháp nên hành xử ôn hòa. “Nghĩ lại những gì tôi vừa nói. Đó là tốt cho chính ông mà thôi.”

Sau đó, tôi đã khuyên một người cảnh sát khác thoái đảng, và anh ấy đã đồng ý ngay mà không hề do dự.

Ngày hôm sau tôi gặp một học viên. Cô ấy đã kể với tôi rằng cô ấy đã đến một đồn cảnh sát để giảng chân tướng. Khi cô hỏi một cảnh sát xem liệu anh có sống ở trong khu vực đó không, anh ta đã mất bình tĩnh. “Những lời của chị là có ý gì? Có đầy máy quay ở trên đầu chúng ta đấy.”

Tôi chợt hiểu ra rằng tại sao người trưởng đồn kia lại hành xử lạ như vậy. Lúc đầu, anh đã nói chuyện với tôi trong phòng nghỉ giải lao, ở đó có hai chiếc giường. Ngay phía ngoài hành lang của căn phòng là các phòng thẩm vấn.

Lúc tôi quay trở lại đồn cảnh sát, tôi đã thấy hành lang đó có rất nhiều máy quay lắp ở trên trần. Tôi đã hướng nội và nhận ra rằng tôi đã không nghĩ cho người cảnh sát đó, thay vào đó, tôi lại cảm thấy rằng các nhân viên nên nghe theo lời tôi vì tôi đang cứu họ.

Đối thoại với một vị cảnh sát có khuôn mặt dữ tợn

Tôi đã gặp một người cảnh sát mặc thường phục ở nhà ga lúc tôi đi ngang qua. Đó là người đã bắt tôi trước đây. Anh ta đã gọi thêm hai người cảnh sát nữa tới phòng thẩm vấn để ép tôi ký vào một tài liệu mà tôi đã từ chối.

Tôi cảm thấy rằng thời điểm đó tôi đã tu luyện không tốt và đã không thể cứu được họ. Tôi ngồi trên sàn nhà khóc và phản đối hợp tác với họ. Cuối cùng, họ đã không ép tôi ký nữa.

Giờ gặp lại anh ấy, tôi đã tự hỏi: “Mình có nên giảng chân tướng cho anh ta không?“ Vì mục đích cứu người, tôi không sợ bị chế nhạo. Tôi đã cầu xin sự phụ gia trì.

Tôi đã đuổi theo anh ta và nói: “Chào anh!”

Anh ta quay lại, gật đầu và nói với tôi một các lịch sự: “Chị đang trong giờ nghỉ à?”

“Chắc anh đang rất bận,” tôi nói.

“Đúng vậy. Nhà ga đang đổi ca giám sát, và chúng tôi đang rất bận.”

Tôi đã hỏi anh xem liệu cảnh sát ở đó còn tham gia vào việc bức hại Pháp Luân Công nữa không. Anh ta đã đáp lại, khẳng định một cách rõ ràng là họ không làm thế nữa.

Tôi đã hỏi xem liệu anh có còn nhớ tôi không. Anh nói là có. Tôi nói rằng lần đó tôi đã nỗ lực tốt, nếu không tôi đã bị kết án rồi.

Lần đó, tôi đã từ chối hợp tác. Họ đã kéo tôi đến rất nhiều bệnh viện để khám sức khỏe. Trại tạm giam đã từ chối tiếp nhận tôi và đưa tôi quay trở lại đồn cảnh sát. Cuối cùng, cảnh sát đã mua chuộc trại tạm giam để giam giữ tôi trong vòng hai ngày.

“Anh có ghét tôi không?” Tôi hỏi.

“Không. Chúng tôi đã bảo với nhau rằng chị là một người phụ nữ cứng rắn,” anh ta đáp.

Tôi đã nói cho anh về Pháp Luân Công, về nguyên lý thiện ác hữu báo, và việc các đệ tử Đại Pháp phơi bày cuộc bức hại này là để ngăn chặn cảnh sát bức hại những người tốt và sẽ phạm phải tội ác.

“Chúng tôi không nhắm tới chị!” anh ta nói. “Chỉ là sở cảnh sát nhắm vào một số người và đưa đẩy nhiệm vụ đó. Họ chỉ thị chúng tôi đến nhà ga để bắt người. Chúng tôi không muốn làm việc này, nhưng chúng tôi vẫn phải làm,” anh nói.

Tôi tiếp tục giảng chân tướng và hỏi xem liệu anh có phải là thành viên của ĐCSTQ không. Anh đáp là có.

Tôi đã bảo anh thoái đảng, anh đã đồng ý. Anh đã chủ động tìm hiểu tình huống của các học viên bị ĐCSTQ bức hại. Anh đã nhận được một cuộc gọi, và chúng tôi đã chia tay nhau.

Cảm tạ Sư phụ vì đã an bài để con có thể cứu được người cảnh sát này.

“Có cảnh sát nào mà không hiểu?”

Cứ sau mỗi lần giảng chân tướng xong cho cảnh sát, tôi lại có thêm những suy nghĩ tích cực. Tôi cũng thấy được những thiếu sót của mình. Tôi không thích nghe cảnh sát nói với mình rằng: “Đừng có ra ngoài mà tuyên truyền [Pháp Luân Công] nữa.” Tôi luôn muốn giảng rõ chân tướng cho họ.

Thông qua học Pháp, tôi đã ngộ ra rằng mình phải suy xét [tình huống] từ quan điểm của họ. Có một cảnh sát thường xuyên phụ trách việc chuyển công văn. Mỗi ca kéo dài đến cả 24 giờ đồng hồ, và anh cũng phải nghe đến 20 cuộc gọi mỗi ngày. Anh nghĩ rằng chúng tôi ra ngoài phát tài liệu và bị những người không minh bạch chân tướng gọi điện báo cho cảnh sát. Anh cũng không thực sự phản đối Pháp Luân Công.

Tôi nhớ lại lần đầu tiên tôi giảng chân tướng cho anh. “Nếu tôi nghe những người dân đó nói Pháp Luân Công là xấu, thì sao tôi có thể giữ im lặng để họ tiếp tục cho được?”

“Nếu đó là trường hợp mà chị có thể giải thích cho họ,” anh nói, “nhưng chị cũng đừng có đi ra đường và cố nói chuyện với tất cả mọi người.”

Điều này giúp tôi biết rằng, anh ấy hiểu được ĐCSTQ đã ngụy tạo những lời dối trá về Pháp Luân Công.

Tôi đã cho anh xem những tấm hình chụp học viên có tên là Cao Dung Dung, người đã bị biến dạng và tra tấn cho đến chết. Anh nhìn tấm hình và nói: “Hãy ném nó đi. Đừng cho những người khác xem khi chị ra ngoài đấy nhé.”

“Tôi không thể ném nó đi được. Vị trưởng đồn cảnh sát vẫn chưa được xem nó. Tôi cho cậu xem vì cậu không hiểu,” tôi nói.

“Ai không hiểu nào? Có cảnh sát nào không hiểu nào?”

Sau đó tôi đã có một cơ hội nữa để giảng chân tướng cho anh trong vòng gần hai giờ đồng hồ trong một sự kiện cộng đồng. Những người có mặt ở đó cũng lắng nghe. Anh ấy đã hiểu chân tướng và đồng ý thoái đảng sau khi tôi gặp anh ở bên ngoài đồn cảnh sát, nơi không có các máy quay.

Làm sao cảnh sát có thể phản ứng lại trước sự từ bi của học viên được?

Năm ngoái, sau khi tôi bị bắt giữ, cảnh sát đã lên kế hoạch chuyển tôi tới trại tạm giam. Lúc chúng tôi đang ở bên ngoài trại tạm giam này thì có một học viên ở hải ngoại đã gọi điện cho một cảnh sát. Số điện thoại của anh đã bị công bố trên Minh Huệ Net sau khi tôi bị bắt.

Một cảnh sát khác đang nghe cuộc gọi đã yêu cảnh sát kia ấn nút bật loa ngoài để tôi cũng có thể nghe được.

Tôi đã nghe được một giọng quen thuộc nói: “Các anh vẫn còn muốn bức hại [các học viên Pháp Luân Công] sao?”

Đó chính là Tiểu Lệ, một học viên mà trước đây đã cùng học Pháp chung với tôi. Một cảnh sát khen cô nói tiếng Trung phổ thông rất tốt. Sự từ bi của Tiểu Lệ đã khiến cảnh sát không thể từ chối nghe cô ấy nói. Cuối cùng một ảnh sát đã lấy chiếc điện thoại, tắt chế độ nghe loa ngoài, và nói với Tiểu Lệ: “Tôi gác máy đây!”

Tôi không nghe được Tiểu Lệ đáp lại, nhưng người cảnh sát lại nói lại: “Tôi gác máy đây!”

Tôi đã được thả ra hai ngày sau đó.

Trước đây tôi cảm thấy rằng cảnh sát đang bức hại chúng ta. Nhưng thực tế thì họ cũng là các chúng sinh đang chờ Đại Pháp đến cứu độ.

Lúc đọc Chuyển Pháp Luân, tôi đã nhớ lại việc đức Phật Thích Ca Mâu Ni có Pháp cao thâm có thể cho phép một người tu luyện viên mãn mang thân rời đi, nhưng, để giúp các đệ tử loại bỏ tối đa tâm chấp trước của mình, ông đã chọn đi con đường niết bàn. Con đường này được ông chọn vì ông đã từ bi coi chúng sinh hơn cả việc rời đi trong hào quang rực rỡ.

Tôi nhận ra rằng, dù trên bề mặt tôi đang làm vì lợi ích của người khác, nhưng thực tế tôi lại đang chứng thực bản thân mình. Giờ đây tôi đang nỗ lực cố gắng để luôn nghĩ cho người khác trong khi cứu độ họ.

Con xin cảm tự Sư phụ đã bảo hộ con! Xin cảm ơn các đồng tu vì sự trợ giúp của các bạn!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/21/339145.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/1/15/161139.html
Đăng ngày 7-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share