Tổng hợp của các học viên Pháp Luân Công tại Ấn Độ

[MINH HUỆ 10-3-2017] Một hội thảo tổ chức tại Đại học Presidency ở Kolkata, Ấn Độ đã hội tụ các chuyên gia từ khắp thế giới cùng thảo luận về tội ác diệt chủng. Các diễn giả trong đó có Luật sư nhân quyền quốc tế David Matas đã trình bày về cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra tại Trung Quốc và việc giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy tạng.

Sự kiện với chủ đề “Hội nghị quốc tế đa ngành về Ngăn chặn bạo lực hàng loạt và Đề cao sự khoan dung: Bài học từ lịch sử” đã được khoa Sử học của trường Đại học tổ chức vào ngày 27 và 28 tháng 2 năm 2017.

Hội nghị là một trong những sự kiện được tổ chức nhằm kỷ niệm 200 năm trường Cao đẳng Presidency và sau này là trường Đại học Presidency. Sự kiện cũng nhằm kỷ niệm việc đưa bộ môn Holocaust học, nghiên cứu về nạn diệt chủng Holocaust, vào giảng dạy sau đại học lần đầu tiên tại Châu Á, do tiễn sỹ Navras Aafreedi thuộc khoa Sử học thành lập.

a3a1b8d31cf8da6b0af2c7fc59e6fbbf.jpg
Một bộ phận thính giả tham dự Hội nghị Ngăn chặn bạo lực hàng loạt và Đề cao sự khoan dung tại Trường Đại học Presidency ở Kolkata

Các diễn giả ưu tú tham gia thảo luận nhóm là những diễn giả đến từ Anh, Mỹ, Canada, Úc, Áo, Israel, Bangladesh và Ấn Độ. Chủ đề của hội nghị lần này là về tội ác diệt chủng, nên ông Matas đã trình bày về cuộc bức hại và việc việc giết hại các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc mà ông cùng với cựu Quốc vụ khanh Canada tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ông David Kilgour đã tiến hành điều tra trong hơn một thập kỷ qua. Đây là lần đầu tiên nhiều thính giả biết đến những tội ác này.

0d4fc0c11ae9001eb3a58b06e3a4289f.jpg
Luật sư nhân quyền Canada David Matas thảo luận về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc

a600423d49023a161c97246809024bbc.jpg
Ông David Matas trả lời trong phần hỏi – đáp của Hội nghị

Ông David Matas đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến các con số và sự kiện trong phần hỏi đáp. Trong phần bế mạc vào ngày thứ hai, ông Matas đã chủ tọa một cuộc thảo luận bàn tròn giữa nhóm các diễn giả.

Ông Matas nói: “Một bài học mà tôi đề nghị chúng ta nên học hỏi từ hội nghị này đó là hội nghị tại trường đại học này và khóa học sau đại học mà nhà trường đang đưa vào chương trình học thuật là đáng giá. Nam Á còn cần nỗ lực để rút ra được những bài học về nạn giết người hàng loạt của mình, không chỉ cho chính mình mà còn cho cả thế giới. Việc nghiên cứu về những thảm kịch trong quá khứ của chính họ sẽ có thể là hy vọng giúp ngăn chặn những thảm kịch như vậy xảy ra trong tương lai tại khu vực này”.

Ông nói thêm: “Chúng ta trông đợi Nam Á rút ra được những bài học từ lịch sử của chính mình về bạo lực hàng loạt để chúng ta học hỏi, giúp chúng ta ngăn chặn bạo lực hàng loạt ở bất kỳ đâu và đề cao sự khoan dung trên toàn thế giới.”


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/3/10/162450.html
Đăng ngày 15-3-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share