[MINH HUỆ 14-12-2016] Trang Minh Huệ Net đã báo cáo một loạt các vụ việc gần đây mà các công tố viên, tòa án và các sở cảnh sát của Trung Quốc từ chối khởi tố các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ. Những vụ việc này đã phản ánh một thực tế rằng ngày càng có nhiều cơ quan tư pháp và các cán bộ thực thi pháp luật, những người đã bị ảnh hưởng bởi chiến dịch tuyên truyền lừa dối của nhà nước đã dần dần hiểu được Pháp Luân Công – Một môn tu luyện tinh thần cổ xưa của Trung Quốc dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Với sự kháng nghị ôn hòa trước cuộc bức hại và việc kiên trì giảng thanh chân tướng của các học viên về các nguyên lý và lợi ích của Pháp Luân Công, cũng như tính hợp hiến của môn tu luyện, nhiều người trong lĩnh vực tư pháp và hành pháp giờ đây đã nhận ra rằng bản thân cuộc bức hại này là sai trái và phi pháp. Nhiều người đã bắt đầu đặt câu hỏi về sự tuân thủ mù quáng đối với chính sách bức hại bạo lực suốt 17 năm qua và thậm chí còn bắt đầu trợ giúp các học viên bị bức hại.
Dưới đây là các vụ việc phản ánh xu hướng đang gia tăng này và điều này cho thấy cuộc bức hại kéo dài 17 năm sắp chấm dứt.
Tòa án Sơn Tây từ chối buộc tội, cảnh sát thả học viên
Bà Lý Mỹ Linh, một người dân ở thành phố Hầu Mã, tỉnh Sơn Tây bị bắt ngày 25 tháng 9 năm 2015 khi đang phân phát tài liệu thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Viện kiểm sát địa phương đã ban hành lệnh bắt giữ chính thức vào ngày 30 tháng 10 và chuyển vụ việc của bà lên tòa án địa phương.
Tuy nhiên, tòa án đã từ chối khởi tố bà Lý. Cơ quan tư pháp địa phương cũng không muốn tham gia vụ việc khi Viện kiểm sát đề nghị cho ý kiến. Cảnh sát không có lựa chọn nào khác là đành phải thả bà Lý trước thời hạn giam giữ 6 tháng và bà đã được thả vào ngày 25 tháng 3 năm 2016.
Học viên tỉnh Hà Bắc được miễn khởi tố
Ngày 21 tháng 10 năm 2015, ông Dương Kiến Bình, một người dân thành phố ở Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc bị bắt giữ khi đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Cảnh sát đã giữ xe của ông và tịch thu hơn 600 bản phô tô các tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Sau khi bị bắt, ông Dương được đưa đến Trại tạm giam huyện Mặc Kỳ.
Trong 5 tháng, gia đình ông Dương, những người ủng hộ và luật sư đã liên tục tìm cách giải cứu ông. Trong thời gian này, Viện Kiểm sát đã hai lần trả hồ sơ vụ án về cho cảnh sát yêu cầu bổ sung chứng cứ.
Khi cảnh sát không cung cấp được chứng cứ cho thấy ông Dương đã gây thiệt hại cho người dân hay cho xã hội nói chung, ông Dương đã được thả ra vào ngày 30 tháng 3 năm 2016, sau 5 tháng bị giam giữ.
Luật sư của ông Dương đã phát biểu sau khi thân chủ của mình được thả rằng: “Tôi rất vui vì trong vụ việc này, các công tố viên đã hành xử theo lương tâm của mình chứ không mù quáng tuân thủ chính sách bức hại trên toàn quốc”.
Các công tố viên tỉnh Liêu Ninh từ chối buộc tội
Lưu Á Dân và Tôn Hồng Binh, hai người dân ở quận Xương Đồ, tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt giữ vào ngày 28 tháng 6 năm 2016. Hồ sơ vụ việc của họ được chuyển lên Viện kiểm sát huyện vào ngày 2 tháng 8.
Cùng ngày, các học viên địa phương đã giảng chân tướng cho các công tố viên về Pháp Luân Công và giải thích tại sao cuộc bức hại là sai trái.
Các công tố viên đã quyết định không tiến hành khởi tố và thông báo cho sở cảnh sát địa phương.
Cả hai học viên này đã được thả vào ngày 3 tháng 8.
Công tố viên tỉnh Giang Tô không thông qua việc bắt giữ
Ông Cố Vinh Phong, 53 tuổi, một người dân thành ở phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô bị bắt ngày 3 tháng 9 năm 2016 vì đã nói chuyện với người dân ở thành phố Giang Âm về Pháp Luân Công và cuộc bức hại.
Ngày 5 tháng 9, cảnh sát đã tới tiến hành lục soát nhà ông và nói với vợ ông rằng, ông có thể sẽ bị kết án nhiều năm tù.
Khi bị giam giữ ở đồn cảnh sát, ông Cố đã từ chối từ bỏ bỏ đức tin của mình và giảng chân tướng cho các nhân viên cảnh sát về Pháp Luân Công. Gia đình ông đã thuê một luật sư và ông đã gặp luật sư vào ngày 18 tháng 9. Sáng hôm sau, luật sư và gia đình ông đã tới đồn cảnh sát và phát hiện rằng việc bắt giữ ông Cố đã không được thông qua với lý do thiếu chứng cứ về hành vi phạm pháp.
Viện kiểm sát Quận Diên Khánh (Bắc Kinh) quyết định không truy tố học viên
Ngày 26 tháng 11 năm 2015, bà Tần Quang Vinh, một người dân ở quận Diên Khánh, thành phố Bắc Kinh đã bị cảnh sát bắt giữ. Trong khi chờ xét xử, Viện kiểm sát địa phương đã hai lần trả hồ sơ vụ án cho cảnh sát với lý do không đủ chứng cứ.
Mặc dù cảnh sát đã thu thập thêm các chứng cứ bổ sung nhằm cáo buộc bà Tần, nhưng cuối cùng Viện kiểm sát vẫn bác bỏ vụ việc với lý do chứng cứ không chứng minh được bà Tần đã có hành vi phạm pháp.
Bà Tần đã được đưa cho 2 văn bản, trong đó một văn bản chỉ ra rằng quyết định của Viện kiểm sát là không truy tố bà, 1 văn bản khác khẳng định rằng “thời gian tại ngoại” của bà đã kết thúc và bà được hoàn toàn được tự do.
Văn bản đầu tiên chỉ ra rằng: “Căn cứ theo điều tra của Viện kiểm sát … và điều tra của cảnh sát, các tài liệu thông tin có cùng dạng thức và không vượt quá số lượng cho phép phục vụ mục đích sử dụng cá nhân. Các cáo buộc của sở Công an Diên Khánh không có cơ sở thực tế và chứng cứ đầy đủ. Do vậy, không đáp ứng các yêu cầu để tiến hành truy tố. Theo Khoản 4 Điều 171 Luật tố tụng hình sự của nước CHND Trung Quốc, Viện kiểm sát quyết định không truy tố bà Tần Quang Vinh.”
Học viên tỉnh Liêu Ninh được thả vô tội
Bà Lưu Nguy, một giáo viên trung học thuộc quận Tuy Trung, tỉnh Liêu Ninh bị bắt ngày 2 tháng 11 năm 2016. Bảy ngày sau, sở cảnh sát chuyển hồ sơ vụ việc của bà lên Viện kiểm sát địa phương. Công tố viên thấy không đủ chứng cứ để bắt giữ bà Lưu, và bà đã được thả trong cùng ngày hôm đó.
Công tố viên thấy không có chứng cứ cáo buộc học viên
Ngày 9 tháng 10, bà Khuất Thụ Vinh, người dân thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ bị đưa ra xét xử với tội danh “sử dụng tà giáo nhằm phá hoại việc thực thi pháp luật” – một tội danh được Đảng cộng sản Trung Quốc định sẵn nhằm bỏ tù các học viên Pháp Luân Công trong chiến dịch “nhổ tận gốc” môn tu luyện tinh thần này.
Phiên xét xử bà Khuất diễn ra sau 4 lần Viện kiểm sát quận Long Sa trả lại hồ sơ vụ việc cho đồn cảnh sát Ngũ Long với lý do không đủ chứng cứ.
Luật sư của bà Khuất biện luận rằng không có một quy định pháp luật nào của Trung Quốc cho thấy việc tu luyện Pháp Luân Công là phạm pháp và cho rằng bà Khuất không bao giờ phải bị truy tố vì thực hiện quyền tự do tín ngưỡng đã được hiến pháp thừa nhận.
Chủ tọa phiên tòa đồng ý cho phép các luật sư rời chỗ để phản bác chứng cứ truy tố và kết luận rằng chứng cứ được thu thập là trái pháp luật và do vậy không thể được chấp nhận. Ông đã cho hoãn lại phiên xét xử mà không đưa ra một phán quyết nào.
Công tố viên Đỗ Diễm Giao đã nói với gia đình bà Khuất rằng: “Các luật sư đã biện luật rất ngay chính và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Vụ việc sẽ này có ảnh hưởng lớn. Chúng tôi nên cân nhắc các phán quyết đối với các học viên Pháp Luân Công trong thời gian tới. Không nên đưa ra các bản án nặng.”
Công tố viên Đỗ đã trả lại hồ sơ vụ việc của bà Khuất cho sở cảnh sát và trong đó chỉ rõ rằng bà Khuất nên được thả.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/14/338926.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/15/160341.html
Đăng ngày 18-2-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản