Bài viết của người nhà một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-12-2016] Vợ tôi là một học viên Pháp Luân Công và tôi hoàn toàn ủng hộ việc cô ấy tu luyện. Đã nhiều năm qua kể từ khi Pháp Luân Công bị cấm ở Trung Quốc từ năm 1999, chúng tôi đã phải trải qua nhiều ngày tháng khó khăn, thậm chí còn bị ép buộc phải rời khỏi nhà một năm để tránh bị bức hại. Năm trước, vợ tôi lại bị các viên chức thẩm vấn một lần nữa vì đệ đơn kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân vì tội ác đàn áp Pháp Luân Công.

Nhưng cho dù có việc gì xảy ra, tôi vẫn luôn ở cạnh cô ấy. Đó là bởi vì tôi biết rằng vợ tôi đang làm việc đúng đắn và cô ấy xứng đáng nhận được sự tôn trọng của tôi.

Tay trong tay

Tôi vẫn nhớ năm vợ tôi bị đưa vào trại lao động cưỡng bức. Tôi đã liên hệ với luật sư, nhưng sau khi biết vợ tôi đã bị đưa vào trại lao động cưỡng bức rồi thì luật sư đã từ chối vụ việc.

Tôi mang đồ ăn và quần áo mới mua tới thẳng trại trại giam nhưng bị nhân viên gác cổng chặn lại ở ngoài. Nhân viên gác cổng nói với tôi: “Một tháng chỉ được thăm một lần. Ông có thể để quần áo ở đây, nhưng đồ ăn thì không.”

Một tuần sau, tôi lại tới thăm cô ấy. Nhìn thấy vợ đang ngồi phía sau tấm kính lớn trong phòng thăm hỏi, tôi hỏi vợ: “Mọi việc thế nào? Có ai ngược đãi em không? Em có thể kể với anh mọi chuyện, vì anh đã có kế hoạch thuê một luật sư ở Bắc Kinh để bào chữa cho em.”

Nhân viên giám sát rất ngạc nhiên trước những lời của tôi và nhắc rằng tôi chỉ được thăm 10 phút.

Lo lắng về tình trạng của cô ấy nên tôi tiếp tục nói: “Em có cần thêm tiền không và thêm quần áo không? Hiện tại, anh đang ở cùng với bố mẹ em. Hàng tháng anh sẽ tới thăm em và sẽ mang bất cứ thứ gì em cần. ”

Vợ tôi không nói nhiều. Nhưng những lời nói của tôi khiến cô ấy cảm động và nở nụ cười.

Quay trở lại phòng đăng ký, tôi nhìn qua cửa sổ thấy vợ đang đợi để nhận quần áo tôi mang đến ở một phòng khác. Tôi tiến đến chỗ vợ, không quan tâm tới một lính canh đang ra lệnh cho tôi dừng lại, tôi đưa cánh tay qua cửa sổ và nói: “Lại đây, em yêu.”

Lính canh ở gần vợ tôi nhìn tôi và nói: “Anh đang làm gì đó? Anh có muốn bay qua cửa sổ không?”

Tôi đáp lại: “Tất nhiên là không, vì tôi không có cánh.”

Vợ tôi tháo đôi găng tay rách ra và choàng tay ôm lấy tôi.

Viên lính canh cười chúng tôi và nói: “Đừng lo, chúng tôi sẽ chăm sóc cô ấy chu đáo.”

Sau này tôi mới được biết rằng, những việc tôi làm cho vợ đã khiến các lính canh cảm động và nhiều lính canh trong trại lao động đã đối xử tốt với vợ tôi kể từ đó.

Sự trợ giúp của các học viên khác

Mặc dù không tìm được một luật sư nào đồng ý nhận bào chữa cho vụ việc của vợ tôi, nhưng tôi lên mạng và học rất nhiều về thủ tục kháng cáo. Luôn luôn có những học viên sẵn sàng đi cùng với tôi trong suốt thời gian tôi đến sở cảnh sát, đồn cảnh sát địa phương và trụ sở kháng cáo.

Một lần khi tôi đến sở cảnh sát, hơn 300 học viên đã tới hỗ trợ tôi. Từ cửa vào đồn cảnh sát, chúng tôi gần như đứng toàn bộ lối đi cho người đi bộ

Một nhân viên hỏi: “Cái gì đang diễn ra ở đây vậy? Chúng tôi chỉ đồng ý cho năm người đến.”

Sự hỗ trợ nhiệt tình của các học viên đã khiến tôi cảm động.

Thời gian trôi qua, rất nhiều học viên tới thăm tôi. Họ cũng mang đồ ăn cho tôi và con tôi. Tôi rất cảm ơn họ.

Viết nhiều bức thư

Cuộc sống thiếu vắng sự chăm sóc của vợ thực sự rất khó khăn cho hai cha con tôi. Một lần tôi phải đưa con gái ra ngoài để giảm sự trầm cảm của cháu. Chúng tôi đi bộ từ hết cửa hàng này tới cửa hàng khác, cả hai chúng tôi đều không muốn về nhà, đến khi chuyến xe buýt cuối cùng tới thì chúng tôi mới lên xe về nhà.

Một người bạn gợi ý tôi ly dị vợ, không cần suy nghĩ, tôi đáp: “Vợ tôi không làm gì sai cả. Tôi không thể làm cho cô ấy sống khổ thêm nữa. Thực tế, tôi sẽ trợ giúp vợ tôi nhiều nhất có thể.”

Để giết thời gian và để liên hệ với vợ, tôi đã viết nhiều lá thư. Mặc dù không có gì để nói nhiều, tôi luôn nhắc vợ hãy suy nghĩ lạc quan về hiện tại và tương lai. Thậm chí suốt thời gian tôi bị tạm thời nghỉ việc, tôi cũng không để cô ấy biết vì không muốn cô ấy phải lo lắng cho tôi.

Một lần tôi rất mừng khi nhận được thư của vợ. Trên đường về nhà, tôi giữ chặt bức thư trên ngực như thể sợ nó bay mất. Về nhà, tôi bóc thư ra đọc và cảm động rơi nước mặt. Nhìn những con chim đang bay ngoài của sổ, tôi hy vọng một ngày nào đó, cuộc sống của chúng tôi cũng sẽ được tự do như chúng.

Nỗ lực của tôi không uổng phí

Một ngày, một nhân viên trong trại lao động gọi cho tôi và nói tôi gửi cho vợ 1000 nhân dân tệ. Tôi bảo với cô ta rằng tôi muốn nói chuyện trực tiếp với vợ tôi: “Nếu cô ấy cần tiền, tôi sẽ gửi tiền ngay – nó không thành vấn đề nếu là 1.000 hay 10.000 nhân dân tệ.”

Nhưng người nhân viên trại giam đó đã thẳng thừng từ chối và nói: “Ở đây không có điện thoại!”

Tôi đáp lại: “Không nói chuyện được với vợ tôi thì làm sao tôi biết được cô ấy cần tiền?” Tôi tiếp tục nói và tôi hy vọng điều đó sẽ khiến tôi được phép nói chuyện với vợ: “Ngày nay, ngay cả những khu vực nông thôn cũng có điện thoại, tai sao ở đây lại không có?”

Sau đó tôi nói với người nhân viên đó rằng, chừng nào mà tôi chưa nhận được quyết định của trại lao động, tôi có thể khiếu nại pháp lý tới Phòng Kiểm sát. Sau đó người nhân viên đó nói, cô ấy có thể chuyển lời tới vợ tôi. Tôi nói: “Hãy giúp tôi nói với vợ tôi rằng tôi sẽ thuê một luật sư ở Bắc Kinh để giải quyết bất kỳ những sự ngược đãi nào mà cô phải chịu đựng trong thời gian ở trại lao động.”

“Tôi sẽ giúp vợ tôi bất cứ điều gì có thể, ngay cả việc tôi có thể mất mạng.”

Không lâu sau, khi được gặp vợ trong trại giam, một quản lý hỏi tôi tại sao tôi lại có thái độ không tốt trong suốt cuộc điện thoại.

“Tôi chỉ hỏi tại sao tôi không thể nói chuyện với vợ tôi qua điện thoại? Tại sao tôi không được thông báo vợ của tôi bị đưa đến trại lao động? Tại sao?”

Người quản lý nói rằng tôi là người đầu tiên dám nói như thế với họ.

Có nhiều lần khi tôi tới trại lao động, nhân viên trại giam nói rằng chuyến thăm của tôi đã bị hủy. Lần đầu tiên, tôi yêu cầu gặp cấp trên của cô ta. Cấp trên của cô ta nói chuyến thăm của tôi bị hủy vì vợ tôi không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Tôi tức giận nói “Đó không phải là việc của cô!” và rời đi.

Một tháng sau, tôi nói với nhân viên đã từ chối chuyến thăm của tôi rằng tôi phải gặp vợ tôi để xem cô ấy có ổn hay không. Nếu không, tôi sẽ kiện họ lên Ủy ban Chính trị Pháp Luật (UBCTPL). Sau đó viên chức mang tờ giấy do vợ tôi viết rằng cô ấy vẫn khỏe. Một nhân viên khác nói với tôi rằng, trước đây, điều này chưa từng được phép trong trại lao động .

Một tháng sau, tôi lại được trả lời rằng không được phép thăm vợ. Khi tôi yêu cầu gặp cấp trên của cô ta, một nhân viên nói không và chặn đường tôi. Tôi nói: “Anh có biết rằng anh đang vi phạm pháp luật không?”

Tôi tự nhủ, không có vấn đề gì, tôi phải bảo vệ vợ mình. Trước sự ngạc nhiên của tôi, người nhân viên đó nói, anh ấy chỉ là một nhân viên an ninh và nói: “Có nhiều điều nằm ngoài tấm kiểm soát của tôi.”

Cuối cùng, một tháng sau, tôi đã có thể gặp được vợ tôi. Ngạc nghiên và xúc động, tôi nói với vợ tôi về bố mẹ và cô con gái nhỏ và động viên: “Em đừng lo, mọi việc ở nhà vẫn ổn cả.” Một nhân viên đứng cạnh vợ tôi nói rằng cô đã nghe kể về những bức thư tôi đã viết cho vợ và cô ấy sẽ để chuyến thăm của tôi kéo dài thêm 15 phút.

Sau khi vợ tôi được thả, cô ấy kể rằng tất cả những nỗ lực của tôi để giúp cô ấy đã khởi tác dụng. “Các nhân viên và lính canh thường nói về điều đó, họ nói rằng, nếu có chuyện gì xảy ra với em thì anh sẽ khiến họ phải khốn đốn.”

Điều đó khiến tôi ngạc nhiên. Tôi không phải là người hay gây rắc rối. Chỉ là khi gia đình và bạn bè gặp những điều sai trái mà không có lý do, chúng ta phải đứng lên bảo vệ họ. Sau tất cả, nếu chúng ta không làm điều đó thì ai sẽ làm?

Hiện tại tôi có một công việc ổn định và tôi rất hài lòng về điều đó. Bạn bè tôi nói rằng tôi là một người may mắn. Với tôi, tôi hiểu rằng khi chúng ta hành động dựa trên lương tâm và làm những việc đúng đắn thì chúng ta sẽ được ban phước.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/25/339357.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/1/7/161048.html

Đăng ngày 16-2-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share