Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[Minh Huệ 09-1-2017] Không lâu sau khi kết hôn, tôi đã rất đau đầu với cách cư xử của chồng tôi. Tôi phát hiện ra rằng anh ấy lười biếng, không chú trọng đến dáng vẻ bề ngoài và còn không thích làm việc nhà.

Anh ấy thường làm việc ở nhà, nhưng lại dành nhiều thời gian lên mạng internet để xem phim và chơi game. Anh ấy ngủ rất nhiều. Anh ấy chưa bao giờ tự giác làm bất cứ công việc nhà nào mà còn lười đến mức ăn ở cũng không vệ sinh. Tôi thì ngược lại, tôi phải đi làm từ sáng sớm và làm việc nhiều giờ mỗi ngày.

Tôi cảm thấy không hài lòng về tình trạng lôi thôi của anh ấy, nhưng là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi nghĩ rằng mình phải chịu đựng những hành vi này của anh ấy.

Anh ấy đã bảo sẽ thay đổi những thói quen xấu, nhưng ngày qua tháng lại, anh lại càng lười hơn. Tôi đã mất kiên nhẫn và thậm chí vài lần còn cãi nhau với anh.

Nhiều chấp trước của tôi đã biểu hiện ra trong những lần xung đột này. Tôi hướng nội và xét lại những lỗi lầm của mình. Sau mỗi lần gây gổ với anh, tôi lại cảm thấy thật xấu hổ và hối hận, do vậy mà mối quan hệ của chúng tôi không bị ảnh hưởng nặng nề bởi những lần cãi vã như thế.

Cho dù những rắc rối giữa chúng tôi đều được hóa giải mỗi khi tôi phân định rằng mình đã góp phần vào những xung đột đó như thế nào, thì cái tâm không tôn trọng chồng tôi vẫn chưa được xóa bỏ. Tôi vẫn còn nghĩ rằng anh ấy đã lãng phí thời gian, thiếu chí cầu tiến, ích kỷ, lười biếng và không có một phẩm chất tốt đẹp nào để bù lại những khuyết điểm đó.

Nói chung, tôi đã xem thường anh.

Tôi hiểu rằng thái độ này không đúng và rằng tôi đang rơi vào trạng thái mà người tu luyện không nên có. Những niệm đầu như thế dần dần sẽ hủy hoại hôn nhân của chúng tôi. Mỗi ngày, tôi đều cố gắng buông bỏ chủng nhân tâm này, nhưng mỗi khi nhìn cách xử sự của anh ấy, suy nghĩ đó lại trở lại.

Sư phụ giảng cho chúng ta:

“ Sinh mệnh tương lai đều là ‘vị tha’, sinh mệnh quá khứ là ‘vị tư’. (vỗ tay) Có những sinh mệnh vì lợi ích bản thân mà chẳng quản chi đến sinh mệnh khác, điều này biểu hiện ra ở thế gian cũng là rõ ràng quá rồi. Có người ở thế gian chỉ vì khẩu khí của mình, mà chẳng quản gì cả cứ làm hại người khác, luôn không có nghĩ cho người khác. Cái ‘tư’ đó có người biểu hiện ra là ác phi thường, có người chuyên môn tìm người để bắt nạt, toàn là coi thường người khác. Nào có ai cho họ cái quyền lực như thế. Chư vị không được như thế, người tu luyện Đại Pháp đều không được như thế.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004”)

Khi đọc đoạn kinh văn của Sư phụ, tôi nhận ra nguyên nhân của tâm xem thường chồng tôi là do vị tư – đó chính là chấp trước của tôi. Tôi đã hình thành một thói quen xấu mất rồi, và do đó, không thể nhận ra.

Tôi đã dùng những tiêu chuẩn của mình để đo lường anh và chỉ thấy rằng anh lười biếng, chỉ thích làm những gì anh muốn và không có mong muốn trở thành một người giỏi giang và có năng lực. Tôi đã hy vọng rằng anh sẽ làm nhiều việc nhà hơn vì tôi không muốn mất quá nhiều thời gian và công sức để trông nom nhà cửa. Tôi cảm thấy không vui khi anh lãng phí thời gian mỗi ngày vào việc lướt web, mạng xã hội và chơi game.

Tôi đã dùng những yêu cầu thật cao để đo lường anh bởi cái tâm chật hẹp của mình. Và như thế, tôi đã hoàn toàn không tôn trọng anh.

Tôi hiểu rằng vô lượng vô số sinh mệnh trong vũ trụ có bản chất khác nhau hoặc thậm chí đối nghịch với nhau. Nhưng vũ trụ viên dung tất cả. Sư phụ từ bi vĩ đại không để tôi rớt lại phía sau, dù cho tôi không là một đệ tử tinh tấn. Sư phụ thực sự vị tha.

Tôi tiếp tục hướng nội và thấy rằng mặc dù tôi đang nhẫn với người chồng tôi, nhưng đó không phải là cái nhẫn của một người tu luyện thực sự. Tôi đang làm việc ấy bởi vì là một người tu luyện, tôi phải chịu đựng anh.

Sư phụ giảng:

“Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (“Thế nào là Nhẫn?”(Tinh tấn yếu chỉ)

Sau khi phát hiện những chấp trước và vị tư này, tôi không còn xem thường chồng tôi nữa. Và rồi, gia đình chúng tôi không còn xung đột nữa.

Tôi tôn trọng chồng tôi và để cho anh ấy làm những gì anh thích. Anh không thích làm việc nhà, thì tôi sẽ làm việc nhà nhiều hơn và không phàn nàn hoặc cảm thấy bất công.

Sư phụ giảng cho chúng ta:

“Cật khổ đương thành lạc.
Lao thân bất toán khổ,”

Tạm dịch

Coi khổ như hỷ lạc.
Nhọc thân nào đáng mấy,

(“Khổ kỳ tâm chí – Hồng Ngâm”)

Tôi bắt đầu học cách làm người tốt hơn qua việc dung hợp với các nguyên lý của Đại Pháp, và rồi hôn nhân của chúng tôi đã trở nên hài hòa.

Có nhiều người rất ngạc nhiên trước sự thay đổi của chúng tôi. Tôi nói với họ rằng đó là nhờ Đại Pháp, Đại Pháp đã làm tâm tôi trở nên khoáng đạt, làm tôi hiểu rõ các nguyên lý sâu sắc và làm tôi trở thành một người tốt hơn.

Sư phụ giảng:

“ Người tu luyện Đại Pháp phát hiện rằng trong bản thân mình có ‘tư’, đó chính là dần dần khắc phục nó. Nhận thức ra được thì chư vị chính là dấn thêm một bước trong tu luyện, bởi vì người không tu luyện nhận thức không ra điểm này đâu, cũng không nghĩ đến vấn đề bản thân mình có tự tư hay không tự tư, chỉ có người tu luyện mới thường xuyên quay trở lại nhìn vào chính mình, hướng nội mà tìm.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004”)

Tôi có những trải nghiệm cá nhân rằng Đại Pháp là một con đường chân chính. Đại Pháp mang lại cho con người thân thể khỏe mạnh, phẩm hạnh cao thượng và gia đình hòa ái. Đại Pháp còn mang đến sự cải thiện tốt đẹp những mối quan hệ giữa người với người.


Bản tiếng Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/20-339109.html

Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2017/1/9/161068.html

Đăng ngày 12-2-2017. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share