Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 30-10-2016] Gần đây, do mẹ tôi (cũng là đồng tu) bị bắt giữ, tôi có duyên gặp gỡ một số cán bộ công an, trong quá trình tiếp xúc với họ, tôi có một số thể hội xin được viết ra chia sẻ giao lưu với các đồng tu. Có điểm nào thiếu sót, mong các đồng tu từ bi chỉ giúp.

Công việc của tôi là bán hàng, trong giới bán hàng thường có câu nói rằng: “Bán hàng tuyệt đối không phải là sự lấy lòng khách hàng, càng không phải ăn nói khép nép cầu xin khách hàng, mà giống như người bạn, đứng tại lập trường của khách hàng, đưa ra ý kiến hợp lý, nghĩ cho khách hàng, không mang mục đích ép buộc thuyết phục, khi bạn làm được như thế, việc bán hàng sẽ thuận lợi.” Đó là cảm nhận thiết thân của người thường đối với việc bán hàng mà nói, biểu thị một trạng thái có thể tiếp nhận của hai bên trong quán trình bán hàng. Vì thế tôi nghĩ tới việc đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng.

Người đầu tiên tôi tiếp xúc tại trung tâm thụ lý vụ án của cục công an, là một nữ cán bộ, cô không mang nhiều biểu hiện của nhân tố ác, cô nói với tôi một câu: “Cảnh sát cũng là con người.” Tuy tôi vẫn chưa đả khai được mối khúc mắc trong tâm cô nhưng tôi cảm giác sâu thẳm sinh mệnh trong cô khao khát được biết chân tướng, cái khát vọng đó cần đệ tử Đại Pháp dùng từ bi và lý trí để nói cho cô, không phải là thuyết giáo lý luận, không phải là tranh biện.

Vài ngày trước, lần đầu tới Viện Kiểm sát phản ánh tình huống, một cán bộ phụ trách phòng bắt giam lấy điện thoại ra cho tôi xem danh sách các cuộc gọi: “Từ khi tiếp nhận các trường hợp Pháp Luân Công của anh chị, mỗi ngày tôi đều nhận được các cuộc gọi như thế này, từ Hong Kong, nước ngoài, ở đâu cũng có, anh chị xem những người này đều ở đây làm gì, hễ nói là bảo chúng tôi bức hại học viên Pháp Luân Công, nào là thanh lý, báo ứng, cứ gọi liên tiếp không ngừng, cũng chẳng có trao đổi, vừa đóng máy một chút lại có cuộc gọi tiếp, có lúc không chịu được tôi tự hỏi các anh chị rốt cuộc muốn gì? Sau đó tôi đã phản ánh tình hình tới cấp trên.”

Trong quá trình trò chuyện với người cán bộ này tôi cảm thấy sự tức giận của anh, đây là một dạng đày đọa “quấy nhiễu” không cách nào thoát, tôi cũng cảm thấy sự chịu đựng của anh ấy, đây là nỗi khổ chỉ có thể cảm nhận chứ không nói được. Con người cần sự giao lưu trao đổi, chứ không chỉ có tiếp nhận thông tin. Tôi cùng bốn đồng tu đứng trước mặt anh, dùng ngữ khí hòa ái thân thiện nói với anh vì sao cần gọi điện cho anh, vì muốn để anh có thể liễu giải Pháp Luân Công, chủ yếu hơn là hy vọng vào việc anh sẽ hiểu rõ chân tướng, hiện tại cấp bên trên đang kiểm tra lại việc xử phạt sai chặt chẽ như thế, lại còn khởi xướng chế độ chịu trách nhiệm suốt đời, nếu anh không hiểu toàn diện, sau này quy ra trách nhiệm, anh sẽ bị chịu tổn thất. Nghe xong anh hiểu ra chân tướng, thể hiện rất đồng tình và hiểu.

Ở đây không phải chỉ trích đồng tu làm chưa tốt, đồng tu có thể nghĩ tới việc ứng cứu đồng tu bị bắt giữ, có thể bất chấp nguy hiểm gọi điện thoại giảng chân tướng cho cán bộ kiểm sát, viết thư… các phương pháp giảng chân tướng khác, xuất phát điểm không sai, nhưng chúng ta chỉ làm tốt được một phần, chúng ta có thể bao nhiêu phần là đứng trên lập trường của người cán bộ kiếm sát, đứng tại cơ điểm nghĩ cho sinh mệnh đó, tưởng tượng người đó ở trước mặt mình, chân chính từ bi, chân thành suy xét họ như người bạn, người thân? Hay chỉ là nói những lời giáo huấn đạo lý và dọa dẫm người thường? Không nên, trong người thường rất nhiều cách giải quyết vấn đề cứng nhắc, thuyết phục, chúng ta không như thế, chúng ta là đệ tử Đại Pháp, chúng ta cần thiện với chúng sinh.

Trước đây đọc “Chân Thiện Nhẫn” tôi đều nghĩ tới từng chữ một, sáng sớm hôm nay tôi đột nhiên nghĩ tới “Chân Thiện” “Chân Nhẫn” có phải chưa làm được không. Hiện tại chính sách của Đại lục còn có những hạn chế ràng buộc nhất định đối với cán bộ luật pháp, rất nhiều người muốn sinh tồn dưới thể chế của đảng cộng sản, lại không muốn mất hết lương tri, họ sợ nghe những từ như “thanh lý”, “báo ứng”, cũng khiến họ không biết thế nào là nội tâm tốt đẹp, có lẽ muốn nghe những lời ấm áp, đó là sự quan tâm thực sự giữa sinh mệnh đối với sinh mệnh, cách tiếp cận đó giúp họ thấy được sự đồng cảm, cũng khiến họ tự nguyện vứt bỏ sự nghiêm nghị, thể diện của cái tôi cố thủ, thể hiện ra khát vọng sâu thẳm trong tâm của sinh mệnh, chân tướng như vậy cũng không dễ mà giảng ra được nhưng cũng không phải là khó, bởi vì trong Pháp chứa đựng tất cả, Sư phụ cũng đã giảng cho chúng ta, nhưng không nhất định là chúng ta hoàn toàn tiếp thụ và làm được.

Cũng như thái độ của chúng ta với đồng tu cũng vậy, chúng ta luôn đứng tại vị trí của bản thân mình, đưa Pháp của Sư phụ ra, cứ muốn thay đổi người khác, chỉ trích, phàn nàn, lấy cớ là “nghĩ cho người khác”, ép người khác phải thừa nhận.

Trước đây tôi thường đưa ra ý kiến cho người khác, cũng với suy nghĩ là mình muốn tốt cho họ, có thể tiếp nhận hay không tùy thuộc vào tâm của họ. Giờ nghĩ lại tôi thấy thật là vô tri. Nghĩ lại một đoạn đối thoại giữa Khổng Tử và người học trò của mình, đại ý là: khuyên người khác mà họ không muốn tiếp thụ, trò cần phải xem xét thái độ của bản thân mình đã đúng chưa. Theo tôi hiểu, thiện lương, không phải là thuyết giáo, không phải là người giáo viên tốt, mà là đặt mình vào vị trí người khác để cùng cảm nhận với họ, dùng tâm bao dung rộng lớn để hiểu người khác, nếu mình không ở vị trí người khác thì không có quyền bình luận họ làm tốt hay không tốt, nhưng ta tin, tin tưởng người khác vô điều kiện, cổ vũ, giúp đỡ, thành ý bao dung, đó là một biểu hiện của thiện, cho đi điều thiện sẽ nhận được sinh mệnh đáp lại.

Hiệu quả của giảng chân tướng thực sự phản ánh cảnh giới của người tu luyện, bản thân chúng ta không làm tốt, không nghe theo lời Sư phụ, hiệu quả phát chính niệm như thế nào, cũng phụ thuộc vào tâm và thái độ của chúng ta, chẳng phải vậy sao?

Trong chia sẻ có điểm nào không nằm trong Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ giúp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/13/336240.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/6/159840.html

Đăng ngày 15-1-2017; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share