Đệ tử Đại Pháp ở Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 18-12-2016] Năm 2012, ở thành phố tôi có một số đồng tu bị bắt, khi đó chúng tôi ngộ rằng cần mời luật sư biện hộ cho các đồng tu, đồng thời lợi dụng cơ hội này để giảng chân tướng cho giới luật sư và nhân viên viện kiểm soát địa phương. Trong quá trình này, chúng tôi cũng liên tục hướng nội tìm, buông bỏ tâm sợ hãi, phối hợp chỉnh thể. Khi đó các việc phát tài liệu, dán biểu ngữ, giảng chân tướng trực tiếp đều làm được rất tốt, chúng tôi thậm chí buông bỏ tâm chấp trước muốn cứu đồng tu khỏi giam giữ, thầm nghĩ để cho luật sư có thể nói vài câu Pháp Luân Công không phạm pháp tại tòa án. Nhưng sự việc lại không như mong muốn, đồng tu thứ nhất còn chưa ra tòa thì đã bị bệnh trạng xuất huyết não, sau khi được thả ra một tuần thì qua đời. Tà ác mở phiên tòa qua loa đối với đồng tu thứ hai, rõ ràng không thông báo cho luật sư đã tuyên án rồi. Bản án của đồng tu thứ ba theo lời của luật sư mà nói: trong trường hợp xấu nhất của xấu nhất dựa trên cách họ (tà đảng) nói cũng không thể kết án (bởi vì tà ác tra xét nhà cũng chỉ tìm ra vài quyển sách Đại Pháp mà thôi), thế nhưng tà ác không thông báo cho luật sư đã lén lút mở phiên tòa tuyên án xong.

Sư phụ giảng:

“Trước đây tôi đã giảng, tôi nói rằng trên thực tế hết thảy những gì phát sinh tại xã hội người thường, hiện nay, đều là do tâm các đệ tử Đại Pháp tạo thành.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002)

Mấy năm nay, tôi liên tục hướng nội để tìm xem rốt cuộc chúng tôi sai ở đâu? Có một lần cùng một đồng tu trao đổi, anh ấy nói: Lúc đó anh ấy nói với rất nhiều đồng sự và bạn bè rằng có luật sư muốn biện hộ cho đệ tử Pháp Luân Công, mời bọn họ đi dự thính, nghĩ rằng cái này có thể khiến người ta minh bạch chân tướng. Tôi phát hiện ra đây là một cái tâm rất không tốt, dựa theo Pháp, chúng ta đều biết, rằng đệ tử Đại Pháp đang chứng thực Pháp, mà chúng ta lại đem việc giảng chân tướng ký thác vào một luật sư người thường, tự chúng ta không giảng chân tướng rõ ràng cho họ, mà lại để người thường nói, cựu thế lực sao có thể không can nhiễu đây?

Thuận theo đề cao trong tu luyện, tôi dần dần phát hiện một khối tâm chấp trước rất khó phát hiện, chính là tâm truy cầu kết quả. Thông thường khi chúng ta gặp vấn đề, tuy nói là hướng nội tìm, nhưng tiềm ẩn bên trong có cách nghĩ muốn giải quyết vấn đề này, mà không phải với cách nghĩ của một đệ tử Đại Pháp, cần vô điều kiện lợi dụng hết thảy các cơ hội để quy chính bản thân.

Ví dụ như tại thời điểm nghĩ cách cứu đồng tu, tôi trước sau luôn tồn tại trong lòng một cái tâm, cảm thấy nếu bản thân dựa theo yêu cầu của Pháp mà làm, liền hy vọng đạt được một kết quả nào đó (chẳng hạn đồng tu được cứu ra), tuy rằng yêu cầu rất thấp nhưng vẫn là có sở cầu. Sư phụ nhiều lần giảng “vô cầu nhi tự đắc” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney năm 1996) nhưng nhiều lúc tôi không làm được.

Đồng tu bị bức hại, đã hướng nội tìm, tìm được bản thân rất nhiều thiếu sót, cũng hạ quyết tâm muốn trừ bỏ, thế nhưng vẫn bị phán quyết hình phạt. Tôi muốn đồng tu có thể suy nghĩ một chút, chúng ta hướng nội tìm có mục đích hay không đây? Có phải có tâm muốn không bị bức hại, tâm muốn thoát ra, … những thứ này chính là hữu cầu! Sư phụ đã từng giảng: “Bị bắt rồi, ta cũng không muốn quay về nhà, đã đến đây tức là ta đến để chứng thực Pháp vậy thôi.” (Giảng Pháp tại vùng đô thị New York năm 2003) Ở đâu cũng đều chứng thực Pháp. Tâm của chúng ta so ra có phải là kém hơn một chút không?

Tình huống đồng tu xuất hiện nghiệp bệnh, có đồng tu trợ giúp tìm chấp trước, có đồng tu trợ giúp phát chính niệm, có đồng tu cũng tìm trong bản thân thật sâu cho ra vấn đề của mình ở phương diện này. Đồng tu có thân mang nghiệp bệnh, cũng rất tinh tấn, hướng nội tìm, kiên trì luyện công, không uống thuốc, cũng có làm một số việc mình có khả năng để chứng thực Pháp, thế nhưng có khi thời gian kéo dài rất lâu, thậm chí qua đời, cuối cùng cũng không biết sai lầm ở nơi nào.

Mấy năm nay Sư phụ liên tục giảng rõ ràng cho chúng ta về vũ trụ này lớn như thế nào, đủ loại quan hệ nhân duyên vô cùng phức tạp, ký thệ ước gì, hứa nguyện làm gì, chúng ta biết rõ hết rồi! Làm sao có thể an bài dựa theo cách nghĩ cực kỳ thiển cận của chúng ta đây? “Tố nhi bất cầu” (Hồng Ngâm, Đạo Trung), tốt xấu gì, cũng để cho Sư phụ làm chủ, tín Sư tín Pháp vô điều kiện, những đệ tử Đại Pháp chân tu chúng ta hiện nay phải chăng cần đạt đến cảnh giới này hay không? Tôi nghĩ rằng một nguyên nhân mà cựu thế lực tầng tầng bị diệt tận chính là luôn luôn đang “cầu”: “Nhĩ yếu tha yếu, Khả bi khả tiếu” (Dịch nghĩa: Kẻ hỏi người đòi – Đáng thương đáng cười) (Hồng Ngâm II, Khán Hảo)

Một chút nhận thức, mong các đồng tu chỉ ra chỗ thiếu sót.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/18/339086.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/27/160471.html

Đăng ngày 13-1-2017; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share