Bài viết của Thuần Chân

[MINH HUỆ 15-11-2016] Chúng ta thường nghe người các thế hệ trước nói, con cái thường không nợ thì không đến. Đại ý là con cái của một người chủ yếu là vì đời trước có nhân duyên rất lớn nên đời này đến để kết giải duyên nợ, vì vậy có rất nhiều là đến để đòi nợ, cũng có rất nhiều đến để trả nợ. Đạo lý này trong truyện “Phong Thần diễn nghĩa” được miêu tả vô cùng cụ thể.

Lại nói về Na Tra vốn là Linh Châu Tử hóa thân, tiến vào nhà của Lý Tịnh, chờ đợi thuận theo thiên ý mà liễu kết sát giới. Nhưng Na Tra tinh nghịch lại còn có Pháp lực, vì vậy khiến cho Lý Tịnh nhận phải không ít mầm tai vạ. Đến một lần, Na Tra đánh chết Tam thái tử của Long Vương, điều này khiến quan hệ phụ tử của Na Tra và Lý Tịnh trở nên vô cùng tệ, rốt cuộc Na Tra phải cạo xương trả cha, róc thịt trả mẹ, coi như trả hết công ơn sinh thành nuôi dưỡng của vợ chồng Lý Tịnh. Nhưng sau này Lý Tịnh biết được Na Tra mượn tượng trong miếu thờ để gửi nuôi hồn phách của mình, nên liền phá hủy tượng của Na Tra, đốt miếu thờ của Na Tra đi, rốt cuộc khiến cho Na Tra phải làm du hồn không nơi nương tựa. Việc làm này của Lý Tịnh đã chọc giận Na Tra hết mức, nên sau khi Na Tra nhờ vào thân hoa sen của Thái Ất chân nhân mà phục sinh, thì việc đầu tiên là tìm Lý Tịnh trả thù.

Lý Tịnh đâu thể là đối thủ của Na Tra, sau này may mắn được Nhiên Đăng đạo nhân cứu, còn ban cho một cái Linh Lung Bảo Tháp, chuyên dùng để hàng phục Na Tra, vì vậy Na Tra mới không dám lỗ mãng nữa, duy trì quan hệ cha con trên bề mặt cùng với Lý Tịnh. Cho nên chúng ta thường thấy Lý Tịnh lúc nào cũng mang theo bảo tháp của mình, cái tên “Thác Tháp Lý Thiên Vương” cũng từ đó mà ra. Trong Tây Du Ký cũng có miêu tả đến, một ngày nọ Lý Tịnh không đem bảo tháp bên người, khi gặp Na Tra liền rất sợ hãi. Chính là sợ Na Tra nhớ đến hiềm khích lúc trước mà báo thù.

Theo như câu chuyện trên thì trong cuộc sống thực ra không có quan hệ và tình cảm nào là vĩnh hằng bất biến, kể cả là quan hệ với con cái. Cũng đều là do duyên phận mà đến, nên tùy duyên mà đi, không nên quá chấp niệm và cuồng vọng.

Với tư cách cha mẹ, đừng cho rằng con cái của mình là tất cả, dốc hết cả đời vì con cái mà phó xuất và phấn đấu, đồng thời không để ý đến giá trị một đời của bản thân, có thể cuối cùng trở thành uổng phí. Người ta thường nói con cháu có phúc của con cháu, cưng chiều và phó xuất thái quá thì còn có thể hoàn toàn ngược lại. Hơn nữa, theo một ý nghĩa nào đó mà nói, con người ta là luân hồi trong dòng sông dài lịch sử, ở kiếp này là con cái có thể ở kiếp sau là kẻ thù, kết thúc hết nhân duyên sâu xa thì tất cả đều chấm dứt, không thể ở cùng nhau. Vì một loại tình cảm không ổn định và quan hệ không bền bỉ như vậy mà coi nhẹ ý nghĩa cuộc sống của mình, liệu có thực sự đáng giá không? Đây là để nói về những người cha người mẹ có cảm tưởng sống vì con cái, đem con cái trở thành lý tưởng, trở thành sự nghiệp, trở thành sinh mệnh của mình.

Một loại khác là những người cha người mẹ do ảnh hưởng của quan niệm gia trưởng truyền thống, đem con cái của mình như một tác phẩm mà thiết kế, chế tạo. Luôn hao tâm tổn trí để an bài, điều khiển cuộc sống của con cái mình, giận rằng mình không thể quy hoạch từ đầu đến cuối cuộc sống cho con cái mình, việc lớn việc nhỏ gì cũng muốn xử lý cả. Không kể khiến cho bản thân vô cùng mệt mỏi, mà rốt cuộc thường là “quan tâm mù quáng”. Con người đã có vận mệnh của mình, cuộc sống mỗi người đều được các sinh mệnh cao cấp an bài kỹ lưỡng, đâu có cho phép cha mẹ an bài theo ý của mình. Hơn nữa nếu như cha mẹ cưỡng ép con cái làm những điều chúng không muốn một cách thái quá, không chỉ dẫn đến mâu thuẫn tình cảm với con cái, mà còn có thể âm thầm nợ nghiệp lực, kiếp sau phải đi hoàn lại.

Còn nếu như làm con cái, nếu vì nợ mà đến, vậy thì phải luôn có thiện niệm và cảm ơn, hiếu kính cha mẹ, tranh thủ thời gian hoàn trả nợ. Mắc nợ thì cần phải phụng dưỡng cha mẹ cho thật là tốt, tranh thủ trả nợ. Đến đòi nợ thì cũng không thể kiêu căng ương ngạnh quá mức, để tránh lấy nhiều quá rồi trở thành người mắc nợ.

Tóm lại, cha mẹ cần hiểu là phải thả lỏng và tôn trọng [con cái], con cái cần phải biết nhớ ơn và có hiếu [với cha mẹ], có thể ở trong thế giới con người này duy trì một loại quan hệ hài hòa là đủ rồi.

Trên đây là chút nhận thức cá nhân, xin viết ra để các đồng tu tham khảo.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/15/337696.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/18/160377.html

Đăng ngày 11-1-2017; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share