Suy nghĩ về việc bức hại báo thù sau khi đăng bài vạch trần tà ác

Bài viết của Thanh Miêu, đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh

[MINH HUỆ 02-11-2016] Mấy ngày trước, một luật sư nhắc tới việc sau khi một bài viết vạch trần bức hại đăng trên Minh Huệ Net thì đồng tu đồng nghiệp bị bức hại báo thù tại nhà giam. Luật sư đã tìm thấy bài viết “…. Bị nhà tù nữ bức thực dã man tàn bạo”, trong đó nói rằng, nữ cảnh sát nào đó “ngoài mặt rất ngụy thiện”, “vắt óc bức hại nữ học viên Pháp Luân Công”…. Luật sư nói: Sau khi đăng bài viết này nhà tù đã bắt đầu báo thù học viên Pháp Luân Công được nhắc tới trong bài, sau này cô ấy không tuyệt thực nữa nhưng vẫn không cho cô ấy ăn cơm…

Tôi rất đau lòng. Cá nhân tôi cho rằng khi viết bài, có một số từ đáng để bàn luận, tâm thái viết bài cũng cần phải chú ý. Những bài viết của chúng ta không nên dùng từ ngữ ác liệt để miêu tả những nhân viên có liên quan, dễ khái quát và hạ thấp nhân phẩm của họ, kích thích mặt ác của con người.

Theo lý giải của tôi không được viết như thế, bút pháp như vậy không thể hiện được sự từ bi của người tu luyện. Trong hoàn cảnh ác liệt, với những cảnh sát đánh chúng ta, dày vò chúng ta, chúng ta đều giữ tâm thái từ bi, dùng ngữ khí bình hòa nhất nói rõ quan hệ lợi hại cho họ, chỉ ra những thiếu sót và hành vi độc ác của họ. Sư phụ giảng cho chúng ta rằng:

“Nếu như phát hiện rằng đó là can nhiễu hoặc phá hoại, thì khi xử lý vấn đề cụ thể, đối với con người bề ngoài kia cần phải hết sức hoà bình và từ bi, bởi vì khi tà ác lợi dụng con người, thì thông thường bản thân người ấy không nhận thấy rõ (tuy nhiên người bị lợi dụng thông thường là người có tư tưởng xấu hoặc là người có tư tưởng xấu xuất hiện). Còn đối với can nhiễu của tà ác ở không gian bên ngoài, cần phải nhất định sử dụng chính niệm một cách nghiêm túc để thanh trừ.” (Chính Pháp và tu luyện – Tinh tấn yếu chỉ II).

Tôi cảm thấy cách viết vạch trần tà ác, chấm dứt hành vi tà ác nên là tường thuật sự thực, không mang theo tình cảm, dùng từ lấy điểm tả diện. Khi tôi bị bắt giam cưỡng bức lao động phi pháp tại đội huấn luyện, tôi từng đột phá trùng trùng nguy hiểm, tôi đã bỏ rất nhiều thư vào thùng thư tố cáo trong nội bộ hang ổ hắc ám của tà ác, chỉ ra tình hình họ đánh người, mắng người, không cho đi vệ sinh trong quá trình làm việc. Tôi chưa từng bị báo thù, ngược lại còn được nữ cảnh sát tôn trọng và tín nhiệm, tạo môi trường khá tốt cho tôi.

Sau khi về nhà, tôi cũng viết một vài bức thư chân tướng cho những người phụ trách có liên quan về những đồng tu bị bắt giữ quanh mình. Có đồng tu được thả đã nói: “Quản giáo nói là đã nhận được thư rồi, nói tôi cũng không làm gì chị cả, cô ấy tới hòa giải.” (Đồng tu đó bị đóng đinh trên tấm phản). Đồng tu nhìn thấy rất rõ ràng, quản giáo đó đọc thư rất nhập tâm, người nữ quản giáo đó đã từng khiến rất nhiều người vô cùng khiếp sợ.

Còn có những bài vạch trần tà ác đăng trên Minh Huệ Net, chúng ta phải suy nghĩ tới đối tượng là rất nhiều độc giả, đầu tiên là những người của Phòng 610, tiếp đó là cảnh sát phòng giam, trại cưỡng bức lao động, còn có rất nhiều đồng tu, khiến mọi người hiểu được tình huống này, kể cả những người quen biết tại Đại lục và hải ngoại nên cần suy xét rộng thêm một chút. Tóm lại, một bài viết phải suy xét tới rất nhiều đối tượng độc giả. Hơn nữa có thể lợi dụng kênh thông tin này để nhân viên Phòng 610 hiểu về nhiều mặt của những đồng tu bị bức hại, khiến họ sinh ra thiện tâm.

Mặc dù tôi viết về những việc làm không tốt của họ, cũng sẽ không dùng những từ ngữ xấu xa để miêu tả nhân phẩm của họ, như vậy tương đương đẩy người khác ra ngoài. Tôi sẽ chỉ dẫn nói cho họ biết nên làm thế nào cho đúng, cho chính xác. Dù cho giảng chân tướng trực diện hay viết bài, tôi cho rằng đều phải có phong thái của người tu luyện, người tu luyện là cảm hóa chúng sinh, không dùng những từ ngữ ác ý, xấu xa, từng nét bút đều mang theo tâm cứu độ.

Sư phụ giảng:

“Ngoài ra, những người mà chư vị ngẫu nhiên gặp, những người gặp trong cuộc sống, những người gặp trong công tác, [với những người ấy] chư vị cần giảng chân tướng cho họ. Ngay cả với người ở nơi thế gian này mà chư vị gặp thoáng qua không kịp nói chuyện thì chư vị cũng cần để từ bi lưu lại cho họ” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)

Thiết nghĩ nếu một trưởng phòng cảnh sát đứng ngay trước mặt chúng ta, chúng ta có thể nói người khác là “Bề ngoài rất ngụy thiện” không? Không thể nào, chúng ta sẽ đối đãi với người ấy rất thân thiện, nói rõ lợi hại được mất của việc này, cho nên khi viết một bài văn hay viết một bức thư, cũng giống như người này đang đứng ở trước mặt mình, chúng ta sẽ nói cho cô ấy nghe những lời từ gan từ ruột.

Đương nhiên có đồng tu nói nên “chấn nhiếp” tà ác. Nhưng nếu dùng tâm oán hận để làm việc, thì không nhất định sẽ đạt được hiệu quả chấn nhiếp tà ác. Chúng ta ở tại không gian mê này, cũng không phân rõ được quá khứ và tương lai của bất kỳ ai, chỉ biết cố gắng hết sức cứu độ, từng nét bút đều mang theo tâm cứu độ, thì hiệu quả sẽ khác.

Đây là một chút thiển ngộ của tôi. Những chỗ không đúng mong đồng tu cải chính!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/2/337132.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/20/160015.html

Đăng ngày 30-12-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share