Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cam Túc

[MINH HUỆ 25-10-2016] Một cặp vợ chồng ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc đã chính thức bị bắt giữ hôm 9 tháng 10 sau khi bị cảnh sát bắt giữ tại nhà hôm 3 tháng 9. Ông Lý Phúc Bân, 65 tuổi, cùng vợ là bà Trịnh Thứ, 59 tuổi, hiện đang đối mặt với việc bị truy tố vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần hiện đang bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại.

Trong khi vợ chồng ông bà đang ở nhà thì khoảng hơn 20 cảnh sát mặc thường phục cạy và phá cửa xông vào nhà họ. Trong khi một số cảnh sát đưa hai ông bà đi, số còn lại lục soát căn hộ của họ trong vài giờ đồng hồ. Cảnh sát tịch thu hai xe chở hàng có giá trị cùng thu giữ xe đạp điện của ông Lý.

Ông Lý, một công nhân đã nghỉ hưu của Công ty Thực phẩm Đông Cương, hiện vẫn đang bị giam giữ trong Trại tạm giam Tây Quả Viên. Bà Trịnh, nguyên là cán bộ của Sở Tài nguyên của thành phố Lan Châu, đã không được phép điều trị y tế dù huyết áp của bà tăng vọt sau khi bị bắt giữ. Hiện bà đang bị giam giữ tại Trại giam Số 1 Thành phố Lan Châu.

Đây không phả là lần đầu tiên ông bà Lý bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công. Suốt 17 năm qua, kể từ khi cuộc bức hại này khai màn, cuộc sống hạnh phúc ngày nào của ông bà đã bị tan vỡ bởi hết lần này đến lần khác bị chính quyền bức hại.

Năm 2015, cả ông Lý và bà Trịnh đều đệ đơn kiện cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân tội phát động bức hại Pháp Luân Công khiến gia đình họ phải chịu nhiều thống khổ.

Một cảnh sát đã uy hiếp con trai của ông bà Lý rằng cha mẹ anh sẽ có thể phải lĩnh trọng án vì đã kiện Giang Trạch Dân.

Người chồng từng bị lĩnh án tù tám năm và bị tra tấn tàn bạo

Ông Lý từng bị viêm đại tràng mãn tính và thường xuyên phải đi vệ sinh. Ông cũng phải kiêng ăn các loại rau và trái cây để tránh phát bệnh.

Không bao lâu sau khi ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 11 năm 1997, bệnh đại tràng của ông đã biến mất. Ông có thể ăn bất cứ thứ gì mà ông muốn và tận hưởng một cuộc sống ngập tràn hạnh phúc.

Tuy nhiên, cuộc sống hạnh phúc của ông không kéo dài bao lâu. Kể từ khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc phát động bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc vào tháng 7 năm 1999, ông liên tục bị bắt giữ vì từ chối từ bỏ pháp môn.

Ông Lý bị kết án tám năm tù vào tháng 11 năm 2003, sau khi bị bắt giữ hồi tháng 2 năm 2002. Trong khi thụ án ở Nhà tù Lan Châu, ông liên tục bị đánh đập, biệt giam, bỏ đói, và cấm ngủ. Gia đình ông cũng không được vào thăm ông.

Ông hốc hác và xuất hiện nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có chứng huyết áp cao. Có thời điểm ông còn không thể tự mình đi lại được.

Sau khi được trả tự do, ông Lý phải chật vật mưu sinh. Lãnh đạo nơi ông làm việc trước kia đã treo khoản lương hưu tháng 10 năm 2003 của ông và chỉ trả cho ông một khoản trợ cấp ít ỏi không quá 70 đô la Mỹ. Hiện tại, khoản lương hưu của ông vẫn chưa được giải quyết.

Ông Lý lại bị bắt giữ vào ngày 11 tháng 6 năm 2012 và bị kết án 18 tháng lao động cưỡng bức. Do sức khỏe yếu nên ông đã được trả tự do để điều trị ý tế.

Người vợ đấu tranh tư tưởng đưa ra quyết định ly dị chồng

Bà Trịnh bước vào tu luyện Pháp Luân Công cùng chồng sau khi chứng kiến ông Lý phục hồi sức khỏe và trở thành một người thiện lương hơn và biết suy nghĩ cho người khác hơn.

Dù bà Trịnh chưa từng bị giam giữ trong thời gian dài nhưng bà lại liên tục bị chính quyền gây sức ép hòng buộc bà phải khiến chồng từ bỏ Pháp Luân Công.

Sau khi chồng bà bị bắt giữ vào tháng 1 năm 2001, bộ phận giám sát của cơ quan bà đã triệu hồi và yêu cầu bà thuyết phục chồng viết cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Trịnh biết rằng chồng bà không bao giờ từ bỏ tu luyện vì pháp môn này đã cải biến cuộc đời ông, bởi vậy bà đã từ chối làm theo yêu cầu đó.

Cảnh sát đe dọa bà: “Thế thì bà phải nghỉ việc không lương để đến canh chừng chồng bà cho đến khi ông ta thay đổi suy nghĩ!”

Được sự ủng hộ của mẹ và con trai, bà Trịnh không còn cách nào khác là buộc phải ly hôn. Bằng cách này, áp lực lên bà sẽ không lớn như khi bà và ông Lý vẫn còn là vợ chồng theo pháp luật. Tuy nhiên, bà vẫn tiếp tục chung sống với chồng sau khi ông được trả tự do.

Cơ quan bà lại gọi điện cho bà một lần nữa vào ngày 7 tháng 9 năm 2001. Một số cảnh sát đã trực sẵn đợi bà và yêu cầu bà tiết lộ nơi ở của chồng bà. Bà nói rằng bà không biết và yêu cầu cảnh sát hãy để bà về nhà vì mẹ bà vừa mới qua đời mấy ngày trước.

Áp lực to lớn đã khiến sức khỏe bà Trịnh bị tổn hại. Bà sinh bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch, và các chứng bệnh này ngày càng nghiêm trọng sau khi mẹ bà qua đời khiến bà phải nghỉ hưu sớm.

Bà Trịnh tiếp tục lao tâm khổ tứ để tìm cách giải cứu chồng mình sau khi ông bị kết án tù năm 2003. Tuy nhiên, nhà tù, từ chối mọi yêu cầu thăm nom của bà, họ nói rằng bà đã ly dị chồng.

Bà liền nộp giấy xin tái hôn với chồng, nhưng bà vẫn không được phép vào thăm chồng trong khi chồng bà bị cầm tù.

Bà Lý đã hoàn toàn không có thông tin gì từ chồng kể từ khi ông bị bắt lần nữa năm 2012. Trại lao động không cho phép bà đến thăm với lý do bà cũng là người tu luyện Pháp Luân Công.

Con trai bà được phép vào thăm cha, nhưng chỉ sau khi anh buộc phải viết cam kết không bao giờ tu luyện Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.

Các bài viết liên quan:

Công chức về hưu ở Cam Túc đệ đơn kiện Giang Trạch Dân vì ông bị cầm tù tám năm
Ông Lý Phúc Bân bị bức hại tám năm trong Nhà tù Lan Châu

Học viên Pháp Luân Đại Pháp ông Lý Phúc Bân người tỉnh Cam Túc không thể đi lại vì bị tra tấn trong Nhà tù Lan Châu

Học viên Lý Phúc Bân cùng ông Tôn Hồng ở thành phố Lan Châu bị phi pháp tống giam trong trại lao động cưỡng bức

Học viên Pháp Luân Công cao tuổi bị giam giữ ở thành phố Lan Châu, gia đình không được phép vào thăm nom


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/25/336739.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/28/159722.html

Đăng ngày 9-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share