Bài viết của một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-8-2016] Gần đây, một vài chuyện đã xảy ra giúp tôi nhận ra rằng nếu thấy những thiếu sót của người khác, tôi nên tận dụng cơ hội này để nhìn lại bản thân xem mình có vấn đề tương tự không, vì chúng giống như tấm gương phản chiếu chính chúng ta.
Đến học Pháp muộn
Một buổi sáng, tôi định đi học Pháp cùng con gái, và bảo cháu nhanh chuẩn bị, những cháu cứ lần lữa. Khi cháu chuẩn bị xong thì không còn thời gian để ăn sáng. Vì vậy, chúng tôi phải mang theo thức ăn và ăn trên đường.
Tôi khó chịu với cháu và đi bộ rất nhanh tới điểm chờ xe buýt. Một chiếc xe buýt vừa đến, nhưng khi tôi quay lại, con gái tôi đang cách đó xa và đi rất chậm. Tôi phải đợi cháu và chúng tôi đã bị lỡ chuyến xe buýt.
Chúng tôi đã không nói chuyện với nhau khi lên chiếc xe buýt kế tiếp. Tôi cố gắng kiềm chế bản thân và không phàn nàn. Mặc dù im lặng, nhưng tôi không ngừng suy nghĩ. Tôi nghĩ rằng buổi học Pháp sau mình sẽ đi đúng giờ. Nếu con gái muộn, thì nên để cháu đi một mình. Nhưng tôi biết nếu đúng như thế, cháu có lẽ sẽ không đi.
Tôi thấy mình thật thiếu kiên nhẫn và ích kỷ. Tôi có chấp trước sợ mất thể diện, vì tôi không muốn mọi người ngồi ở đó đợi chúng tôi. Và tôi cảm thấy xấu hổ nếu tôi vào phòng sau khi mọi người đã bắt đầu đọc và mọi sự chú ý dồn về phía chúng tôi.
Tôi biết mình thiếu từ bi. Tôi cần tu luyện bản thân để kiên nhẫn hơn và tăng sức chịu đựng. Tôi nghĩ: Mình không muốn bỏ cháu, không phải vì cháu là con gái mình, mà là vì cháu là người thân của Sư phụ, cháu cũng là một học viên.
Tôi nhìn đồng hồ trong khi chúng tôi đợi thang máy.
Cháu hỏi tôi: “Mẹ, mấy giờ rồi ạ?”
Tôi đáp: “Chúng ta đã muộn 10 phút rồi.” Tôi không muốn nói nhiều.
Sau đó, tôi kể với một học viên về điều này. Học viên đó nói: “Chị không nghĩ tại sao con gái mình lần lữa sao. Đó là vì chị cũng không đúng giờ.”
Tôi cảm thấy xấu hổ khi học viên chỉ ra vấn đề của mình. Sao tôi có thể quên hướng nội chứ? Khi mâu thuẫn xảy ra giữa những thành viên trong gia đình chúng tôi, chúng tôi thường bỏ quên việc nhìn lại bản thân mình.
Tìm ra vấn đề của bản thân khi làm việc cùng các học viên
Trường hợp của một học viên được chuyển tới tòa án địa phương. Thẩm phán đã thông báo cho luật sư về ngày diễn ra phiên xét xử, nhưng thời gian lại trùng với lịch làm việc của luật sư, vì lúc đó anh phải xử lý một vụ án khác. Vì vậy, anh không thể tham dự phiên xét xử.
Vị luật sư này đã nhờ một người bạn luật sư khác đến giúp, nhưng điều đó liên quan đến việc chuyển giao hồ sơ và chi phí bổ sung. Vì vậy, chúng tôi đã thảo luận vấn đề với luật sư và gia đình của học viên. Cuối cùng, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận.
Sau đó, học viên liên quan đến vụ kiện đã không trả tiền cho luật sư. Trong thời gian đó, tôi đã hỏi học viên này một vài lần về việc nói chuyện với luật sư mới, nhưng học viên này đã không thực hiện.
Một tháng sau, tôi cùng một học viên khác nhận thấy luật sư vẫn chưa nhận được tiền. Anh không vui và phàn nàn về điều này. Sau đó, học viên này đã phàn nàn về tôi. Tôi khá khó chịu và nghĩ rằng đó không phải là lỗi của mình.
Tôi định cùng học viên liên quan trực tiếp tới vụ án đi gặp luật sư, nhưng sau khi rút tiền từ ngân hàng, đột nhiên anh bất bình nói rằng anh muốn về nhà học Pháp. Tôi đã bị sốc. Tôi biết rằng anh đã dao động và không có nhiều thời gian để học Pháp, vì vậy tôi nói: “Được rồi. Việc học Pháp quan trọng hơn. Tôi sẽ đi và thanh toán cho luật sư.” Khi nói vậy với người học viên, tâm tôi đã không thuần tịnh.
Trên đường đi, tôi nghĩ mình thiếu trách nhiệm và bị phụ thuộc vào người khác. Tôi biết số điện thoại của gia đình học viên bị bắt, vậy sao tôi lại đợi học viên khác làm điều đó? Tại sao tôi lại không tự làm được?
Sư phụ giảng:
“Thực ra, làm đệ tử Đại Pháp, lúc ấy nếu niệm ngay chính, điều nghĩ đến là tu luyện, là có trách nhiệm, là nên làm thật tốt, thì chư vị nên âm thầm khiến cho chỗ mà chư vị cảm thấy chưa hoàn thiện làm nó thực thi cho tốt, đó mới là điều đệ tử Đại Pháp nên làm.” (Tinh tấn hơn nữa, Giảng Pháp tại Washington DC 2010)
Phàn nàn của người học viên giúp tôi nhận ra mình có chấp trước không muốn bị người khác phê bình, và tâm tranh đấu. Học viên than phiền chỉ để cho tôi thấy mình có chấp trước tương tự. Khi tôi cố gắng giải thích sự việc, đó là tâm tranh biện. Việc phàn nàn của người học viên này đã phản ánh chính xác rằng tôi có vấn đề tương tự.
Đồng thời, tôi bắt đầu hướng nội và loại bỏ can nhiễu của cựu thế lực. Tôi cảm tạ Sư phụ đã ban cho tôi cơ hội tìm ra được các vấn đề và tu luyện bản thân.
Trân quý mỗi cơ hội tu luyện
Chúng ta thường nhận được phản hồi về tình trạng của học viên bị giam từ luật sư sau khi họ đến thăm học viên. Tôi từng nghĩ, dù chuyện là tốt hay không tốt, thì đó cũng phản ánh trạng thái tu luyện của học viên bị giam. Tôi nhận ra rằng mình cần thay đổi suy nghĩ.
Một luật sư đến thăm học viên và bảo chúng tôi rằng anh ấy đã giúp các tù nhân quyên góp tiền. Mặc dù luật sư không bảo cho chúng tôi chi tiết, nhưng học viên này đã tham gia vào chuyện của người thường và sao lãng những gì chúng ta nên làm.
Tuy nhiên, sau khi nghe điều này, tôi phát hiện ra mình đang ở trong trạng thái tương tự. Đó thực sự là lời cảnh tỉnh để tôi chính lại bản thân.
Tôi cần thay đổi suy nghĩ của mình. Tôi nên thay đổi cách nhìn người khác và bắt đầu dùng nó làm tấm gương để tìm ra những thiếu sót của chính bản thân mình.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/19/333190.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/24/159282.html
Đăng ngày 24-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản