Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục
[MINH HUỆ 22-8-2016] Những năm nay trong tu luyện vẫn luôn có đồng tu thường hay làm ra một vài hình thức và rất chấp trước vào hình thức này. Nên nhìn nhận những hiện tượng này như thế nào, tôi xin chia sẻ một chút thể ngộ cá nhân, do trình độ có hạn những chỗ chưa đúng mong mọi người dĩ Pháp vi Sư.
Mọi người biết rằng ban đầu chúng ta có phụ đạo viên các nơi, có trạm trưởng, có phụ đạo viên, Bắc Kinh còn có hiệp hội nghiên cứu, có liên lạc viên tình nguyện. Nội hàm chân chính của chúng ta là tu luyện, còn bản thân việc tu luyện là “Đại đạo vô hình”.
Mặc dù thông thường chúng ta có hiệp hội và trạm phụ đạo các nơi, nhưng chỉ có tác dụng liên hệ và truyền đạt, trạm phụ đạo không hề có chức năng của một cơ cấu tổ chức thông thường, không phải là mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, liên lạc viên và phụ đạo viên cũng đều là tình nguyện. Mọi người cũng không có danh sách, đều nghe lời Sư phụ, cùng nhau học một bộ Pháp, dùng Pháp đo lường để tu luyện tâm tính của bản thân như thế nào.
Đại Pháp hồng truyền không lên ti vi, không lên báo, không làm tuyên truyền, chỉ có những tấm biểu ngữ tại điểm luyện công giới thiệu sơ lược về Đại Pháp. Nếu chúng ta lên báo, lên ti vi, trên bề mặt có vẻ như sức tuyên truyền dường như lớn hơn, nhưng trong quá trình tuyên truyền có người sẽ vì “Công này báo chí đã đăng rồi, công kia báo chí đều nói là tốt, ai đó đã học công đều được chữa khỏi bệnh,…“ do vậy mà tới học công, đây là đến vì hữu cầu, đến vì hữu vi, còn điều Đại Pháp cần chính là cái tâm thực sự muốn đắc Pháp tu luyện thăng hoa lên trên của con người, khiến con người thế gian tiến nhập vào học công không vì chấp trước gì cả một cách tối đa, dù chỉ có một số ít người, cũng đều là những trái tim thuần tịnh nhất. Còn tình hình thực tế không phải vì thiếu đi hình thức hữu hình mà gây trở ngại cho việc hồng truyền Đại Pháp.
Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, trong cuộc bức hại không còn hiệp hội nghiên cứu, không còn trạm phụ đạo, việc tu luyện của mọi người cũng không hề bị ảnh hưởng, điều này cũng đã chứng minh được việc đề cao trong tu luyện của chúng ta không được quyết định bởi những hình thức này.
Sau ngày 20 tháng 7, mọi người không ngừng tới Bắc Kinh chứng thực Pháp và các đồng tu thành lập điểm sản xuất tài liệu, bước ra giảng rõ chân tướng cho con người thế gian. Trong quá trình này, có đồng tu cho rằng cần phải khiến mọi người đều đi Bắc Kinh, ở nhà ai cũng đều phải thành lập điểm sản xuất tài liệu. Mặc dù làm như vậy không sai, nhưng nên nhận thức được rằng tâm tính, trạng thái tu luyện của mỗi người lúc đó không giống nhau, cần phải có một quá trình (đây cũng là quá trình tu luyện), bản thân mình ngộ được về vấn đề này, muốn tới Bắc Kinh chứng thực Pháp, khắc phục khó khăn mà đi, việc khắc phục khó khăn này có sự ngăn trở của tâm sợ hãi của bản thân, có sự không lý giải của họ hàng bè bạn, có áp lực khổng bố trong môi trường rộng lớn, chỉ dựa vào việc thực tu của bản thân, đề cao trên từng vấn đề, như vậy mới là đề cao một cách thiết thực. Quá trình đề cao này có thể cần vài tháng, cũng có thể là vài năm. Nhưng dù bao lâu thì sự đề cao này đều là chân thực.
Nhưng nếu dùng bất kỳ hình thức tổ chức nào bảo mọi người đi làm, mà không phải hành động xuất phát từ nội tâm của bản thân mình, thì rất dễ dẫn tới các tâm chấp trước như thấy người khác làm mà mình không làm thì mất mặt, có người cho rằng bản thân mình không làm thì không thể viên mãn được, v.v.. Hơn nữa người tổ chức không hẳn đã là người tu tốt, ngộ cao, trong thực tế có rất nhiều người phụ trách, phụ đạo viên đã rớt lại thậm chí bước sang phía phản diện. Còn những câu chuyện xúc động đáng ngợi ca nổi lên trong khi hộ Pháp, rất nhiều việc không có người tổ chức, không có mẫu để làm theo lại tạo nên những thần tích trong tình huống tưởng chừng không thể thực hiện nổi.
Sư phụ khai thị rằng:
“Đại Đạo vô hình; các chủng [loại] hoàn cảnh đều là cung cấp cho đệ tử Đại Pháp [môi] trường tu luyện, đều có thể tu luyện. Tu luyện của chư vị hôm nay không phải là chủng [loại] tu luyện tiểu đạo vốn do bất kể Giác Giả nào đó đã lưu lại trong văn hoá cho con người; mà là lấy trải rộng toàn thể của xã hội nhân loại đưa ra để mỗi cá nhân chư vị chọn ra phương thức tu thích hợp với mình.” (Giảng Pháp tại Manhattan 2006)
Theo lý giải của tôi, hình thức chính là một thứ đồ chứa, nội dung, nội hàm của nó chứa ở bên trong. Tu luyện cũng có một hình thức, hình thức tu luyện của thời đại Thích Ca là đả tọa trong rừng, xuất gia, khất thực hóa duyên. Nhưng Đại Pháp mà chúng ta tu luyện rất lớn thì cần phải có một hình thức lớn hơn phù hợp với nó, cũng giống như một người mặc một chiếc áo, người này rất cao lớn thì phải mặc một chiếc áo lớn mới vừa, bởi vì Đại Pháp quá lớn, lớn tới vô biên, vậy thì “chiếc áo” này cũng phải lớn tới vô biên mới có thể chứa được hết anh ấy, mới có thể khiến anh ấy không bị bó buộc, cho nên “chiếc áo” này có vẻ to lớn vô biên vô tế, lớn đến mức “vô hình”.
Ví như sự vận hành điểm tài liệu về cơ bản chúng ta đều là điểm sản xuất tài liệu nhỏ mô hình gia đình, có người trong nhà điều kiện không cho phép, bản thân mình trong một thời gian cảm thấy cuốn sách nhỏ có hiệu quả tốt, là có thể làm thêm cuốn sách nhỏ một lần nữa, làm bao nhiêu là do trạng thái của bản thân mình quyết định; có thể qua một thời gian trạng thái tu luyện không tốt, hoặc cảm thấy có phương thức giảng chân tướng tốt hơn, thì thời gian này có thể đổi làm thứ khác. Có đồng tu người nhà không minh bạch chân tướng phản đối kịch liệt thì có thể tạm thời tránh phát sinh mâu thuẫn với người nhà, thuận theo việc giảng chân tướng cho người nhà, người nhà hiểu ra, ủng hộ rồi thì có thể “nở một bông hoa nhỏ” trong gia đình mình. Có người nhìn thấy phương thức giảng chân tướng của người khác mặc dù rất tốt, nhưng anh ấy lại có cách tốt hơn có năng lực lớn hơn, vậy thì anh ấy sẽ có thể dùng phương thức của mình để giảng chân tướng. Việc tu luyện của chúng ta là không ngừng đề cao, hoàn cảnh xung quanh, sự lý giải về Pháp, mọi phương diện cũng đều có những biến đổi tương ứng. Hơn nữa vạn sự vạn vật trên thế gian đều được tận dụng cho chúng ta giảng chân tướng, tu luyện của chúng ta lại không có mẫu, vậy thì sẽ có hàng nghìn hàng vạn phương thức giảng chân tướng. Đương nhiên, điều này không bài xích những hạng mục cần rất nhiều người phối hợp cùng nhau mới có thể hoàn thành, đó cũng là một trong các loại phương thức.
Theo thể ngộ cá nhân tôi uy lực của “Đại đạo vô hình” còn thể hiện ở việc Ông là viên dung, là không dễ bị phá hoại. Tà ác bức hại Đại Pháp hơn chục năm qua, chúng vẫn luôn cho rằng chỉ cần bắt mấy người gọi là “chóp bu” là có thể phá hoại toàn bộ Đại Pháp. Nhưng người tu luyện Đại Pháp không có danh sách, tà ác ngoài việc xử nặng những người phụ trách hiệp hội nghiên cứu và phụ đạo viên các nơi ra thì đành bất lực. Nhưng người phụ trách các nơi chỉ là trên danh nghĩa, không phải là “lãnh đạo” về thực chất. Chúng ta tu luyện, giảng chân tướng cứu người là dựa vào Đại Pháp, dựa vào Sư phụ, cho nên hoạt động giảng thanh chân tướng của Đại Pháp vẫn luôn không bị bất kỳ ảnh hưởng nào. Hôm nay lão Trương và lão Lý phối hợp làm việc gì đó, ngày mai lão Trương và lão Vương phối hợp làm một chuyện khác, ngày kia lão Lý và lão Triệu lại cùng nhau làm một việc khác. Mọi người đều tuân theo Pháp, không có người lãnh đạo, thì sẽ không có người dẫn mọi người đi lệch lạc, không có quy luật, tà ác cũng không biết phải hạ thủ thế nào.
Trong cuộc bức hại, tà ác vẫn luôn muốn tìm được cái gọi là “điểm đột phá”, những năm qua cũng đã xuất hiện không ít những điểm tài liệu quy mô lớn bị phá hoại, còn có một số người được gọi là tu cao được mọi người sùng bái, còn có một số người điều phối của khu vực đi các nơi giống như lãnh đạo người thường, mượn cớ là dạy kỹ thuật, hoặc là chia sẻ, “giúp đỡ đồng tu đề cao”, kỳ thực về hình thức đã không còn khác mấy so với lãnh đạo “chỉ đạo công tác” trong người thường. Có một số đồng tu rất thích vây quanh những người điều phối này. Đảng cộng sản vì muốn duy hộ quyền thống trị của nó mà mười mấy năm nay vẫn luôn nhồi nhét tư tưởng “nô lệ” vào đầu óc dân chúng. Con người hiện nay không thích suy nghĩ độc lập, làm việc độc lập, làm việc gì cũng thích nhìn vào người khác, thích được người khác quản, phải ở trong một tổ chức nào đó mới có cái gọi là “cảm giác thuộc về nơi nào đó”. Trong các bộ phim của tà ác thường có một câu gọi là “đã tìm thấy tổ chức rồi”. Sau khi tu luyện một vài đồng tu vẫn không ý thức được kiểu Văn hóa đảng này. Gặp những đồng tu tu tốt hoặc là người điều phối đôi khi còn biểu hiện ra tâm thái “chúng tôi làm theo anh” hoặc “cuối cùng thì đã có người lãnh đạo rồi”. Khi làm một việc gì đó không phải là dùng Pháp để đo lường, mà là nhìn vào người khác, người điều phối nói chuyện này làm được thì trong tâm mới dám chắc, không nói thì không chắc chắn.
Còn điều Sư phụ dạy chúng ta là gì? Sư phụ giảng:
“Không phải là do huy động của một trạm trưởng mà mọi người đều đi làm một việc nào đó; không phải thế. Trừ tình huống đặc biệt mọi người cùng nhau làm việc nào đó thì trạm trưởng điều phối thống nhất; thì mỗi cá nhân đều đang chủ động đi con đường của chính mình. Nếu cái gì cũng là thống nhất làm, do trạm trưởng thống nhất quyết định, mọi người đều theo vị ấy mà làm, thì trạm trưởng đó tu thành gì, chư vị chỉ bất quá là chúng sinh trong thế giới của vị ấy mà thôi. Tôi không muốn chư vị như thế, tôi muốn đệ tử Đại Pháp mỗi người đều là Vua, mỗi người đều đi ra được con đường của chính mình, mỗi người đều chứng đến quả vị độc lập của mình.” (Giảng Pháp tại San-Francisco năm 2005)
Theo lý giải của cá nhân tôi, là một sinh mệnh thì mọi việc đều dùng Pháp đo lường, khi gặp phải chuyện gì đó bản thân suy nghĩ độc lập, bản thân chủ động làm những việc cần làm, đồng thời chịu trách nhiệm với tất cả những việc mình đã làm, đây mới là trạng thái nên có của một sinh mệnh.
Trong Pháp Sư phụ giảng rằng:
“Nói cách khác, tu luyện ‘Đại Đạo vô hình’ thực ra cũng là một hình thức chủng loại ‘vô hình’ vậy.” (Giảng Pháp tại pháp hội thành phố Los Angeles [2006])
Theo thể ngộ của tôi đại đạo vô hình đã là hình thức tu luyện của chúng ta, vậy thì hình thức này phải chăng giống như chúng ta xoay chuyển Pháp Luân bốn lần khi luyện công, dùng tay phải khi phát chính niệm, khi song bàn nam chân trái xếp vào trong, chân phải xếp ra ngoài, là điều cần phải tuân thủ mà không được thay đổi? Tôi cảm thấy nhất định là như vậy. Cho nên đừng vì tâm hoan hỷ của mình, hoặc nhìn thấy những “cao nhân” tu tốt hoặc cho rằng hình thức bên ngoài đã thay đổi rồi bèn muốn thay đổi hình thức tu luyện này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/22/333324.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/15/158684.html
Đăng ngày 23-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.