Viết bởi một học viên Pháp Luân Công từ thành phố Đại Liên
[MINH HUỆ 20-05-2006] Trong những ngày vừa qua, xung đột và hiểu lầm đã nổi lên giữa tôi và chồng tôi – cũng là một học viên Pháp Luân Công. Tôi đã đau khổ. Tôi liên tục đọc thuộc bài kinh văn của Sư Phụ, “Càng về cuối càng tinh tấn”. Tôi liên tục tìm bên trong

“Tuy nhiên, trong tu luyện thực tế, khi thống khổ đến, khi mâu thuẫn xung kích đến tim gan, đặc biệt là khi xung kích chạm tới những quan niệm ngoan cố kia của con người, thì quả là khó vượt quan được; thậm chí biết rõ rằng đó là khảo nghiệm mà vẫn không vứt bỏ được chấp trước.” (“Càng về cuối càng tinh tấn”)

Thỉnh thoảng chấp trước biến đi trong chốc lát nhưng lại trở lại ngay sau đó. Chấp trước luôn luôn chiếm giữ tâm trí tôi. Tôi không thể từ bỏ ngay cả khi ngồi thiền. Mặc dù tôi rõ ràng hiểu đó là một khảo nghiệm và một cơ hội để tiêu nghiệp, nhưng tôi vẫn không thể buông bỏ chấp trước. Hơn nữa, tôi cảm thấy vô cùng đau đớn về việc không thể vượt qua khảo nghiệm. Tuy nhiên, tôi buộc bản thân phải tĩnh lặng đọc thuộc Pháp. Tôi càng đọc Pháp nhiều, tôi càng hiểu Pháp, và tôi có thể thả lỏng.

Sư Phụ đã nhiều lần đề cập đến “quan niệm” trong kinh văn, “Càng về cuối càng tinh tấn” : “Quan niệm đủ loại,” “những quan niệm cứng đầu”, và “sự can nhiễu từ những quan niệm hậu sinh không đúng đắn.” Lúc đó tôi nghĩ, “Quan niệm chính xác là gì?

Khi tôi học “Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền tây Mỹ quốc,” một vài câu đã lập tức gây sự chú ý cho tôi.

Là vì trong quá trình chư vị đi con đường ấy sẽ có khó nạn, sẽ có các chủng các dạng khảo nghiệm, sẽ có ma nạn mà chư vị chưa nghĩ đến, sẽ có các chủng các dạng chấp trước và can nhiễu của ‘tình’ mà chư vị chưa nghĩ đến. Nguồn của những loại can nhiễu ấy là từ gia đình, xã hội, bạn bè thân quyến, thậm chí giữa các đồng tu chư vị với nhau; hơn nữa còn có can nhiễu [từ] hình thế xã hội nhân loại, can nhiễu [từ] quan niệm hình thành trong xã hội nhân loại.”

Từ “quan niệm” ngay lập tức làm tôi ngộ ra. Tôi hiểu ra nghĩa thực sự của từ “quan niệm” ngay tức thời. Tôi nhận ra rằng Sư Phụ đã cho tôi trí huệ và cho tôi hiểu nghĩa của từ “quan niệm” ở cảnh giới và tầng cấp tu luyện hiện tại của tôi .

Tôi nói với chồng tôi, “Trong những ngày qua, em cảm thấy anh làm em đau đớn. Em thật sự cảm thấy đau khổ. Pháp của Sư Phụ đột nhiên làm em giác ngộ. Thực sự, cái mà anh làm đau đớn là những quan niệm hậu sinh của em, cái mà bao gồm nghiệp lực, Làm sao anh có thể làm em đau thực sự được chứ? Vì vậy thực ra là anh đang giúp em tiêu trừ nghiệp lực, nếu em không có nghiệp lực em sẽ không bị đau. Em nên cảm ơn anh.” Đồng thời tôi đã tìm ra chấp trước của mình. Nếu tôi không cho phép những tư tưởng con người điều khiển phần thần thánh của mình, để cho ma quỉ lợi dụng mình, để cho không gian của mình không trong sạch, hoặc là những thứ xấu lớn lên trong đó, thì không có điều gì có thể ảnh hưởng tới tôi. Do đó, “quan niệm” không phải là chính chúng ta. Chúng được hình thành khi chúng ta bắt đầu nhận thức xã hội con người. Chúng là những chấp trước mà người tu luyện phải diệt trừ trong quá trình tu luyện. Càng nhiều những quan niệm hậu sinh bất hảo này được loại bỏ, thì tôi càng cảm thấy thoải mái. Nếu tất cả quan niệm của tôi được loại trừ, thì đó sẽ là loại cảm giác gì! Đó chính là tôi thật sự. Làm thế nào mà tôi vẫn không sẵn lòng từ bỏ chúng? Làm thế nào mà tôi vẫn cảm thấy đau đớn? Chúng ta đau đớn khi chúng ta mới chỉ chịu đựng một chút khổ. Khi Sư Phụ tiêu trừ chấp trước và nghiệp lực cho chúng ta, chúng ta có nghĩ về nỗi đau mà Sư Phụ chịu đựng cho chúng ta hay không?

Sau khi tôi có được hiểu biết này, cảm giác đau khổ của tôi đột nhiên biến mất. Tâm trí tôi bỗng dưng sáng suốt. Do đó, tôi cảm thấy xung đột, đau đớn hay là khảo nghiệm không phải là những thứ xấu. Điểm then chốt là bạn muốn đối đãi với chúng như thế nào. Bạn có thể liên tục phàn nàn hoặc bị đe dọa bởi khổ nạn. Hoặc bạn có thể dũng cảm nhìn vào trong, kiên định học Pháp, và đối đãi với nó như “một cơ hội rất tốt để tiêu trừ nghiệp, được rửa sạch tội lỗi, thanh lọc thân thể, nâng cao cảnh giới tư tưởng, và đề cao tầng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/5/20/128190.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/6/4/74080.html
Ngày đăng: 01-07-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share