Viết bởi một nhóm học Pháp ở tỉnh Hồ Nam.
[MINH HUỆ 04-06-2009]
Nhìn vào trong nên tự nhiên như ăn, ngủ, và hít thở.
Tôi không tập Pháp Luân Đại Pháp đủ sớm. Ngay sau khi tôi bắt đầu tập, cuộc đàn áp bắt đầu. Do vậy, tôi không trải qua giai đoạn tu luyện cá nhân. Tôi biết Đại Pháp có ý nghĩa đối với tôi và tôi cảm thấy hối tiếc cho chính mình vì không tu luyện Đại Pháp sớm. Tôi lo rằng tôi bị tụt lại phía sau so với các học viên khác, do vậy tôi sử dụng tất cả thời gian rỗi của tôi để học Pháp và chủ động tham gia vào luyện công theo nhóm.
Tôi biết đây là một chủ đề rộng. Thực sự nó vượt quá khả năng và tầng thứ của tôi để bàn luận. Tuy nhiên, có hai lý do tại sao tôi muốn nói điều gì đó về chủ đề này.
Thứ nhất, một hôm trong buổi học Pháp nhóm của chúng tôi, khi chúng tôi chia sẻ hiểu biết về nhìn vào trong, học viên C nói, “Học viên X bắt đầu tu luyện Đại Pháp năm 1996. Anh ấy đang gặp khổ nạn bởi vì anh ấy không biết nhìn vào trong thế nào, và do đó anh ấy bị kẹt ở một tầng quá lâu. Anh ấy không thích bị phê bình. Anh ấy sẽ nhảy dựng lên nếu bạn chỉ ra thiếu xót của anh ấy. Đó là tại sao anh ấy không thể đương đầu với khổ nạn.”
Thứ hai, chúng tôi có một đồng tu bắt đầu tu luyện Đại Pháp năm 1995. Chúng tôi không biết nhau nhiều, mặc dù anh ấy nói với tôi, “ Tôi biết tên anh trước đó. Và anh tiến xa hơn chúng tôi cho dù anh tu luyện sau.” Học viên này cũng bị mắc kẹt bởi một chấp trước. Tôi không biết nói điều gì bởi vì tất cả điều tôi muốn là mỗi người trong số chúng ta bắt kịp quá trình chính Pháp của Sư Phụ, không ai bị bỏ lại phía sau. Bằng cách này, chúng ta có thể tạo thành một chỉnh thể thống nhất và không thể phá vỡ. Khi đó chúng ta không làm Sư Phụ thất vọng và Sư Phụ không phải lo lắng nhiều về chúng ta nhiều như vậy.
Bây giờ để tôi nói về nhóm học Pháp của chúng tôi đã hiểu ra nguyên lý Pháp nhìn vào trong như thế nào.
Có bốn học viên ở trong nhóm của chúng tôi. Người già nhất 75 tuổi, còn người trẻ nhất đang ở độ tuổi 40. Chúng tôi đã trải qua giai đoạn như sau trước khi chúng tôi phát triển được hiểu biết sâu hơn về nguyên lý Pháp này. Đầu tiên, chúng tôi nhìn vào trong vô điều kiện. Và rồi chúng tôi không tìm thấy điều gì. Cuối cùng, chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi không biết cách nhìn vào trong.
Tôi ở giai đoạn đầu tiên. Tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp khá muộn, vì thế tôi biết tôi tụt hậu ở phía sau. Phương châm của tôi là khiêm tốn và khiêm tốn hơn nữa. Trên đường tu luyện của tôi, tôi chưa bao giờ sơ ý. Bất cứ điều gì Sư Phụ yêu cầu chúng ta làm, tôi làm không sai trệch. Bất cứ khi nào tôi cảm thấy đau, tôi đọc thuộc Pháp. Tôi tự nói với bản thân là chắc chắn tin vào Sư Phụ và Pháp. Ngay cả khi nó dường như là nỗi của người khác, chúng ta dứt khoát cần nhìn vào trong. Thực sự, ban đầu tôi chịu đựng với nước mắt. Cuối cùng Sư Phụ giúp tôi loại bỏ nhiều vật chất đen. Tôi biết điều này vì Sư Phụ để tôi nhìn thấy nó khi Sư Phụ làm điều này cho tôi.
Học viên C ở giai đoạn thứ hai. Chồng cô ấy cũng tu luyện Đại Pháp, nhưng anh ấy không tinh tấn. Khi đứa con của họ bắt đầu có vấn đề với việc ở trường, cô ấy rất lo lắng và phàn nàn với tôi vài lần. Mỗi lần như vậy, tôi nói đơn giản, “Nhìn vào trong, nhìn vào trong, nhìn vào trong vô điều kiện.” Tôi cũng nói, “Gia đình một học viên Đại Pháp không nên có vấn đề này. Chị chắc phải có vấn đề nào đó mà chị cần phải giải quyết khi mà chị đang trải qua vấn đề này. Học Pháp. Học Pháp. Nhìn vào trong vô điều kiện.” Sau vài lần, C thở dài, “Tôi đã nhìn vào trong, nhưng tôi không tìm thấy điều gì.”
Học viên D ở giai đoạn thứ ba. Cô ấy thực sự là một người vợ hoàn hảo và một người mẹ tốt. Cô ấy giúp đỡ chồng và con trai, ngay cả cháu của cô ấy. Cô ấy làm rất tốt ba việc mà Sư Phụ yêu cầu chúng ta làm. Gia đình cô ấy rất hòa thuận và cô ấy không trải qua nhiều đau khổ. Cô ấy đảm nhiệm nhiều trách nhiệm ở nhà và ở nơi làm việc. Nhưng sau đó cô ấy bắt đầu có vấn đề gia đình. Ngay cả con trai mẹ vợ cô ấy cũng trỉ trích cô. Cô ấy khóc về những điều này mỗi khi cô ấy giải thích tình huống cho tôi. Tôi cũng đơn giản nói, “Nhìn vào trong, nhìn vào trong, nhìn vào trong vô điều kiện.” Tôi nhấn mạnh, “Là học viên Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta phải nhìn vào trong vô điều kiện.”
Một lần, con trai và con dâu cô ấy lại chỉ trích cô ấy. Cô ấy đến phàn nàn với tôi. Tôi nói, “Chúng ta phải nghe theo Sư Phụ. Nhìn vào trong” Cô ấy không thể chịu đựng được nó và nói trong nước mắt, “Tôi đã làm quá nhiều rồi. Chị vẫn bảo tôi nhìn vào trong. Tôi đã làm. Nhưng tôi không tìm thấy gì cả. Tôi không biết nhìn vào trong thế nào. Tôi không bằng lòng với câu trả lời của chị. Hơn nữa, tôi đã không làm gì sai!”
Đột nhiên tôi nhận ra, “Sư Phụ, con nên nhìn vào trong. Không điều gì ngẫu nhiên xảy ra tình cờ xung quanh chúng ta. Chắc phải có điều gì đó cho tôi đề cao! Tôi nên nhìn vào trong vô điều kiện! Tại sao tôi luôn nhấn mạnh với người khác rằng họ nên nhìn vào trong thay vì nhìn vào trong chính bản thân mình? Tình huống giống thế này đã xảy ra vài lần. Tại sao tôi không ngộ được. Thật đáng xấu hổ cho tôi!”
Khi tôi có ý nghĩ đó, một giọng nói đến với tôi, “Nhìn vào trong không nhất thiết có nghĩa là bạn sẽ tìm thấy chính xác vấn đề. Thay vào đó, chúng ta được yêu cầu phải theo nguyên lý của Pháp mà Sư Phụ dạy chúng ta. Chúng ta nên tuân theo hàng ngàn cơ chế mà Sư Phụ cài vào thân thể chúng ta. Chúng ta không nên trái với nguyên lý của Pháp và những cơ chế này! Đó chính là cách chúng ta tu luyện. Do đó, chúng ta phải nhìn vào trong một cách tự nhiên như chúng ta ăn khi đói, uống nước khi khát, ngủ khi chúng ta buồn ngủ và hít thở để sống.”
Tôi chia sẻ điều này với ba học viên khác. Tất cả họ đều phấn khích, “Đó là điểm hóa từ Sư Phụ.” Mỗi chúng ta vượt qua giai đoạn mà chúng ta bị mắc kẹt. Chúng ta đề cao dựa trên Pháp. Chúng tôi cảm thấy rất vui vẻ và nhẹ nhàng. Không có từ ngữ nào diễn tả được cảm giác của chúng tôi. “…. ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn’!” (Chuyển Pháp Luân). Tất cả chúng tôi cùng mỉm cười trong nước mắt. Chúng tôi nói chuyện một lúc lâu. Tất cả chúng tôi đều biết ơn Sư Phụ.
Thực tu
“Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu,
Sự sự đối chiếu,
Tố đáo thị tu.”
(Hồng Ngâm)
Chúng ta biết rằng có một sự khác nhau giữa biết được nguyên lý của Pháp và thực sự làm theo nguyên lý của Pháp. Cho dù vậy chúng tôi viết xuống những điều mà chúng tôi ngộ được, chúng tôi chưa thật sự đạt được trạng thái có thể nhìn vào trong một cách tự nhiên như là khi chúng ta hít thở. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức.
Những điều ở trên là những hiểu biết cá nhân của chúng tôi. Xin vui lòng sửa lại những điều mà tôi nói chưa đúng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/4/202145.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/6/25/108581.html
Đăng ngày: 26-06-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.