Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Canada
[MINH HUỆ 25-7-2016] Mặc dù Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp ở Trung Quốc, nhưng những lợi ích về tâm và thân mà pháp môn này mang lại đã thu hút người dân ở hơn 100 quốc gia. Canada là mảnh đất có số lượng đông đảo học viên Pháp Luân Đại Pháp, họ luôn muốn chia sẻ vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp với người khác và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại kéo dài suốt 17 năm qua ở Trung Quốc.
Dưới đây là các báo cáo về hai sự kiện gần đây ở Canada – một lễ diễu hành ở Vancouver và một lễ mít-tinh ở Toronto.
Diễu hành ở Vancouver
Ngày 23 tháng 7, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tham gia Lễ diễu hành Ngày Caribbean ở North Vancouver. Thị trưởng miền North Vancouver, ông Darrell Mussatto, đã đồng hành cùng các học viên suốt hơn nửa lộ trình diễu hành.
Lễ diễu hành Ngày Caribean ở North Vancouver hôm 23 tháng 7 năm 2016
Cầm trong tay cuốn sách mỏng của các học viên, bà Kim, một cư dân địa phương nói rằng bà đã sinh sống ở North Vancouver được 60 năm. Bà mỉm cười nói: “Tôi rất thích đoàn thể này [Pháp Luân Đại Pháp]. Màu sắc tươi sáng mỹ lệ và thuyền hoa của họ là đẹp nhất.”
Chỉ vào dòng chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” trên thuyền hoa, bà Kim nói rằng bà rất tán đồng nguyên lý này bởi chúng phù hợp với toàn thể người dân Canada.
Một khán giản khác, bà Cahterine đã dõi theo các động tác của các bài công pháp của các học viên. Bà rất thích xem các học viên tọa thiền và nói sẽ tìm hiểu nhiều hơn nữa về pháp môn.
Bà Tống, một du khách đến từ Trung Quốc, đã vẫy tay chào các học viên trong lễ diễu hành. Bà nói rằng bà là người theo đạo Phật và bà rất vui khi gặp các học viên. “Tôi rất vui mừng khi thấy Pháp Luân Đại Pháp ở đây, trên đất nước Canada này. Điều này hoàn toàn khác biệt so với cuộc đàn áp ở Trung Quốc.” Bà Tống nói rằng bà đã chụp ảnh Pháp Luân Đại Pháp trong lễ diễu hành và sẽ cho bạn bè và người thân của bà xem khi bà quay trở về Trung Quốc.
Mít-tinh ở Toronto
Gần 1.000 học viên tập trung ở phía ngoài Metro Hall ở Toronto vào ngày 23 tháng 7 để tổ chức mít-tinh, diễu hành, và luyện công tập thể. Lễ diễu hành kéo dài hai giờ đồng hồ qua trung tâm thành phố nhận được sự chào đón nồng nhiệt của khán giả.
Đoàn nhạc Tian Guo dẫn đầu đoàn diễu hành ở Toronto hôm 23 tháng 7
Anh Robert Crocco, giáo viên của một trường quốc tế, nói rằng anh rất ấn tượng với các học viên Pháp Luân Đại Pháp bởi họ rất đa dạng và tường hòa. Trong số họ, anh thấy có nhiều người châu Á cũng như nhiều người thuộc các dân tộc khác. Anh nói rằng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cũng tương đồng với những giá trị truyền thống của Canada.
Anh Robert Crocco, giáo viên của một trường quốc tế, rất ấn tượng trước phần biểu diễn tọa thiền của các học viên Pháp Luân Đại Pháp
Anh Jean-Paul Tremplay, một kỹ sư làm việc ở Montreal, nói rằng nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp vô cùng tốt đẹp và “toàn thể thế giới cần tuân theo nguyên lý này”. Sau khi biết những gì các học viên đang phải đối mặt ở Trung Quốc chỉ vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm cả vấn nạn mổ cướp tạng cưỡng bức được nhà nước bảo hộ, anh nói rằng nó quá tàn bạo và hy vọng nó sẽ sớm chấm dứt.
Kỹ sư Jean-Paul Tremplay tán đồng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn
Bà Margater tham dự sự kiện cùng với con trai. Bà xem các học viên luyện công và làm theo họ. Bà rất vui mừng khi được các học viên tặng một cuốn tài liệu mỏng và nói rằng bà sẽ cố gắng học các bài công pháp tại nhà.
“Toàn thể gia đình tôi đều thích thể thao và chúng tôi luôn tìm một môn tập luyện phù hợp với tất cả chúng tôi để nâng cao sức khỏe. Tôi nghĩ đây là lựa chọn đúng đắn,” bà Margaret nói.
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/7/25/331869.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/28/157999.html
Đăng ngày 3-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.