Bài viết của một học viên phương Tây

[MINH HUỆ 28-5-2016] Trong quá trình tu luyện, Sư phụ thường an bài những tình huống để chỉ ra những thiếu sót của chúng ta. Tôi muốn chia sẻ về một tình huống mà tôi nhận thấy khá là phức tạp và hữu ích cho tôi.

Theo thời gian, tôi nhận ra bản thân mình có tâm xem thường những người khác. Tâm ấy thường biểu hiện như đánh giá thấp cách làm của những người khác, cách họ giảng chân tướng, những gì họ làm cho các hạng mục giảng chân tướng, và những cách làm khác khi họ thực hiện các công việc khác. Gần đây nó khá nổi cộm, do đó tôi đã nỗ lực để trấn áp dòng suy nghĩ tiêu cực này.

Tôi biết Sư phụ đã giảng rằng không phải tất cả các đệ tử đều giống hệt nhau:

“Đương nhiên, trong hạng mục của Đại Pháp mà cần làm gì, hãy hết sức buông bỏ những thứ của bản thân để hoàn thành các việc cần làm trong hạng mục, đây là ở vị trí số một, do đó cần phối hợp. Nhưng trong khi hoàn thành sẽ mang theo đặc điểm phương pháp xử lý của bản thân, biểu hiện là trong tu luyện mà đi con đường của bản thân, về điểm này thì Sư phụ là thừa nhận, cũng không có dị nghị gì, mỗi người đều tất nhiên làm như thế. Chư vị đều giống nhau như một khuôn đúc ra, đó là điều không thể.” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Mặc dù nhận thức được điều này, nhưng cái tâm xem thường người khác của tôi vẫn tiếp tục tồn tại và tôi không thể tống khứ nó đi được. Tôi nhận ra rằng nó là một biểu hiện của tâm hiển thị, nhưng tôi không thể hoàn toàn minh bạch ra rằng những tư tưởng này và lối suy nghĩ này có liên hệ như thế nào tới tâm hiển thị của tôi. Khi tôi thường xuyên chú ý tới một điều gì đó thường xuyên tái diễn, tôi sử dụng các loại biện pháp và cuối cùng loại trừ nó, nhưng nó vẫn tồn tại. Tôi cho rằng sự thiếu minh bạch của tôi về vấn đề này đã dẫn đến việc tôi bị mắc kẹt trong tình trạng này.

Một ngày trong lúc nói chuyện với vợ tôi, là một người không tu luyện, cô ấy đã đề cập đến một mục tin tức mà có vẻ như đó là chủ đề nhạy cảm trong xã hội chúng ta, và thông tin khá mới. Những điều cô ấy nói có vẻ đúng, nhưng hoàn toàn bất ngờ so với những gì tôi đã biết về vấn đề này. Mặc dù nó là một chủ đề nhạy cảm, nhưng tôi đã cười và nói với cô ấy tôi thấy nó cũng thú vị. Ngay lập tức cô ấy hỏi tại sao tôi lại cười. Vấn đề ở đây là, với thông tin mà cô ấy chia sẻ với tôi, thật kỳ lạ khi tôi bật cười lên như thế.

Tôi giải thích rằng tin đó khác xa so với những gì tôi đã biết và quen thuộc, nó khiến tôi buồn cười rằng tôi đã không thông minh như tôi nghĩ. Khoảnh khắc ấy, tôi nhận ra rằng phản ứng của tôi đối với câu chuyện của cô ấy có nguồn gốc từ việc tôi đã quá xem trọng bản thân và chính cái cảm nhận về tự ngã này là nguyên nhân tại sao tôi lại xem thường mọi người. Tôi cũng nhận ra mình có cả tâm tật đố ở đó.

Tôi từng cho rằng tâm tật đố là dựa vào những tâm chấp trước khác để khống chế một người. Nếu một người có danh vọng, lòng tham, ham muốn hay chấp trước vào tự ngã v.v.. người ấy có thể tật đố về việc những người khác đã đạt được những dục vọng đó, hoặc có thể lo sợ khi đánh mất những thứ đó. Nếu không có những chấp trước này, thể ngộ của tôi là tâm tật đố sẽ không có gì để bám vào và phát triển được.

Tôi nhận ra rằng do xuất phát từ cảm giác mạnh mẽ về bản thân mình, nên tôi đã tìm cách để mình vượt hơn những người khác để có thể cảm thấy tốt về bản thân và giữ cho tâm tật đố của mình không bị phơi bày. Việc tìm kiếm một khuyết điểm nào đó của người khác giúp tôi không lo lắng về việc mình bị thua kém, bởi vì, theo đánh giá của tôi, bất kỳ khuyết điểm nào tôi nhận thấy ở người khác đều hữu ích để tôi dựa vào đó mà xem bản thân mình là tốt hơn. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn mà trong đó tâm tật đố đã tự giấu mình và những tâm chấp trước khác một cách tinh vi trong thời gian dài, gây ra những vấn đề mỗi khi tôi làm các hạng mục. Nó thể hiện bằng việc khiến tôi lan truyền những điều xấu về những người mà tôi xem trọng, để khiến bản thân tôi trở thành tốt đẹp.

Thói quen cười khi nghe những thông tin thú vị hay những sự việc quan trọng là một biểu hiện về mặt hành vi của những suy nghĩ này. Nghĩ lại, tôi đã thể hiện thói quen này và do đó phát triển những tâm chấp trước này trong cuộc sống của mình. Trước đây, khi còn là một người chưa tu luyện, khi có người hỏi tại sao tôi lại thường xuyên cười trước những sự việc quan trọng, tôi không thể giải thích được, hoặc tôi nói với họ rằng việc gì cũng khiến tôi cười. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên và hạnh phúc khi cuối cùng đã hiểu ra gốc rễ của thói quen này, thói quen mà tôi đã dưỡng thành trong một thời gian dài.

Trong “Bài giảng thứ bảy” của cuốn sách Chuyển Pháp Luân, Sư phụ đã giảng:

“Người tu Đạo chân chính cũng có phản ánh [vấn đề tâm tật đố] này, đối với nhau không phục; [nếu] tâm tranh đấu không bỏ, cũng dễ sinh ra tâm tật đố.” (Chuyển Pháp Luân)

Đối với trường hợp của tôi, tôi nghĩ trong quá trình tu luyện tôi đã loại bỏ được tâm tật đố trước đó, nhưng trên thực tế ý thức mạnh mẽ về tự ngã và sự xuất sắc của bản thân đã dẫn tới việc không coi trọng người khác, điều đó đã bị tâm tật đố của tôi lợi dụng, và cũng tạo điều kiện cho tâm tật đố đó ẩn giấu và thậm chí ngày càng mạnh mẽ hơn.

Bây giờ tôi đã minh bạch ra những lý do căn bản và những chấp trước mà tôi đang có, từ đó ước chế và kiểm soát bản thân dễ dàng hơn. Con xin cảm tạ Sư phụ đã cho con cơ hội để đề cao bản thân mình.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/28/157196.html

Đăng ngày 5-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share