[MINH HUỆ 29-01-2016] Ngày 25 tháng 8 năm 2015, một phụ nữ 55 tuổi ở Thượng Hải đã đệ đơn tố cáo Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, do bà đã bị bức hại kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Bà Trần Cầm Phương, một học viên Pháp Luân Công từ quận Gia Định, đã bị bắt giữ chín lần và nhà bà đã bị lục soát tám lần. Bà đã bị giam tại một trung tâm tẩy não bốn lần, bị giam giữ tại trại lao động cưỡng bức năm lần, bà được tạm tha vì lý do y tế một lần. Tổng thời gian bà bị đưa vào trại lao động cưỡng bức là sáu năm rưỡi.
Không thể quay lưng lại khi Pháp Luân Công khi bị vu khống
Là một phụ nữ trẻ 36 tuổi bị mắc nhiều bệnh tật, tôi quyết định tu luyện Pháp Luân Công với hy vọng sẽ khỏe mạnh trở lại. Sau khi tu luyện một thời gian ngắn, các căn bệnh của tôi đều biến mất.
Sau khi được hưởng lợi ích từ việc tu luyện Pháp Luân Công, tôi không thể đứng sang một bên khi môn tu luyện này bị vu khống và bị cấm vào năm 1999, cách đây 16 năm.
Vào ngày 5 tháng 7 năm 2000, tôi đã đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công sau khi các phương tiện truyền thông do chính phủ Trung Quốc sở hữu đã tấn công dồn dập người dân Trung Quốc bằng các thông tin vu khống.
Hiến pháp Trung Quốc cho phép công dân được quyền khiếu nại đến các cơ quan chức năng nếu họ bị đối xử không công bằng. Tuy nhiên, sau khi trở về nhà, tôi đã phải đối diện với hàng loạt các vụ bắt giữ, tẩy não, và cả áp lực từ phía gia đình tôi.
Bị tẩy não trong suốt hai năm đầu của cuộc bức hại
Khi tôi trở về nhà, cảnh sát và các cán bộ phường ra lệnh cho tôi phải giao lại các sách Pháp Luân Công, nhưng tôi đã từ chối. Sau đó họ đến chỗ làm của tôi, khi đó chỗ làm đang gây sức ép buộc tôi nghỉ việc. Họ liền lợi dụng tình huống đó và sa thải tôi. Khi nghe về điều này, mẹ và chị gái tôi đã mắng và đánh tôi.
Tết Nguyên Đán năm 2001, tôi đã bị đưa đến một cơ sở tẩy não trong tám ngày. Tôi bị bắt phải lắng nghe các cán bộ phường đọc các bài vu khống Sư phụ, người sáng lập Pháp Luân Công. Họ cũng buộc tôi phải xem đoạn video về vụ tự thiêu tại Thiên An Môn, mà đã được chứng minh là một sự kiện do ĐCSTQ dàn dựng để làm mất uy tín của Pháp Luân Công. Việc này đã gây nên áp lực tinh thần rất lớn đối với tôi và cũng khiến gia đình tôi sợ hãi.
Sau đó, vào ngày 18 tháng 5 năm 2001, một lần nữa tôi bị đưa đến cơ sở tẩy não hàng ngày cùng với con gái bốn tuổi của mình. Con gái tôi đã cố gắng bảo vệ tôi khi cháu nhìn thấy Giám đốc Sở cảnh sát dẫm mạnh lên chân tôi.
Kết thúc phiên tẩy não vào ngày 11 tháng 6 năm 2001, vì tôi vẫn từ chối “chuyển hóa” nên họ tiếp tục đưa tôi đến Trung tâm tẩy não Thanh Phổ. Nhà của tôi bị lục soát và các sách Pháp Luân Công đã bị tịch thu.
Vì tôi cố gắng luyện công vào ban đêm, một nhân viên đã trói tôi lại đến tận sáng hôm sau. Sau đó họ còng hai tay tôi lại sau lưng và treo tôi lên, chỉ ngón chân cái của tôi là chạm đất.
Khi tôi từ chối ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, trung tâm tẩy não đã gọi chồng, con gái, mẹ tôi và mẹ của người chồng trước đã mất của tôi đến để “chuyển hóa” tôi. Vì tôi vẫn quyết tâm tiếp tục con đường tu luyện của mình, tôi đã được thả ra vào ngày 01 tháng 8 năm 2001.
Trại lao động cưỡng bức
Tôi đã bị đưa tới trại lao động cưỡng bức năm lần, tổng cộng thời gian là sáu năm rưỡi. Lần đầu tiên là vào ngày 23 tháng 8 năm 2001, sau khi cảnh sát phát hiện ra tôi đã làm 100 tờ giảng chân tướng mô tả chi tiết về lợi ích của việc tu luyện Pháp Luân Công. Họ đưa tôi tới một trại tạm giam và còng tay tôi vào một cánh cửa sắt trong suốt ba ngày ba đêm.
Tháng 8 năm 2001: hai năm lao động cưỡng bức
Tôi bị phán quyết hai năm lao động cưỡng bức và bị đưa đến Trại lao động nữ Thanh Phổ sau hai tháng ở trong trại tạm giam. Vì tôi từ chối “chuyển hóa” và tôi đã đọc thuộc các bài giảng của Sư phụ, một tù nhân đã báo cáo tôi cho các lính gác.
Vì vậy, tôi chỉ được ăn theo khẩu phần và họ chỉ cho tôi các loại rau rẻ nhất trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Vì quá đói, tôi đã bị nôn ra mật, triệu trứng phổ biến khi một người bị đói trong thời gian dài.
Họ buộc tôi phải lao động, nếu tôi không đạt chỉ tiêu của mình thì tôi sẽ phải đứng đến nửa tháng.
Từ ngày 3 tháng 7 tới ngày 1 tháng 8 năm 2003, các lính canh đã giam tôi trong một phòng biệt giam, họ để một cái đèn phát nhiệt chiếu thẳng vào tôi cả ngày khiến tôi bị toát mồ hôi đầm đìa.
Tháng 10 năm 2004: một năm lao động cưỡng bức
Ngày 16 tháng 10 năm 2004, cảnh sát và các cán bộ của ủy ban nhân dân phường đã đến lục soát nhà tôi. Họ bắt và đưa tôi đến một trại tạm giam. Tôi đã bị kết án một năm lao động cưỡng bức. Tháng 12 năm 2004, họ đưa tôi đến Trại lao động nữ Thanh Phổ.
Vì tôi đã đọc một bài thơ của Sư phụ nên họ chỉ cho tôi ăn duy nhất cà tím trong mỗi bữa ăn. Sau một thời gian, nghĩ đến cà tím là tôi đã thấy buồn nôn.
Tháng 1 năm 2008: một năm lao động cưỡng bức
Ngày 30 tháng 1 năm 2008 là một ngày mưa tuyết, khi tôi đang mua đồ trong một cửa hàng tạp hoá thì bị cảnh sát đến xét hỏi. Họ tịch thu túi xách của tôi và đưa tôi đến đồn cảnh sát. Lúc đó, trong túi tôi có 900 nhân dân tệ tiền mặt, trên đó có in chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo!.” Họ cũng tịch thu luôn 100 nhân dân tệ của tôi, là tiền để mua sắm cho nhu cầu cần thiết hàng ngày.
Tôi bị kết án một năm lao động cưỡng bức và bị đưa đến Trại lao động nữ Giang Tô vào tháng 3 năm 2008.
Đội trưởng nói rằng tôi không thể “chuyển hóa” được, do đó ông ta đã ra lệnh cho các tù nhân hành hạ tôi. Nếu ai thành công, người đó sẽ được giảm hạn tù. Chính vì vậy, các tù nhân đã tìm cách tra tấn tôi bằng nhiều cách.
Vì tôi từ chối viết bản cam kết từ bỏ Pháp Luân Công, họ đã đánh vào mặt tôi. Máu chảy xuống khắp mặt và mặt tôi bị thâm tím trầm trọng.
Do tôi chào hỏi một học viên khác, người cũng từ chối không chịu “chuyển hóa”, họ đã bắt tôi phải tập đội hình trên thao trường trong suốt những ngày mùa đông lạnh giá, từ ngày 1 tháng 11 năm 2008 tới tháng 1 năm 2009. Da tay và chân của tôi bị nứt nẻ và chảy máu. Hàng đêm họ cũng không cho tôi ngủ đủ giấc.
Tháng 11 năm 2009: một năm lao động cưỡng bức
Tháng 11 năm 2009, tôi bị đưa tới trại lao động cưỡng bức lần thứ tư.
Khi tôi đang đi mua sắm, cảnh sát đã bắt giữ tôi. Họ cầm bốn tờ tiền một nhân dân tệ có in dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” từ nơi khác tới và nói rằng những tờ tiền này là của tôi. Nhà của tôi cũng bị lục soát.
Tháng 5 năm 2011: một năm rưỡi lao động cưỡng bức
Ngày 26 tháng 5 năm 2011, cảnh sát từ Sở cảnh sát An Đình đã bắt tôi khi tôi đang mua đồ ở một cửa hàng tạp hóa. Họ lục soát người tôi và nơi ở của tôi. Họ đã lấy đi đồ đạc cá nhân của tôi, và cả tiền mặt có in thông tin về Pháp Luân Công trên đó. Lần này, tôi bị lao động cưỡng bức trong một năm rưỡi.
Tại trại lao động cưỡng bức, bảo vệ ra lệnh cho các tù nhân bắt tôi ngồi trên một chiếc ghế nhỏ từ sáng đến tối. Nếu tôi cử động, tôi sẽ bị họ phỉ báng và nguyền rủa. Họ còn liên tục chọc tôi từ phía sau lưng và chộp vào đùi của tôi.
Một buổi chiều, tôi bỗng cảm thấy đau đớn đến mức không thể đứng cũng không thể ngồi được. Họ đưa tôi đến một bệnh viện, và chẩn đoán tôi bị sỏi mật. Tôi đã được truyền thuốc vào tĩnh mạch, nhưng hàng đêm tôi vẫn bị đau vô cùng. Cuối cùng tôi được tạm tha vì lý do sức khỏe.
Vì tôi có thể luyện các bài công pháp và đọc các sách Pháp Luân Công nên tôi đã hồi phục rất nhanh. Khi chính quyền nghe nói về sự phục hồi của tôi, họ đã hủy bỏ lệnh tạm tha vì lý do sức khỏe của tôi.
Ngày 23 tháng 1 năm 2012, tôi lại bị bắt và bị đưa đến trại lao động. Tôi bị trói vào giường trong suốt ba ngày đêm, và được thả ra vào ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán.
Các lính gác cho các chất lạ vào thức ăn của tôi, khiến cho dạ dày của tôi rất khó chịu. Khi tôi nói với họ đừng cho thuốc lạ vào thức ăn của tôi nữa thì họ mới dừng lại.
Tháng 2 năm 2009: Trung tâm tẩy não và những lần quấy nhiễu
Tháng 2 năm 2009, khi tôi đang ở trong bệnh viện chăm sóc cho mẹ chồng cũ của mình thì cảnh sát, nhân viên phòng 610 và cán bộ phường tới bắt giữ và đưa tôi đến một trung tâm tẩy não. Tôi đã tuyệt thực trong ba ngày ba đêm. Các phiên tẩy não kết thúc vào tháng 5 năm 2009. Tôi đã không hoàn thành đạo làm con của mình khi mẹ chồng cũ của tôi đã qua đời một tháng sau khi tôi bị bắt.
Trong suốt năm đầu tiên sau khi tôi được thả khỏi trại lao động, một viên cảnh sát nghỉ hưu đã tới nhà tôi hàng tuần để đe dọa và uy hiếp tôi. Trong năm thứ hai, các “chuyến thăm” của ông ta đã giảm xuống còn hai tuần một lần.
Ngoài các “chuyến thăm” nhà tôi, Phòng 610 còn phái một người theo dõi tôi và tất cả những người hàng xóm đến thăm tôi.
Ngày 8 tháng 7 năm 2015, nhà của tôi lại bị lục soát. Tôi đã bị bắt và được cho tại ngoại. Sau đó, họ lại lục soát nhà tôi một lần nữa vào ngày 7 tháng 8 năm 2015, và họ đã tịch thu đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân của tôi. Tôi bị đưa đến đồn cảnh sát và được thả ra cùng ngày hôm đó.
Tất cả những vụ bắt giữ và bỏ tù này đã gây ra thiệt hại to lớn đối với tôi và gia đình tôi. Nó cũng mang lại đau đớn và lo lắng cho người thân của tôi. Chúng tôi đang sống trong lo sợ. Nỗi sợ hãi khiến bố mẹ tôi và bố mẹ chồng cũ của tôi rất căng thẳng, và họ đã qua đời.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/29/322862.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/9/155333.html
Đăng ngày 06-05-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.