[MINH HUỆ 09-03-2016] Ngày 10 tháng 11 năm 2015, một phụ nữ ở tỉnh Liêu Ninh đã đệ đơn kiện cựu độc tài Giang Trạch Dân vì những đau khổ mà cô và gia đình đã phải chịu đựng kể từ tháng 7 năm 1999.

Cô Tang Ngọc Lan và anh trai cùng em gái cô bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Họ được hưởng lợi rất nhiều từ việc tu luyện này, đặc biệt là anh trai cô lúc đó đang bị bệnh thiếu kali. Anh đã lấy lại sức khỏe của mình không lâu sau khi luyện tập.

Kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, ba anh chị em đã phải đối mặt với nhiều hình thức bức hại. Cô Tang đã bị giam vào trại lao động cưỡng bức hai lần, anh trai cô đã qua đời và em gái của cô vẫn còn đang ở trong tù.

Khổ nạn của hai chị em

Tháng 9 năm 1999, cô Tang và em gái Tang Ngọc Vân bị bắt vì đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện đòi quyền tu luyện Pháp Luân Công. Họ đã bị giam giữ tại một trại tạm giam trong gần ba tháng.

Tại trại giam này, các học viên đã tổ chức tuyệt thực để phản đối sự tra tấn tàn bạo của cảnh sát đối với một học viên khác.

Người chị gái đã bị ba tù nhân kéo ra và đã bị bác sĩ nhà tù ấn một ống xông vào tận dạ dày qua đường mũi. Họ đổ đầy nước vào dạ dày của cô. Lúc kéo cái ống thì nó đã nhuốm đầy máu.

Người em gái bị còng tay và bức thực bằng đồ ăn và rượu. Sau đó, cô đã bị cánh sát đánh đập tàn nhẫn bằng chiếc thắt lưng vì hắn cho rằng cô đã tổ chức vụ tuyệt thực đó.

Cả hai chị em được lệnh phải giam một năm trong một trại lao động cưỡng bức. Họ được đưa đến Trại lao động cưỡng bức Phù San vào tháng 12 năm 1999 và chuyển đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia vào tháng 3 năm 2000. Họ bị đánh đập và bị tẩy não. Người em gái khi đó mới chỉ 21 tuổi.

Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, cảnh sát mặc thường phục đã đột nhập vào căn hộ mà hai chị em thuê, bắt giữ và đưa họ đến trại giam. Người chị gái đã bị giam vào một trại lao động cưỡng bức trong ba năm.

Đến cuối năm 2002, một lần nữa cô bị giam vào Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia, ở đây, cô bị ép phải lao động nặng nhọc và tiếp xúc với hóa chất độc hại. Cô đã bị tước quyền gặp người thân và mỗi bữa chỉ được ăn một cái bánh bao hấp nhân nho nhỏ.

Cả hai chị em đã một lần nữa bị bắt tại nhà của họ vào ngày 20 tháng 7 năm 2004. Các quan chức đã đánh đập người em gái dã man đến nỗi khiến cho phần da thịt ở hông tróc ra khỏi xương. Sau đó, cô bị chuyển đến một trại lao động cưỡng bức trong ba năm.

Sau một tuần trong trại lao động, cô lại bị đưa về sở cảnh sát để tái xét xử. Ngày 04 tháng 4 năm 2005, cô lại bị kết án 13 năm tù. Tổng cộng, cô đã bị giam giữ mất 14 năm.

Cái chết của anh trai

Người anh trai là Tang Ngọc Phúc đã bị bắt và bị đưa đến trại giam vào tháng 11 năm 1999 khi đang đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Tại thời điểm đó, hai người em gái của anh đã bị bắt và bị đưa trở lại trại tạm giam tại địa phương của họ. Hai chị em họ bị còng tay lại với nhau.

Anh Tang đã bị giam giữ trong một tháng trước khi công ty anh đến đưa anh về.

Vào cuối năm 2000, anh Tang đã bị bắt tại nơi làm việc và bị đưa đến trung tâm tẩy não và bị tra tấn dã man tại đây.

Anh bị những côn đồ được thuê tra tấn bằng cách gãi nách và đánh vào bộ phận sinh dục của anh. Anh đã chịu đựng hết khả năng và đã viết một tuyên bố chống lại ý chí của mình là cam kết từ bỏ Pháp Luân Công.

Sau khi được thả, anh đã trở thành một con người khác. Anh trở nên hay cáu bẳn, không dám tu luyện nữa và sợ bị bức hại. Sức khỏe của anh xấu đi. Sau tám năm chiến đấu với bệnh tật, anh đã qua đời ở tuổi 40 vào ngày 21 tháng 11 năm 2007.

Cha mẹ của ba anh em cũng phải đối mặt với áp lực rất lớn. Cha họ bị đột quỵ và huyết áp cao, còn mẹ thì gầy đi nhiều và bị còng lưng.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “ Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/3/9/324309.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/17/155935.html

Đăng ngày 30-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share