Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-1-2016] Ngày 24 tháng 4 năm 2015, bà Trần Tú Vinh, một học viên Pháp Luân Đại Pháp, đã bị bắt giữ tại thành phố Tương Dương. Cảnh sát đã đột nhập vào nhà bà Trần. Họ bắt giữ bà và thay khóa cửa. Ngày 9 tháng 10 năm 2015, bà Trần bị Tòa án quận Phiền Thành kết án bốn năm tù.

Ngày 13 tháng 7, ông Trần Tích Nam, anh của bà Trần, cũng là một học viên, đã đến Đội An ninh Nội địa Tương Thành để lấy lại chìa khóa nhà bà Trần. Ông bị bắt giữ và đưa đến Đồn Cảnh sát Hán Giang. Cảnh sát Lý Học Quân và các cảnh sát khác đã tịch thu chìa khóa của ông Trần và lục soát nhà ông.

Sau đó, ông bị đưa tới trại tạm giam số 2 Tương Dương, nhưng không được tiếp nhận vì lý do sức khỏe. Cảnh sát Lý đã cố gắng để ông Trần bị giữ trong trại tạm giam, nhưng đến 10 giờ tối thì anh ta đã bỏ cuộc. Họ đưa ông Trần trở lại Đồn Cảnh sát Hán Giang và còng tay ông lại. Ông đã được thả vào ngày hôm sau.

Ông Trần trở về nhà và phát hiện ra cảnh sát đã lục soát nhà ông và tịch thu nhiều vật dụng cá nhân, bao gồm một laptop và hàng chục cuốn sách Pháp Luân Đại Pháp.

Trước đó, ông Trần đã bị bức hại nghiêm trọng nhiều lần. Dưới đây là một số chi tiết về trường hợp bức hại của ông kể từ khi Pháp Luân Đại Pháp bị cấm [tại Trung Quốc] vào năm 1999.

Năm 1999: Bị sốc bằng dùi cui điện ở Bắc Kinh

Tháng 7 năm 1999, cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu. Tháng 10 năm 1999, ông Trần đã lên Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa cho quyền được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ông bị bắt giữ tại Quảng trường Thiên An Môn.

Ông đã bị cảnh sát ở Đồn Cảnh sát Tiền Môn đánh đập tàn bạo và sốc bằng dùi cui điện. Cảnh sát đã sử dụng đồng thời hai dùi cui điện để sốc ông. Họ sốc đầu và lưng ông bằng một cây dùi cui và dùng cây kia để sốc vào bộ phận sinh dục của ông. Sau đó họ trói chân tay ông với nhau và sốc điện. Cuối cùng, họ đã cởi trói cho ông vì nghĩ ông sắp chết. Sau đó, ông Trần được đưa trở lại Tương Dương và được thả sau khi họ tống tiền ông hơn 1.000 nhân dân tệ.

77ec3ed9129186efaaf1e97cbea1afaa.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: sốc bằng dùi cui điện

Tháng 6 năm 2000: Bị tra tấn trong trại tạm giam

Tháng 6 năm 2000, ông Trần bị đưa tới trung tâm tẩy não ở Đại Miên Phưởng và bị chuyển tới trại tạm giam số 1 Tương Dương vào hôm sau. Lính canh đã ra lệnh cho các phạm nhân đánh đập ông trong bảy ngày.

Sau đó, ông bị đưa trở lại trung tâm tẩy não và bị ép “chuyển hóa”. Họ ép ông giẫm lên tấm hình của Sư phụ Lý Hồng Chí, nhưng ông đã không làm theo. Họ đẩy ông ngã xuống đất và đánh đập ông tàn bạo. Họ dùng ghim kim loại đâm vào tay và chân trái của ông, và dùng bật lửa để đốt tay và chân phải của ông.

Hôm sau, ông bị đưa trở lại trại tạm giam. Lính canh bắt ông đứng dưới ánh mặt trời như thiêu như đốt cả ngày và đánh đập ông vào ban đêm để ngăn không cho ông luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp.

Sáng hôm sau, ông Trần đi luyện công. Đáp lại, lính canh đã lấy một sợi xích kim loại, đầu tiên họ còng chân trái của ông lại, sau đó quấn sợi xích quanh hai vai và kéo xuống chân phải. Họ cũng sử dụng một sợi xích khác để còng hai chân ông với nhau, sau đó còng hai tay của ông ra sau lưng. Sợi xích siết chặt khiến máu khó lưu thông tới các ngón tay của ông và ông không thể ngủ hay đi lại được.

Thông thường, hầu hết các tù nhân không thể chịu được hình thức tra tấn này quá 15 phút, nhưng ông đã bị xích như vậy 24 giờ đồng hồ. Mất một lúc lâu lính canh mới tháo hết được các sợi xích và còng ra, vì còng đã cắt sâu vào da của ông. Cuối cùng, họ đã kéo cả còng cùng với da thịt của ông ra khiến xương bị lộ ra.

Tháng 8 năm 2000: Bị tra tấn trong trung tâm tẩy não

Tháng 8 năm 2000, ông Trần bị chuyển tới một trung tâm tẩy não và bị giam trong một trường học lái xe. Ông nói với Chu Kế Học, đội phó Đội An ninh Chính trị của thành phố, rằng “hãy nói chuyện thay vì đánh người”. Kết quả là, Chu đã đá và đánh đập ông tàn bạo. Một lần khác, Chu lột hết quần áo của ông Trần ra, còng ngược tay ông ra sau lưng và treo ông lên không trung một lúc lâu.

93ce08eeb3e9d65ac844cde5a491e106.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: còng tay ra sau lưng và treo trên không trung

Tháng 12 năm 2000: Bị đưa tới trại tạm giam

Ngày 26 tháng 12 năm 2000, ông Trần lại bị Uông Bí Hạo, trưởng bộ phận an ninh tại nơi làm việc của ông, bắt giữ tại nơi làm việc. Ông bị đưa tới một trung tâm tẩy não nằm trong một cơ sở huấn luyện quân sự.

Tất cả các học viên, gồm cả ông Trần, bị trói và bắt phải quỳ trên mặt đất. Cả buổi sáng, những kẻ bức hại yêu cầu các học viên từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Khi ông Trần không đồng ý từ bỏ đức tin của mình, ông bị đưa tới trại tạm giam số 1.

Năm 2001: Bị cưỡng bức lao động

Sau Tết Nguyên đán năm 2001, ông Trần bị chuyển từ trại tạm giam tới Trại lao động cưỡng bức số 1 Tương Dương. Ông bị bắt phải lao động nặng nhọc, với khối lượng công việc tương đương của hai người. Hàng ngày, ông đều phải làm việc từ sáng sớm tới tối muộn. Ngón tay và ngón chân của ông bị phồng rộp. Một số chỗ phồng rộp bị vỡ và chảy mủ, nhưng ông vẫn phải làm việc.

Đêm đêm, ông bị bắt phải đứng gập lưng và tay duỗi thẳng trong hàng giờ đồng hồ. Nếu tay của ông cử động, một vài người sẽ đánh đập ông. Sau đó, ông bị cấm ngủ sau vài tháng. Ông đã tuyệt thực để phản đối việc bị bức hại, nhưng vẫn bị bắt phải làm việc. Vào buổi tối, họ bức thực ông bằng nước muối và bột muối. Họ dùng đũa để cạy miệng ông và khi không thể cạy được, họ dùng khăn ướt để bịt miệng và mũi ông lại.

Tháng 4 năm 2008: Bị kết án tù

Tháng 4 năm 2008, ông lại bị bắt vì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp tại Quảng trường Nhân dân Tương Dương. Ông bị kết án ba năm và năm tháng tù. Ông bị đưa tới Nhà tù Phạm Gia Đài và được thả vào ngày 12 tháng 8 năm 2011.

Tháng 10 năm 2009: Bị cắt tiền trợ cấp hưu trí

Tháng 10 năm 2009, ông đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. Ngày 29 tháng 9 năm 2009, công ty ông thông báo rằng họ sẽ không trả tiền trợ cấp hưu trí vì ông đã không còn là nhân viên của công ty kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2008, mặc dù ông đã làm việc cho công ty đó được 40 năm. Ngày ông bị kết án tù cũng chính là ngày công ty hủy bỏ hợp đồng lao động của ông. Chi tiết về trường hợp bức hại có thể tìm thấy tại đây.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/25/322681.html

Bản tiếng Ông: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/12/155536.html

Đăng ngày 25-2-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share