Bài viết của Tôn Bách và Tô Dung, phóng viên báo Minh Huệ ở Đài Loan

[MINH HUỆ 28-12-2015] Tại thị trấn Hằng Xuân ở điểm cực nam của Đài Loan, nơi bao quanh là biển và vùng thảo nguyên xanh rộng lớn, có một nhóm học viên Pháp Luân Công kiên định. Họ tập chung vào 4 giờ sáng hàng ngày để khởi đầu ngày mới bằng cách luyện công cùng nhau. Bà Ông A Mẫn và chồng là những người trong số đó.

ff9100ec0c6904f307e61091fe50678e.jpg

Bà Ông A Mẫn, học viên Pháp Luân Công

Bị đánh thức bởi một chú chim

Hơn chục năm trước một người bạn đã nói với bà A Mẫn về lợi ích của Pháp Luân Công. Bà đã khích lệ chồng mình tập, để xem ông ấy cảm thấy thế nào trước khi bà cân nhắc việc tự mình tu luyện. Chồng bà có vấn đề về gan và đối với ông thức dậy sớm là điều khó khăn vì sức khỏe kém. Thật kỳ lạ là từ ngày hôm đó trở đi, cứ vào khoảng bốn giờ sáng, có một chú chim xuất hiện bên ngoài cửa sổ nhà ông, hót rộn ràng và đánh thức ông dậy. Ông luyện công mỗi buổi sáng và mỗi lần đều cảm thấy rất thoải mái và thư thái. Một tuần sau ông nói với bà A Mẫn: “Đây là một môn tu luyện tốt. Chúng ta hãy cùng nhau luyện nhé.” Sau đó cả hai đều đã trở thành học viên.

Từ mù chữ đến đọc được tất cả các sách Pháp Luân Công

Bà A Mẫn, ở độ tuổi 70, chưa từng đến trường. Bà không biết đọc và chỉ nói được tiếng Đài Loan. Khi một học viên đề nghị họ bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luâncuốn sách chính của Pháp Luân Công, bà đã bối rối vì mù chữ và đã từ chối. Học viên đó đã khích lệ bà mua một cuốn sách, nói rằng bà phải học các bài giảng. “Chị có thể ngồi cạnh chồng mình khi anh ấy đọc, rồi chị có thể đọc theo khi chị lắng nghe anh ấy đọc,” học viên đó gợi ý.

Trước hết học viên đó giúp họ đọc Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Đài Loan. Không biết bằng cách nào, bà A Mẫn đã có thể đọc được sách bằng tiếng Đài Loan. Sau đó bà chuyển sang tiếng phổ thông Trung Quốc, mỗi lần học thuộc một từ bằng cách nhờ những người xung quanh giúp đỡ. Trong một thời gian ngắn, bà đã có thể đọc cả cuốn sách bằng tiếng phổ thông Trung Quốc!

“Sư phụ đã dạy tôi và cho tôi đọc được ở độ tuổi này! Tôi thực sự trân quý điều đó,” bà A Mẫn nói đầy cảm kích.

Cứ mỗi sáng dù trời mưa hay nắng hai người họ đều đi đến điểm luyện công, và mỗi buổi tối họ học các bài giảng trong hai tiếng với một nhóm học viên khác. Trong số đó cũng có nhiều người như bà A Mẫn, từ không biết chữ đến chỗ có thể đọc tất cả các sách của Pháp Luân Công. Tất cả họ đều được trải nghiệm những thay đổi kỳ diệu về sức khỏe và tâm tính.

Tính nóng nảy biến mất

Trước khi tu luyện, bà A Mẫn bị các bệnh phụ khoa và sự đau đớn đó khiến bà nóng tính và không kiên nhẫn. Hàng xóm và thậm chí cả con trai bà đều sợ bà. Sau khi trở thành một học viên và tuân theo các lời giảng về Chân – Thiện – Nhẫn, bà trở nên quan tâm đến mọi thứ mình làm. Dần dần, không còn những tiếng la hét trong và xung quanh nhà nữa. Khi họ thấy rằng bà A Mẫn và chồng bà trở nên khỏe mạnh và rằng gia đình họ rất hòa thuận, một số người hàng xóm của bà cũng quyết định trở thành học viên Pháp Luân Công.

Hai nghìn Đô la Đài

Sau khi bà A Mẫn luyện công vào buổi sáng và làm xong công việc đồng áng, bà làm việc lau dọn nhà cửa để kiếm thêm tiền. Một lần khi đang lau chùi bà đã trông thấy 2.000 Đô la Đài dưới ghế sô fa và đã đặt nó dưới điện thoại để người chủ có thể tìm thấy. Người chủ về nhà và đã rất ấn tượng với sự trung thực của bà. Khi bà A Mẫn đến Mỹ sáu tháng, người chủ nhà không hài lòng với người làm công việc lau dọn mà ông ấy thuê trong lúc bà đi vắng. Sau khi bà quay lại, ông ấy đã thuê lại bà và nói: “Khi tôi thuê người, tôi muốn thuê những người đáng tin cậy như những học viên Pháp Luân Công các vị.”

Giúp đỡ những người lạ một cách vô tư

Từng là một người nhút nhát, bây giờ bà A Mẫn có thể chủ động giúp đỡ những người khác. Một ngày bà đang về nhà trên chiếc xe đạp ba bánh của mình và thấy một phụ nữ từ ngoài thị trấn đang mang theo nhiều hành lý. Có vẻ như người phụ nữ quá mệt để có thể đi bộ. Bà A Mẫn đã đề nghị chở hành lý của cô trên chiếc xe ba bánh và để cô ngồi trên xe trong khi bà đẩy chiếc xe đến nhà ga xe lửa. Khi họ đi đến nhà ga, gia đình của người phụ nữ này rất vui và đưa cho A Mẫn nhiều tiền. Bà A Mẫn đã từ chối và nói với họ rằng bà chỉ tuân theo lời dạy của Pháp Luân Công.

Cứ một tuần một lần, bà A Mẫn lại đi đến một điểm du lịch để nói với du khách Trung Quốc về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc. Bà làm một khẩu hiệu có vần điệu hài hước để thu hút sự chú ý của họ. Phần lớn các du khách Trung Quốc đã nhận tờ rơi của bà với nụ cười trên môi.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/28/321217.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/5/154671.html

Đăng ngày 27-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share