Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 7-12-2015] “Đóng băng” là một trong nhiều hình thức tra tấn do chế độ Cộng sản Trung Quốc sử dụng nhằm ép những công dân vô tội từ bỏ niềm tin của mình vào Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Cảnh sát và cai ngục tại các trung tâm giam giữ tùy tiện dùng các hình thức tra tấn như “Đóng băng” đối với các học viên Pháp Luân Công. Thậm chí những học viên cao tuổi cũng không thoát khỏi hình thức tra tấn tàn nhẫn này. Họ bị bắt phải chịu cái lạnh thấu xương ở ngoài trời hay trong nhà trong khoảng thời gian dài. Một số người bị bắt ở trần trong gió rét, hoặc phải mặc quần áo sũng nước lạnh. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về một vài trường hợp tra tấn đó.
Một phụ nữ 58 tuổi chết sau khi bị bắt chạy chân trần trên tuyết
Bà Trần Tử Tú bị bắt vào ngày 17 tháng 2 năm 2000 vì tu luyện Pháp Luân Công. Ngày 20 tháng 2, một ngày trước khi được thả, bà bị đánh đập dã man bằng dùi cui do bà không chịu từ bỏ đức tin của mình.
Các cảnh sát tức giận đã ra lệnh cho bà phải chạy trên tuyết. Trong bài báo ngày 20 tháng 4 năm 2000 với tiêu đề “Tu luyện Pháp Luân Công là quyền hợp pháp, bà Trần liên tục nói cho tới ngày cuối cùng” (bản gốc tiếng Anh), tờ Nhật báo Phố Wall của Mỹ đã đưa tin rằng bà Trần đã bị bức hại cho tới chết. Những người cùng phòng giam và những tù nhân khác chứng kiến sực việc này cho biết: Hai ngày tra tấn đã làm cho hai chân của bà bị bầm dập và mái tóc đen ngắn của bà dính đầy máu mủ. Bà đã bò lê ra ngoài, nôn mửa và ngã xuống. Bà đã bị bất tỉnh và chết vào ngày 21 tháng 2, ở tuổi 58.
Bà Trần Tử Tú
Một thương binh bị ngâm trong nước lạnh
Ông Trương Tiến kỳ một thương binh 65 tuổi từ Bắc Kinh bị giam giữ tại Trại giam Hoài Nhu vào năm 2001. Cai ngục đã xúi giục những tù nhân khác đánh đập ông trong những ngày lạnh giá nhất, lột quần áo của ông, và dội những xô nước lạnh lên đầu ông.
Tranh: Xối nước lạnh
Ông lão 70 tuổi bị lạnh cóng toàn thân
Ông Tôn Đại, một học viên gần 70 tuổi từ thành phố Yên Đài tỉnh Sơn Đông, đã cùng với vợ mình tới Bắc Kinh vào ngày 27 tháng 12 năm 2000 để kháng nghị cho Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn. Ông và một số học viên khác đã bị đưa tới một đồn công an ở Bình Cốc. Để ép buộc các học viên nói ra danh tính của mình, cảnh sát đã tra tấn họ bằng hình thức “Đóng băng”, ông Tôn cũng không được tha mặc dù ông tuổi đã cao.
Ông đã bị bắt đứng ngoài thời tiết lạnh cóng từ 9 giờ sáng cho tới trưa, chỉ mặc duy nhất một cái áo sơ mi. Vào buổi chiều, cảnh sát lột nốt cái áo sơ mi của ông và thay phiên nhau dội nước lạnh lên người ông, không lâu sau ông Tôn bị băng phủ kín toàn thân và ngất đi. Sau đó ông được kéo vào trong để sưởi ấm. Cảnh sát đã liên tục tra tấn ngay khi ông Tôn tỉnh lại. Ông đã bất tỉnh tới chín lần trong ngày hôm đó. Việc tra tấn được tiếp tục cho đến nửa đêm. Mặc dù ông Tôn vẫn sống sót, nhưngmột số học viên đã chết bởi hình thức tra tấn “Đóng băng” này.
Khi băng đã tan chảy khỏi cơ thể của ông Tôn sau lần tra tấn cuối cùng, một cảnh sát trẻ tuổi đã thừa nhận rằng: “Chúng tôi không muốn làm thế này, là Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp”.
Ông lão 70 tuổi bị ép ngồi trong gió rét
Ông Trương Đăng Xuân, một học viên 70 tuổi bị bắt vào ngày 3 tháng 7 năm 2009 vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công và bị kết án bốn năm tù tại nhà tù Tửu Tuyền thuộc tỉnh Cam Túc. Ông đã bị tra tấn tàn bạo tại sở cảnh sát. Từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 2 năm 2011, ông thường xuyên bị các tù nhân khác (do bị cai ngục xúi giục) kéo lê ra ngoài, ngồi trên một chiếc ghế đá đặt trên một cây cầu nối giữa hai tòa nhà mà không đội mũ nón gì. Gió mạnh từ hành lang phía Tây khiến ngay cả những thanh niên trẻ phải ngại ra ngoài khi nhiệt độ xuống dưới 0o C vào ngày tuyết rơi. Không khó để hình dung ông lão đã cảm thấy lạnh như thế nào. Trong một số trường hợp, ông Trương bị bắt phải đi trong tuyết mà không có mũ nón gì.
Một kỹ sư gần 80 tuổi bị xối quạt và bị đau tim
Ông Vương Hồng Chương, một kỹ sư cao cấp gần 80 tuổi, đã bị giam giữ tại nhà tù Tế Nam tỉnh Sơn Đông vào tháng 6 năm 2011. Cùng bị giam giữ với ông là ông Thiệu Thừa Lạc một bác sỹ Trung Y khoảng gần 60 tuổi từ thành phố Thanh Đảo tỉnh Sơn Đông.
Cả hai ông đêm nào cũng bị ép phải quay mặt về cái quạt được bật với tốc độ mạnh nhất. Ông Vương không thể ngủ được và đã bị đau tim. Ông đã phải nằm viện trong bốn tháng. Ông đề nghị bác sỹ Thiệu làm chứng nếu ông chết dưới hình thức tra tấn này.
Bác sỹ Thiệu đã bị giam cầm từ ngày 6 tháng 7 năm 2006. Vào tháng 3 năm sau, cân nặng của ông giảm xuống chỉ còn khoảng 45kg, người ông trở nên gầy rộc. Khi đó ông đã tuyệt thực để phản đối sự tra tấn. Bác sỹ Thiệu tiếp tục tuyệt thực khi ông phải chịu hình thức tra tấn bằng quạt điện.
Bác sỹ Thiệu Thừa Lạc
Một phụ nữ 72 tuổi bị ngâm trong nước lạnh
Bà Vương Kính Miễn một học viên 72 tuổi từ thành phố Hành Thủy tỉnh Hà Bắc bị bắt vào ngày 6 tháng 4 năm 2014. Tại văn phòng giám đốc Sở Cảnh sát An Bình, công an đã đổ nước lạnh lên cổ bà bởi vì bà từ chối trả lời các câu hỏi vô lý.
Tranh minh họa: Xối nước lạnh
Giảng viên Đại học 60 tuổi bị đánh đập và làm cho tê cóng
Bà Hác Bội Kiệt, cựu giảng viên trường Cao đẳng Y khoa Trung Quốc ở tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt và đưa tới Trại Cưỡng bức lao động Tiền Tiến tại Cáp Nhĩ Tân vào ngày 16 tháng 4 năm 2012. Ở tuổi 60, bà đã bị đánh đập tàn nhẫn tại trại. Ngày 23 tháng 2 năm 2013, trong khi cửa sổ được mở, bà bị lột quần áo và bị dội nước lạnh trong tiết trời lạnh cóng.
Những báo cáo liên quan (tiếng Anh):
Các phương thức tra tấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc: Đóng băng
Những bức ảnh được chụp sau khi học viên Pháp Luân Công Trần Tử Tú bị tra tấn cho tới chết (ảnh)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/7/320122.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/16/154110.html
Đăng ngày 26-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.