Bài viết của một học viên ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 16-9-2015] Tôi năm nay 38 tuổi, hiện tại tôi đọc các sách của Pháp Luân Đại Pháp tải xuống từ mạng Internet thông qua phần mềm vượt tường lửa, tôi không phải trả một xu nào cho những cuốn sách này. Tôi học Pháp một mình ở nhà, tôi chưa từng được nghe Sư phụ Lý Hồng Chí giảng trực tiếp, thật tiếc là tôi cũng chưa từng được nhìn thấy Sư phụ ngoài đời.

Mặc dù tôi cảm thấy bản thân vẫn chưa hoàn toàn làm được theo tiêu chuẩn Chân, Thiện, Nhẫn như trong sách Chuyển Pháp Luân đã dạy, nhưng tôi vẫn hy vọng mình được làm một đệ tử Đại Pháp. Tôi vô cùng cảm tạ Pháp Luân Đại Pháp, vô cùng cảm ân Sư phụ Lý Hồng Chí đã chỉ dạy cho tôi, giúp tôi hiểu được thế nào là tiêu chuẩn cơ bản nhất để làm người; giúp tôi hiểu cần phải đối xử với người khác bằng tấm lòng khoan dung, nhường nhịn, hòa ái; luôn đặt mình vào vị trí người khác mà suy xét, nghĩ cho người khác trước tiên; luôn hướng nội tìm và không ngừng tu chính, hoàn thiện bản thân.

Tôi không giống như rất nhiều đồng tu khác bước vào tu luyện do vấn đề về sức khỏe. Ở tuổi 22, tôi có sức khỏe rất tốt, dù chỉ có bằng trung cấp nghề nhưng nhờ chăm chỉ làm việc và thái độ trung thành, tôi đã được đề bạt vào vị trí lãnh đạo cấp cao trong một doanh nghiệp tư nhân, ông chủ mong muốn tôi làm việc hết mình cho công ty. Ông ấy tặng tôi nhà và còn tặng tôi một số đồ vật rất giá trị, ông ấy cũng rất coi trọng tôi, cho nên lúc đó tôi cảm thấy mọi việc đều rất tốt đẹp.

Vào năm 2005, tôi vô tình có cơ hội được xem bản điện tử của cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’, tôi đã bị thuyết phục sâu sắc bởi những Pháp lý trong sách. Đó là những kiến thức mà tôi chưa từng được nghe qua. Khi đọc hết quyển sách, tôi đã rơi nước mắt, tôi cảm thấy mình phải có thể trở thành một người tốt như trong sách đã dạy, nhưng tôi còn cách xa tiêu chuẩn đó những mười vạn tám ngàn dặm. Tôi quyết định sẽ trả lại cho ông chủ tất cả những phong bì mà tôi nhận được trước đây, tôi sẽ luôn đặt lợi ích của công ty lên trên hết. Xã hội phát triển đến hôm nay, đạo đức của con người thực sự đang trượt dốc. Trước đây, mỗi khi đi công tác tôi thường báo về công ty thanh toán tiền taxi và tiền ăn nhiều hơn 10 tệ hoặc 20 tệ so với chi phí thực, vậy mà tôi vẫn thấy mình còn tốt hơn rất nhiều người khác. Nhưng từ khi tôi đọc sách ‘Chuyển Pháp Luân’, tiền không phải của mình tôi không cần, người khác đưa phong bì tôi cũng trả lại, không tham của người khác. Mỗi khi ra ngoài tham gia các hoạt động, đều có những thực phẩm được mang về miễn phí, người khác ăn xong mang đồ ăn về nhà, tôi cũng rất muốn mang về, nhưng lúc này trong đầu lập tức nghĩ đến những lời răn dạy trong sách, giúp tôi ước chế bản thân không được tham những đồ nhỏ nhặt. Cuối cùng, ông chủ tặng nhà tôi cũng không lấy, tặng trang sức tôi mang trả lại, nhưng ông ấy kiên quyết không nhận nên tôi đành giữ lại đợi có dịp sẽ trả ông ấy bằng tiền.

Trước đây vì để bản thân có cuộc sống hạnh phúc, tôi cũng như đa số các cô gái khác mong sẽ cưới được một người chồng ‘có điều kiện’, nhưng không phải xuất phát từ tình cảm. Trong quá trình công tác, tôi quen biết một người nước ngoài, định sẽ cưới anh ấy rồi ra nước ngoài sống để đổi đời, anh ấy cũng rất muốn vậy. Nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi quyết định sẽ không sống giả tạo như vậy nữa, do đó, tôi đã cưới người chồng hiện nay của tôi. Chúng tôi không có nhà, không có xe, nhà trai cũng không có lễ vật khi cưới hỏi, không chụp ảnh cưới, trước khi kết hôn tôi còn đưa 50.000 tệ cho anh để làm kinh doanh. Pháp Luân Công dạy tôi trở thành người có đạo đức cao thượng theo tiêu chuẩn Chân, Thiện, Nhẫn, luôn nghĩ cho người khác, thậm chí yêu thương cả kẻ thù của mình, cho nên dù làm việc ở công ty nào tôi cũng đều được ông chủ trọng dụng. Mỗi lần công ty cho nhân viên đi du lịch, ông chủ đều cho phép tôi đưa mẹ theo, chi phí do công ty chi trả hoàn toàn. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn hoàn lại cho công ty chi phí đi du lịch của mẹ tôi. Không có ai kiểm tra việc tôi sử dụng các vật phẩm trong văn phòng công ty, tuy nhiên đối với những vật dụng dùng cho cá nhân, tôi đều trả lại số tiền tương ứng cho phòng tài vụ của công ty, không tham ô lấy một đồng. Cuối cùng ông chủ cũng phải kính trọng nói rằng trong công ty chỉ có tôi là người ông ấy tin tưởng nhất. Tôi luôn coi trọng uy tín hơn tiền tài, mà tất cả uy tín mà tôi có được đều nhờ Pháp Luân Công chỉ dạy. Dần dần, tôi ngộ được rằng thế nào là ‘nhân phẩm’, tại sao người có ‘nhân phẩm’ lại có sức cuốn hút như vậy.

Trong xã hội, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn dĩ rất khó hòa hợp. Mẹ chồng tôi là mẹ kế, chồng tôi ở nhà là người nhỏ nhất nên được cưng chiều nhất, khi tôi và chồng tôi kết hôn, mẹ chuẩn bị cho chúng tôi hai chiếc chăn, một bộ ga giường, còn cho 6.600 tệ, một bữa tiệc rượu. Lúc đó bố chồng tôi vẫn còn sống, so với điều kiện gia đình khi đó thì như vậy có phần hơi giản dị, có điều mọi việc đều do mẹ chồng quyết định. Tôi nghĩ mình là người tu luyện nên cũng không tính toán so đo, nếu không phải là người tu luyện, tôi sẽ không đồng ý một lễ cưới như vậy. Nhưng hàng xóm láng giềng lại có rất nhiều người bất bình thay cho tôi, cho rằng mẹ chồng hơi keo kiệt. Sau đó, khi mang bầu được 7 tháng, tôi phải về nhà chồng để sinh con. Tôi làm mọi việc từ rửa chân, cắt móng chân cho bố chồng, còn tranh cả việc nhà với bà giúp việc. Sau khi sinh con, tôi cũng không để mẹ chồng phải làm việc nhà, còn chuẩn bị nước rửa chân cho bà, nhắc nhở chồng phải chủ động quan tâm đến mẹ. Sau đó bố chồng tôi qua đời, chúng tôi đều đi làm xa nhà, chồng tôi vì lý do công việc nên mang con về nhà mẹ chồng sống, tôi cũng vì công việc nên đến Tết mới về nhà đoàn tụ. Mẹ chồng tưởng rằng chúng tôi sẽ sống ở đó lâu dài (nhà hai tầng có đến bốn phòng nhưng chỉ có mình bà ở), có lần bà rất tức giận đã nói với tôi bà muốn ra ở riêng vì trong nhà có trẻ con ầm ỹ quá, bà cần tĩnh dưỡng, rõ ràng là muốn đuổi chúng tôi đi.

Trong khu nhà của chúng tôi, có rất nhiều gia đình sau khi bố qua đời thì họ cũng đuổi mẹ kế đi, lúc đó tôi có chút suy nghĩ không thấu đáo rằng ở đâu có cái đạo lý mẹ kế lại đuổi chúng tôi đi? Chồng tôi biết tin cũng rất đau lòng, sau đó tôi khuyên chồng: “Nhìn lại cũng thấy chúng mình chưa quan tâm đến mẹ lắm, chưa coi bà như mẹ ruột của mình, nếu là mẹ ruột mình nói như vậy thì chúng mình cũng sẽ không để ý hoặc tức giận; vả lại người già quả thực cần sự yên tĩnh. Sự việc này ai đúng ai sai không quan trọng, quan trọng là cuộc đời con người thật ngắn ngủi, đừng nên làm những việc khiến bản thân sau này phải cảm thấy hối tiếc, hãy đối xử thiện tâm với những người xung quanh mình, thôi nghe lời mẹ đi”. Vậy là đúng như mong muốn của bà, ba tháng sau chồng tôi mang con đến ở với tôi tại nơi tôi làm việc. Hiện giờ mặc dù bố chồng tôi không còn, chúng tôi hễ có thời gian hoặc vào dịp Tết đều về thăm mẹ, chúng tôi đối xử với mẹ tốt hơn cả khi bố tôi còn sống. Sau này, khi tôi trở về thăm mẹ vào dịp tết, bà rất ngại, đối xử với tôi khách khí, còn mua quà tặng cho tôi và cháu nhỏ và chủ động cho chúng tôi tiền tiêu.

Trong số các đồng tu có một số người bị bệnh nan y, sau khi bệnh viện trả về vì không cứu chữa được mới đến tu luyện Pháp Luân Công, nhờ được Đại Pháp thanh lọc, những người hoang mang vì bệnh tật đó đã bắt đầu học Pháp, luyện công, quan trọng nhất là phải phản bổn quy chân, nâng cao đạo đức, giữ tâm thái bình hòa, khoan dung, nhẫn nhịn, cuối cùng trong một thời gian rất ngắn họ đã phục hồi được sức khỏe. Khỏi phải nói, chính là Sư phụ của chúng ta đã ban cho họ một sinh mệnh thứ hai. Họ không chỉ được khỏe mạnh về thân thể mà còn thăng hoa về tinh thần, thực sự hiểu cách hướng nội, đường đường chính chính mà đối mặt với cuộc sống, công việc và tất cả mọi người, nhiều người không còn phải sống trong mê mờ nữa. Họ quả là đã được sinh ra thêm một lần nữa? Đây chính là sự khỏe mạnh cả thân lẫn tâm!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/9/16/师父让我懂得做人的标准-315752.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/10/2/153042.html

Đăng ngày 22-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share