Bài viết của một tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 20-4-2015] Khu vực chúng tôi có rất nhiều người đang tranh giành làm người điều phối, có người không ngừng tranh giành suốt mấy năm nay, mang tư tưởng rằng ngoài mình ra không ai xứng đáng làm người điều phối. Theo tôi được biết, hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở một, hai khu vực.

Lấy một khu vực làm ví dụ để làm rõ hiện tượng này. Khu vực này có người vì muốn làm người điều phối chỉnh thể mà vận động các mối quan hệ, tìm người tiến cử, theo người điều phối hiện tại đi khắp nơi, mong chiếm được cảm tình của người đó. Có người vì muốn làm người điều phối mà đi nghe diễn giảng khắp nơi, sau đó còn tự phong mình làm người điều phối; còn có người nói rằng người khác nằm mơ thấy anh ta được “trung ương phái tới”, nghĩ mọi cách để làm người điều phối.

Những người đang tranh giành làm người điều phối này lại có cung cách làm việc mang nặng văn hóa đảng: tự cao tự đại, khoa trương, hống hách; khinh thường người khác, thể hiện thái độ bề trên. Các đệ tử Đại Pháp khác làm gì, dù là hợp tác gì với người có duyên, đều bị cho là gây cản trở hay tranh giành làm người điều phối với họ, thậm chí họ còn đe dọa người kia. Họ cho rằng hễ đề cập đến chỉnh thể hay đề cập đến địa phương đó thì nghĩa là động chạm đến họ, ai nói về tình trạng của chỉnh thể cũng đều là nói về họ, họ coi người điều phối như quan chức địa phương. Họ lôi kéo, cô lập người khác, bài trừ các phụ đạo viên cũ, các đệ tử cũ, thậm chí còn bảo các học viên hạn chế tiếp xúc với những người này, gây chia rẽ quan hệ giữa các học viên. Khi có vấn đề gì họ không trực tiếp trao đổi với người khác, mà công kích, nói xấu người ta sau lưng. Cách làm này thể hiện rõ nét văn hóa đảng.

Trước thực trạng này, có đồng tu khuyên họ thành lập nhóm học Pháp để cùng học Tinh Tấn Yếu Chỉ và các bài giảng Pháp của Sư phụ có liên quan đến phụ đạo viên, chia sẻ các ý kiến về điều phối chỉnh thể, hy vọng cùng nhau nâng cao nhận thức trong Pháp, làm tốt các hạng mục chỉnh thể, nhưng họ lại không tham gia.

Trước tình hình này, nhiều năm nay, có rất ít thậm chí là không có các buổi chia sẻ trên phương diện chỉnh thể làm thế nào để làm tốt ba việc, cũng như sửa chữa những thiếu sót. Khi có đồng tu ở nơi khác đến mới mở hội giao lưu, nhưng nội dung căn bản không liên quan đến tình hình thực tế tại địa phương. Mấy năm nay chỉ có hội giao lưu về “cách thức điều phối”, có hội giao lưu chỉ hạn cuộc cho những người thân thiết nhau được tham gia. Chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp không có môi trường giao lưu, rất nhiều người có ý tưởng nhưng lại không được tham gia vào các hạng mục chỉnh thể. Một khu vực nhìn bề ngoài rất bình ổn, nhưng do tranh giành làm người điều phối mà khiến cho chỉnh thể trở nên rời rạc, khiến nhiều học viên mang tâm oán hận.

Tại sao lại phải tranh giành làm người điều phối? Để trợ Sư Chính Pháp hay là để chứng thực bản thân? Nếu là trợ Sư chính Pháp thì không cần tranh giành, ai làm cũng được, chỉ là thành tựu những gì Sư tôn yêu cầu là được rồi, không nên chấp trước vào việc tôi làm hay người khác làm. Vậy thì ẩn giấu đằng sau tâm chấp trước mạnh mẽ vào việc “tôi” cần làm gì là gì? Cái sinh mệnh cho rằng “ngoài tôi ra không ai xứng đáng” đó có phải là bản tính tiên thiên của chúng ta chăng? Nó đang giúp người ta thành Phật hay biến người ta thành ma? Điều đó chẳng đáng để chúng ta suy nghĩ kỹ hơn hay sao?

Sư phụ vào thời đầu truyền Pháp đã khai sáng hoàn cảnh tu luyện của đệ tử Đại Pháp, chỉ định người phụ trách. Hội nghiên cứu, trạm trưởng phụ đạo ở các cấp, ở những khu vực lớn còn có trưởng khu, cho đến các phụ đạo viên, hầu như đều do Sư tôn, hội nghiên cứu, trạm trưởng hoặc phân trạm trưởng chỉ định (ít nhất ở thành phố của tôi là như vậy). Những người này kết nối các điểm luyện công, nhóm học Pháp, và kết nối các Pháp hội, hội giao lưu, hoạt động hồng Pháp, căn bản là hoàn cảnh tu luyện như vậy. Những người phụ trách và phụ đạo viên này làm người liên hệ, sắp xếp thời gian cố định và không cố định để cùng nhau học Pháp, giao lưu chia sẻ, là một chỉnh thể có một số lượng người nhất định cùng tham gia làm cho tốt, có thể bảo chứng cho việc chỉnh thể ở trong Pháp mà phối hợp, đề cao. Nếu như không phát sinh bức hại của tà ác, hoàn cảnh tu luyện như thế này có thể sẽ tồn tại cho đến hôm nay, bởi vì hiện tại Phật học hội ở nước ngoài đại thể cũng theo phương thức này.

Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 đến nay, những người đầu tiên bị tà ác bức hại chính là những người này. Đây là cựu thế lực đã lấy việc tu luyện cá nhân làm trọng, tuyển trạch những điều mà chúng muốn, phá hoại hoàn cảnh tu luyện Chính Pháp.

Người điều phối chính là trong thời kỳ lịch sử đặc thù này mà sinh ra, được các học viên hình thành là người liên hệ cho chỉnh thể, theo thể ngộ cá nhân của tôi thì cũng là trong thời kỳ đặc thù này Sư tôn mới cho phép, “tương kế tựu kế” lợi dụng an bài của cựu thế lực. Mà sự xuất hiện của người điều phối, từ tình huống ở các nơi mà nhìn, cũng có những người vốn là người phụ trách, cũng có nhiều người là các đồng tu khi cùng nhau xử lý các vấn đề thì mọi người đều công nhận có thể làm người điều phối nên đã lãnh trách nhiệm người điều phối. Như vậy đã trở thành việc tự phát trong học viên mà sinh ra người điều phối.

Kỳ thực từ Pháp lý mà nhìn, ai là do Sư tôn an bài, ai là do cựu thế lực an bài, chúng ta hiện tại đều không cách nào phân biệt rõ. Cho dù là cựu thế lực an bài, thì cũng có phần do Sư tôn “tương kế tựu kế” ở trong đó. Cũng giống như Sư tôn trong tình huống đặc thù này mở đường, cho phép dùng sách điện tử để học Pháp, nếu không thì đó sẽ là loạn Pháp. Theo thể ngộ của cá nhân tôi, sự xuất hiện của người điều phối một cách tự phát, đó cũng là Sư tôn trong thời kỳ đặc biệt này mà võng khai nhất diện, mở ra một cách cửa. Đó chính là phải ở trong Pháp mà làm cho tốt, không thể để cho cựu thế lực sử dụng làm công cụ.

Những người đang tranh giành vị trí người điều phối, tìm mọi biện pháp để bản thân mình trở thành người điều phối, cảm giác chính là đang chứng thực tự ngã, thành tựu chính mình. Một khu vực không phải chỉ có một người học viên, cũng không phải chỉ có vài người học viên, không thể nào hễ ai đó đề cập đến “chỉnh thể” thì lại giống như cái mà tà đảng gọi là “tham dự chính trị” được, liền cho rằng học viên đó động chạm đến họ.

Hai chữ “điều phối” (协调), chữ phồn thể là (協調), theo lý giải cá nhân tôi, xét theo nghĩa bề mặt là: tập hợp rất nhiều lực lượng lại với nhau, cùng nhau thương lượng, ngôn từ chu đáo toàn diện.

Sư phụ giảng:

“Như vậy chư Thần trên thiên thượng, bất kể là Thần loại nào, thiên thượng hễ khi có việc, họ đều thương lượng với nhau.” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật)

Từ đoạn Pháp trên có thể hiểu được rằng, các vị Thần trên thiên thượng làm việc gì cũng đều phải thương lượng, huống hồ là tu luyện tại nhân gian. Theo lý giải của cá nhân tôi, điều phối là công việc liên lạc để giúp mọi người cùng nhau trao đổi, phối hợp; người điều phối chính là người giúp mọi người liên lạc với nhau.

Những người cạnh tranh để làm người điều phối lại coi công việc điều phối là một chức vị, mà sinh ra đố kỵ, bài xích người khác. Họ không những không khởi tác dụng viên dung chỉnh thể, mà còn vì để được làm người điều phối mà châm ngòi cho mâu thuẫn giữa các đồng tu, gây ra tình trạng chia rẽ nhau, thực chất là sự can nhiễu tới việc hình thành chỉnh thể, thật phù hợp với con đường mà cựu thế lực an bài.

Sau khi bài “Diễn giảng loạn Pháp” được ban biên tập Minh Huệ đăng lên, nghe nói vị diễn giảng đó muốn phát đại nguyện làm người điều phối, anh ta vẫn không nhận mình sai mà còn nói rằng bản thân mình đã khởi tác dụng rất tốt. Hiện giờ anh ta cũng đang tranh giành chức điều phối viên ở khu vực mình ở. Những người trong khu vực bị anh ta làm ảnh hưởng cũng không nhìn lại mình, không rút ra bài học. Sự an bài tà ác của cựu thế lực ở một số khu vực vẫn chưa bị thanh trừ.

Tại sao phải tranh giành làm người điều phối, căn nguyên việc này chính là tư tưởng tranh danh đoạt lợi trong văn hóa đảng. Biểu hiện bề ngoài là vì chỉnh thể mà làm điều phối, nhưng để được làm người điều phối mà những người này phải bôn ba khắp nơi, gây xích mích, chia rẽ giữa các đồng tu, nhờ cậy mối quan hệ, lôi kéo người khác … Họ đã gây ra ảnh hưởng vô cùng bất hảo.

Trong bài “Xuất phát điểm” do ban biên tập Minh Huệ đăng có viết: “Trong hoàn cảnh đặc thù ở Trung Quốc Đại lục, vẫn luôn có một số người, mà xuất phát điểm không đặt tu luyện ở vị trí số một, thực hiện một cách thiết thực cho tốt việc nên làm là cứu người, mà cứ lấy nhân tâm làm xuất phát điểm. Có người với ‘cái tôi’ bành trướng lên, tự tâm sinh ma; có người tán dương người khác đến nỗi họ thành ma rồi mà cũng không biết; cũng có người mà danh, tình, sắc dục không bỏ, mất cả chuẩn mực đạo đức rồi, mà vẫn bị tâng bốc, cho rằng mình có bản sự hơn người; có người muốn tuỳ tiện tạo ra ‘hình thế’ nào đó, thích lập công lớn, phô diễn bề ngoài, mà quên rằng hết thảy đều do Thần định, là Trời định, là nằm trong tay Sư phụ, kể cả hoàn cảnh tại Trung Quốc Đại lục, cũng như hoàn cảnh đặc thù tu luyện và cứu người của đệ tử tại Trung Quốc Đại lục”.

Ở những khu vực xảy ra việc tranh giành làm người điều phối, thực ra không cần ai làm người dẫn dắt, mà cần có người có thể tập hợp được nhiều người hơn nữa lại với nhau, giúp cho ngày càng nhiều người hơn nữa có cơ hội được phát huy trí huệ và năng lực của họ.

Thần giảng tùy kỳ tự nhiên. Tranh giành, trong mắt của Thần là tranh cướp. Việc tranh giành nhau làm người điều phối không phải là sự giao lưu, hợp tác, mà mỗi người đều tự tạo ra cái vòng luẩn quẩn cho mình, đây chính tạo điều kiện để cựu thể lực can nhiễu đến chỉnh thể, thực chất là sự phá hoại chỉnh thể. Xem trọng được mất danh lợi cá nhân, dùng tình cảm mà xử lý công việc, danh lợi sắc tình đều không buông bỏ, kỳ thực những người này đều đã bị cựu thế lực thao túng, biểu hiện ra sự phóng túng chấp trước và dục vọng, can nhiễu đến những việc mà Sư phụ yêu cầu.

Trong mỗi khu vực, mọi học viên đều có trách nhiệm và khả năng phát huy tác dụng của chỉnh thể, viên dung lẫn nhau, cùng nhau giao lưu, chia sẻ. Một khu vực mà có nhiều cơ hội và hoàn cảnh giao lưu giúp mọi người cùng đề cao, thì sẽ hình thành nên một chỉnh thể thực sự không thể phá vỡ. Cần làm tốt những việc Sư phụ yêu cầu, cứu được nhiều chúng sinh hơn nữa, giúp cho nhiều người hơn đạt được đến tiêu chuẩn của Sư phụ, chứ không phải là giữ vững vị trí người điều phối của ai đó, chứng thực cho cá nhân nào đó. Đừng để ý đến ai là “người điều phối thứ nhất”, mọi việc đều phải do ai đó ôm đồm.

Thần do Đại Pháp tạo ra là vô tư vô ngã, không lưu danh không mong báo đáp, xả thân vì Đại Pháp mà không đến nơi đến chốn thì sao có thể chứng thực và thành tựu bản thân được.

Khi cùng nhau học Pháp của Sư phụ, thì trí huệ đều do Sư phụ ban cho, chứ không phải do ý kiến của ai đó. Dần dần trong quá trình học Pháp tu tâm, viên dung phối hợp sẽ giải quyết được những vấn đề này, thực sự hình thành một chỉnh thể viên dung không thể phá vỡ.

Khi chúng ta thuần chính bản thân, giữ tâm cho chính, khi chứng thực Pháp, Thần sẽ ban cho chúng ta ngày càng nhiều trí huệ, chỉnh thể mới có thể được đề cao, tất cả điều đó đều đến từ Đại Pháp.

Tầng thứ cá nhân hữu hạn, xin từ bi chỉ ra những thiếu sót. Hợp thập!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/20/307616.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/5/29/150804.html

Đăng ngày 21-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share