Bài viết ca mt hc viên Đại Pháp ở tnh Vân Nam, Trung Quc

[MINH HUỆ 24-6-2015] Chồng tôi là một công nhân mỏ. Vào tháng 9 năm 1991, anh được chẩn đoán bị gãy xương đùi trái sau một tai nạn lao động.

Để chữa trị nhanh, anh ấy đã nghe theo lời tư vấn của bác sỹ và sử dụng một thiết bị tăng áp nối xương tự động do Trường Đại học Y Hoa Tây sáng chế. Họ tuyên bố sẽ chữa lành các vết nứt xương của anh trong vòng ba tháng. Tuy nhiên, sau một năm, anh vẫn không thể đi lại được và chân thì trở nên bầm tím.

Kết quả chụp x-quang cho thấy xương của anh đã bị thiết bị tăng áp đó làm cho tách rời ra và không thể liền lại được với nhau, do đó đã cản trở quá trình lành bệnh. Chúng tôi đã phát hiện ra rằng, cái được gọi là thiết bị tăng áp nối xương tự động đó thực ra là một sản phẩm nghiên cứu không thành công của trường đại học. Nhưng bệnh viện và trường học vẫn liên kết với nhau đề nghị bệnh nhân sử dụng thiết bị đó vì những lý do kinh tế.

Cần thiết phải tiến hành một cuộc phẫu thuật, nhưng bác sỹ đã từ chối nhận trách nhiệm. Cuối cùng, bệnh viện cũng cho phép tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, các con ốc dùng để nối các tấm thép đỡ xương gãy không được vít chặt khiến các tấm thép bị bung ra sau một vài ngày. Bệnh viện phải tiến hành phẫu thuật lại tới bốn lần và càng làm cho tình hình phức tạp thêm. Chồng tôi đã bị thêm bệnh viêm tủy xương, một căn bệnh mà bệnh viện không thể chữa khỏi.

Không thể kiên nhẫn thêm được nữa, tháng 5 năm 1996, tôi đã nộp đơn khiếu nại đến sở y tế của tỉnh vì lý do sai sót của bác sỹ. Sáu năm đã trôi qua và chân của chồng tôi ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Mẹ anh vì đã quá lo lắng cho sức khỏe của anh nên đã qua đời, con trai của chúng tôi thì có các vấn đề về sức khỏe còn tôi thì mắc các bệnh khác nhau, gồm cả chứng nhức đầu thường xuyên.

Được Pháp Luân Đại Pháp cứu độ

Trong giờ phút đen tối của cuộc đời, người chị dâu đã gửi cho chồng tôi một cuốn sách giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện theo trường phái Phật gia. Chồng tôi đã gặp nhiều khó khăn khi tập các bài công pháp mặc dù trước đây anh đã từng tập luyện võ thuật . Nhưng tôi nghĩ, tôi sẽ thử một lần xem sao.

Một người thân đã tặng cho tôi cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp và mời tôi đến nhà cô ấy để học các bài công pháp. Kể từ đó, tôi đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Chúng tôi thiết lập một điểm luyện công và thường bật băng thâu âm các bài giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp để cho chồng tôi nghe. Mỗi tối sau khi tan tầm về nhà, cơm nước xong xuôi, tôi đều đến điểm luyện công để luyện các bài công pháp.

Trong vòng một tuần, vết thương của chồng tôi đã được chữa lành và anh bắt đầu tập đi với hai cây nạng. Ngoài ra, chứng nhức đầu kinh niên do tình trạng viêm màng não và tủy sống gây ra từ thời thơ ấu của tôi cũng đã biến mất. Tình trạng sức khỏe của tôi và con trai tôi cũng được cải thiện, cả gia đình tôi đều đã được hưởng lợi ích từ việc tu luyện Đại Pháp.

Người tu luyn nên không gây tn hi cho người khác

Chồng tôi thường nói về việc phải nộp đơn khiếu nại lên tòa án đòi bồi thường y tế vì những sự sai sót của họ. Chúng tôi đã có cơ hội để nhận được 100.000 nhân dân tệ tiền bồi thường. Đối với gia đình tôi, đây không phải là một số tiền nhỏ. Bởi vì đơn vị làm việc của chồng tôi bị phá sản và do phải chi trả các chi phí y tế từ số tiền tiết kiệm của mình, chúng tôi gặp phải những khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên, khi hình thành những suy nghĩ đó, tôi chợt nhớ đến những lời Sư phụ giảng.

Sư phụ giảng:

“Do đó con người thường xuyên tự họ có ma nạn nào đó, hay gặp lúc có việc không tốt, đó đều là ở trong nghiệp lực luân báo mà hoàn trả nghiệp của mình.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Có lẽ chúng tôi đã từng đối xử không tốt với vị bác sỹ kia trong tiền kiếp và đã nợ ông ấy. Có thể là chúng tôi đang phải trả món nợ của mình, trong khi trên bề mặt nó thể hiện trông giống như một trường hợp sai sót nghề nghiệp.

Tôi nói với chồng rằng: “Chúng ta nên từ bỏ ý định khởi kiện. Có lẽ chúng ta đã từng nợ vị bác sỹ này trong tiền kiếp. Cho dù có thắng hay thua trong vụ kiện, chúng ta cũng sẽ làm tổn thương vị bác sỹ ấy và sẽ cảm thấy lương tâm mình cắn rứt. Bây giờ em đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và em không nên làm tổn hại tới người khác”.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/6/24/311331.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/7/24/151696.html

Đăng ngày 14-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share