Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Thiên Tân, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-7-2015] Có 19 học viên Pháp Luân Công và một người không tu luyện ở Thiên Tân đã bị bắt trong thời gian từ ngày 3 đến 14 tháng 7 vì khởi kiện cựu độc tài Giang Trạch Dân, người đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công, gây cho họ nhiều đau khổ to lớn.

Nhiều người trong số họ hiện vẫn đang bị giam cầm. Đặc biệt, bà Hoàng Phượng Liên bị giam trong ba tháng, trong khi người chồng (không phải học viên) bị kết án bốn năm tù vì ngăn không cho công an đưa vợ mình ra khỏi nhà. Cả hai còn bị phạt 20.000 nhân dân tệ.

Sau khi Toà án Tối cao Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành tố tụng tất cả những thư khiếu nại mà họ nhận được, các học viên Pháp Luân Công đã nộp 66.528 đơn khiếu nại hình sự tố cáo Giang Trạch Dân trong tháng Bảy. Trong đơn khiếu nại, họ thúc giục Viện kiểm sát Nhân dân Tốii cao và Toà án Nhân dân tối cao đưa Giang ra công lý.

Các học viên ở huyện Ninh Hà, Thiên Tân cũng không đứng ngoài trong việc đệ đơn kiện Giang Trạch Dân vì những tổn thất của họ. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã ra lệnh cho bưu điện dừng việc xử lý thư khiếu nại của học viên từ ngày 15 tháng 6. Dù vậy, các học viên tại Ninh Hà vẫn tiếp tục kiện Giang bằng hình thức sử dụng dịch vụ thư tín khác hoặc ở bưu điện khác.

Viên Đồng Lợi, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thiên Tân, đã đến Thiên Tân vào ngày 24 tháng 6. Chín ngày sau, Phòng công an Thiên Tân đã điều động toàn bộ công an đi bắt giữ các học viên Pháp Luân Công ở Ninh Hà. Trong ngày 14 tháng 7, có 19 học viên và một người không phải học viên đã bị bắt.

Các học viên bị bắt bao gồm: ông Cao Cảnh Nghĩa, bà Hồ Quế Kim, học viên Trương Vĩnh Lợi, ông Địch Sỹ Kỳ, bà Phùng Thiểu Hoa, ông Lý Cảnh Trung, bà Hoàng Phượng Liên, bà Đổng Triêu Phượng, bà Chu Thục Quân, bà Đường Hồng Tú, bà Mạc Vĩ Thu, bà Điền Lị, bà Dương Quế Vinh, bà Vương Phượng Tiên, bà Vương Anh Mai, bà Tôn Hoán Lỵ, bà Lý Xuân Hà, bà Triệu Tú Nguyên và bà Nhậm Tú Vân.

Trong số đó, bà Đổng Triêu Phượng được bảo lãnh, bà Chu Thục Quân bị giam trong 10 ngày rồi được thả. Bà Vương Phượng Tiên và bà Vương Anh Mai được thả trong ngày bị bắt giam.

Những người còn lại, kể cả vợ chồng bà Hoàng vẫn bị giam cầm.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố cựu độc tài Giang.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/19/312651.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/7/24/151705.html

Đăng ngày 19-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share