Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Liêu Ninh

[MINH HUỆ 7-7-2015] Ngày 11 tháng 4 năm 2015 có lẽ là một ngày rất vui đối với ông Đổng Khâm Phi. Ông đã được nhà tù trả tự do sau 13 năm bị ngược đãi chỉ vì ông tin vào Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, khi người đàn ông 43 tuổi này trở về hội ngộ với gia đình, những người tu luyện Pháp Luân Công, thì vợ ông không có mặt ở nhà để chào đón ông. Bà vẫn còn bị giam tại trại tạm giam. Chị dâu ông đã qua đời vì bức hại, còn tinh thần của anh trai ông hoàn toàn sụp đổ sau cái chết của chị dâu.

Sáu ngày sau, lần đầu tiên ông Đổng được nhìn thấy vợ mình sau nhiều năm là ở trong phòng xét xử, nơi ông chứng kiến việc vợ mình bị tuyên án ba năm tù. Tuy nhiên, bà đã kháng án và ông Đổng sẽ sát cánh cùng luật sư bào chữa cho bà. Dưới đây là những lời kể lại của ông.

Một gia đình hạnh phúc bị phá huỷ

Ông Đổng sống ở thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh, ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997 khi mới 26 tuổi. Sau đó, những chứng bệnh kinh niên của ông đều dần biến mất. Ông cũng từ bỏ được những thói quen xấu về hút thuốc và chửi thề. Khi gia đình ông nhìn thấy được những lợi ích của ông khi ông tu luyện Pháp Luân Công, bốn người trong gia đình ông đã bắt đầu tu luyện, bao gồm mẹ và vợ ông, anh trai và chị dâu. Cả gia đình ông đã bắt đầu một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn.

Tuy nhiên, cuộc sống của ông đã bị phá huỷ bởi cuộc đàn áp Pháp Luân Công do đích thân cựu lãnh đạo Trung Quốc là Giang Trạch Dân thi hành vào tháng 7 năm 1999.

8c05b221b25cd676c26211d88d4140eb.jpg

Ông Đổng Khâm Phi

Lao động khổ sai và đối xử tàn nhẫn ở Trại lao động cưỡng bức Thiết Lĩnh

Sau khi liên tục bị bắt giữ phi pháp vì đi thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công ở Bắc Kinh, ông Đổng đã bị kết án một năm lao động cưỡng bức, va sau đó bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Thiết Lĩnh vào khoảng cuối tháng 10 năm 1999.

Tại đây hàng ngày ông đều bị bắt phải đi lao động khổ sai. Trong thời tiết lạnh giá, ông vẫn bị ép phải đi đào mương, vác đá nặng và di chuyển đá. Có lần ông còn bị ngất vì kiệt sức và đói. Trại lao động chỉ cung cấp cho ông bánh bao mốc trong một khoảng thời gian nhất định.

Công an Phủ Thuận tiến hành phương thức tra tấn “Kéo chân”

Không lâu sau khi được thả vào năm 2001, ông buộc phải rời nhà để tránh việc liên tục bị công an địa phương sách nhiễu.

Công an thành phố Phủ Thuận đã bắt giữ ông phi pháp vào tháng 4 năm 2002 và tra tấn ông tàn bạo ở Đồn công an Thuận Thành. Hai tay ông bị còng và treo lên, hai chân bị kéo ra theo tư thế dạng chân sang hai bên, họ không ngừng đấm và đá ông.

Một công an liên tục tát vào mặt và đấm vào vùng ngực ở gần tim. Sau đó, ông ta còn dùng dùi cui điện để sốc điện đến khi toàn bộ người ông Đổng nổi lên toàn vết máu đỏ. Viên công an này còn dùng bật lửa để đốt tay ông Đổng.

Một công an khác còn dùng một miếng đá để chà răng của ông Đổng làm lộ ra các dây thần kinh. Còn một người khác thì đá vào ngực ông mạnh đến mức có một khối u lớn xuất hiện, không dừng lại, công an còn chụp một cái túi nhựa lên đầu ông Đổng khiến ông bị ngạt thở.

Ông Đổng phải chịu phương thức tra tấn “Kéo chân”. Họ còn bắt ông ngồi trên ghế gỗ và trói một chân của ông. Sau đó ba đến bốn công an kéo chân còn lại lên, rạch gân và dây chằng khiến ông đau đớn không ngừng.

Chỉ đến khi ông gần như ngất đi, công an mới thả chân ông ra. Sau đó tra tấn lại tiếp tục. Hai chân ông bị kéo như vậy ba lần. Và phương thức tra tấn này thường được áp dụng cho các học viên. Hậu quả là người bị tra tấn có thể bị tàn tật vĩnh viễn hoặc thậm chí là tử vong.

Sau tra tấn, công an đưa ông tới trại tạm giam Phủ Thuận. Công an bắt người ở trại tạm giam đến đưa ông đi dù ông đang bị nhiều chấn thương.

Nhảy từ tầng ba xuống để tránh bị tra tấn

Vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 năm 2003, ông Đổng bị đưa đến một phòng ở tầng ba trại tạm giam để thẩm vấn. Nhận thức việc sẽ bị tra tấn tàn bạo hơn, ông Đổng đã nhảy ra ngoài cửa sổ, sau đó ông đã ngất đi vì chấn thương.

Trước khi đến bệnh viện, ông tỉnh lại và cảm nhận được toàn thân đều bị chấn thương. Tuy nhiên, công an đã đánh vào đầu ông và nhét chất thải vào miệng ông.

Các xét nghiệm ở bệnh viện đã cho thấy hai chân ông bị gãy vụn và lưng thì bị chấn thương nghiêm trọng.

Công an vẫn đưa ông Đổng về lại phòng công an để tiếp tục tra tấn. Sau đó, họ còn dùng các chai bia đánh vào chân bị chấn thương của ông, gây cho ông đau đớn cùng cực.

Họ đưa ông về lại trại tạm giam vào ngày hôm sau. Tại trại tạm giam, đội trưởng Vương còn lắc cánh tay bị gẫy khiến ông thêm phần đau đớn khôn tả.

Bị kết án 13 năm tù

Ông Đổng không được đưa đi chữa trị các vết thương, và phải nhiều tháng sau ông mới có thể trở mình được trên giường, bò, và tự đứng được.

Trong điều kiện sức khoẻ như vậy, họ vẫn đưa ông ra xét xử phi pháp cùng với các học viên Pháp Luân Công khác. Tất cả đều bị kết án những bản án nặng nề, kể cả việc ông Đổng bị kết án 13 năm tù. Sau đó họ đưa ông đến Nhà tù Đại Bắc.

Bị đối xử tàn bạo tại Nhà tù Đại Bắc

Hiện tại hai bàn chân của ông Đổng bị thương tổn và biến dạng. Ông không thể đứng trong thời gian dài, và phần lưng và ngực của ông thì có chấn thương rõ ràng. Tuy vậy, ông vẫn phải lao động nặng nhọc.

2015-7-6-mh-liaoning-dongxinfei--ss.jpg

Chân phải của ông sưng tấy và biến dạng

Nhà tù cố gắng bắt các học viên từ bỏ niềm tin của họ bằng việc ép họ phải đứng hoặc ngồi trên ghế nhỏ trong thời gian dài. Khi họ từ chối hợp tác, lính canh sẽ đánh họ.

Ông Đổng và một học viên khác bị treo lên một cái cổng sắt. Họ đã tiến hành tuyệt thực để phản đối bức hại, nhưng lại bị bức thực tàn bạo. Khi chiếc ống được lấy ra khỏi dạ dày ông Đổng, nó gần như phủ kín máu.

Họ đưa ông vào khu “kiểm soát chặt chẽ” trong năm 2008 vì lính canh tìm thấy các sách về Pháp Luân Công ở trên giường của ông. Ông bị bắt ngồi trên ghế gỗ cao khoảng 5cm trong 15 tiếng, sau đó ông còn bị trói vào một cái ghế sắt trong thời gian dài.

Nhà tù đã thi hành một vòng bức hại các học viên Pháp Luân Công vào tháng 3 năm 2012, dưới sự chỉ đạo lãnh đạo nhà tù cấp tỉnh.

Ông Đổng bị đưa vào một phòng nhỏ rất tối, lính canh đã che lại cửa chính và cửa sổ, sau đó còng tay và cùm chân ông vào một cái ghế sắt lớn. Thêm vào đó, họ bật nhiều chương trình phỉ báng Pháp Luân Công trên tivi bắt ông Đổng xem và không cho phép ông nhắm mắt liên tục trong nhiều ngày đêm.

Tra tấn khiến chân của ông Đổng bị sưng tấy, còn tinh thần của ông thì suy sụp. Khi ông không thể chịu đựng được đau đớn hơn nữa, ông bị ép phải “chuyển hóa” trái với ý muốn của mình. Sau khi được thả khỏi ghế sắt, ông không thể ăn gì trong một tháng trời bởi ông nôn ra mọi thứ đã ăn vào. Chính vì vậy, sức khoẻ của ông vô cùng yếu ớt.

Vào tháng Sáu năm đó, họ lại tiếp tục trói ông vào ghế sắt và không cho ông ngủ trong bốn ngày đêm. Chỉ trong vòng hai năm, sức khoẻ của ông suy giảm trầm trọng.

Ông Đổng và gia đình đã chịu nhiều đau khổ không nói lên lời trong suốt 16 năm qua. Giang Trạch Dân và những đồng phạm gây ra cuộc đàn áp Pháp Luân Công phải được đưa ra công lý vì những tội ác khủng khiếp chống lại loài người của họ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/7/312069.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/7/24/151708.html

Đăng ngày 19-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share