Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 29-05-2015] Các học viên Pháp Luân Công tại Trương Gia Khẩu, thuộc miền Bắc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã đệ trình nhiều đơn kiện cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Giang Trạch Dân trong tháng qua. Giang đã ra lệnh bức hại tàn bạo Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 07 năm 1999 và cuộc bức hại vẫn tiếp diễn trong 16 năm qua.
Theo thống kê của Minh Huệ Net, 83 học viên ở Trương Gia Khẩu đã bị giết hại bằng tra tấn và những hình thức lạm dụng khác trong các cơ sở giam giữ từ năm 1999, 164 người bị bỏ tù và 310 người bị đưa vào các trại lao động.
Tổng cộng, có ít nhất 4.319 học viên tại Trương Gia Khẩu đã bị giam giữ, 782 người phải trải qua các phiên tẩy não. Ngoài ra, nhà của 1.026 học viên đã bị chính quyền lục soát và tịch thu tài sản cá nhân. Chính quyền đã tống tiền ít nhất là 6.608.900 nhân dân tệ (khoảng 1.06 triệu đô la Mỹ) từ các học viên ở Trương Gia Khẩu.
Cựu quan chức chính phủ kiện Giang
Năm học viên là Vương Hảo Quân, Cát Hải Bân, Nhậm Xảo Linh, Thang Á Hiền và Thân Hiểu Kiệt đã cùng nhau khởi tố Giang Trạch Dân. Bản cáo trạng được gửi đến Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao vào ngày 19 tháng 05 năm 2015.
Ông Vương Hảo Quân và vợ là Lương Anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 02 năm 1995. Khi đó ông Vương là phó giám đốc của Cục Thương nghiệp và Công nghiệp huyện Xích Thành, và bà Lương là một kế toán.
Chưa đầy một tháng sau, cặp vợ chồng cho biết những căn bệnh kinh niên của họ đã biến mất. Cảm kích trước sự cải thiện to lớn về sức khỏe và hạnh phúc, họ quyết định tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công.
Nhưng dưới chỉ thị của Giang nhằm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” (đối với các học viên Pháp Luân Công), ông Vương đã bị giam giữ bốn lần và bị đưa vào một trại lao động cưỡng bức hai năm. Nhà ông đã bị lục soát phi pháp năm lần.
Vợ ông đã cùng các học viên khác đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện với chính quyền trung ương và phản đối cuộc đàn áp vào tháng 05 năm 2001. Bà đã bị công an ở Quảng trường Thiên An Môn bắt giữ và bị đánh đập tàn bạo.
Sau đó bà bị kết án năm năm tù.
Công an đã kéo bà Lương đến một phiên xử cho tội phạm tử hình, và sau đó diễu bà trên đường để làm nhục bà. Sau khi được thả khỏi tù, bà đã bị bắt thêm ba lần nữa vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã chịu đựng hơn 10 năm tra tấn về thể chất và tinh thần trước khi qua đời vào ngày 14 tháng 05 năm 2010 ở tuổi 57.
Mẹ ông Vương, 88 tuổi, mất đi hỗ trợ từ con trai và con dâu, đã suy sụp bởi vì bị chính quyền địa phương sách nhiễu liên tục. Bà đã qua đời vào năm 2002.
Các học viên Cát Hải Bân, Nhậm Xảo Linh, Thang Á Hiền và Thân Hiểu Kiệt đã viết trong bản cáo trạng của họ:
“Chúng tôi là những người mới tu luyện Pháp Luân Công nhưng đã được cải thiện đáng kể cả tâm lẫn thân nhờ pháp môn này. Cá nhân chúng tôi được hưởng lợi từ Pháp Luân Công. Tuy nhiên, những sai phạm gây ra đối với Pháp Luân Công đã không được làm rõ. Chúng tôi không có quyền công khai tu luyện Pháp Luân Công, tự do tín ngưỡng hoặc tự do ngôn luận. Cuộc bức hại này đồng nghĩa với việc chúng tôi phải học và tu luyện trong sự hạn chế. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm cho tình huống này. Chúng tôi muốn đưa Giang ra công lý bởi những tội ác của ông ta đối với Pháp Luân Công. Trả lại thanh danh của Pháp Luân Công và Sư phụ của chúng tôi! Trả lại tự do tín ngưỡng và nhân quyền cho các học viên Pháp Luân Công!”
Phiểu chuyển phát nhanh xác nhận đơn khiếu kiện của học viên Cát Hải Bân gửi đến Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao vào ngày 19 tháng 05 năm 2015
Cựu nhân viên ngân hàng: Đưa Giang ra công lý!
Ông Vương Tâm Vũ, một nhân viên của Nhân hàng Thương mại và Công nghiệp của Chi nhánh Trương Gia Khẩu, Trung Quốc, đã gửi đơn khởi tố đến Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao vào ngày 22 tháng 05.
“Tôi không đề cập đến những người trực tiếp tham gia bức hại tôi. Tôi muốn cho họ một cơ hội [để thay đổi cách cư xử của họ] bằng cách trực tiếp kiện Giang,” ông Vương nói. “Mặc dù cuộc bức hại cá nhân tôi trải qua là rất nghiêm trọng, tôi muốn cho những kẻ bức hại một cơ hội để biết sự thật, và nhận ra phải trái. Trên tất cả, họ đã bị lừa dối,” ông nói thêm khi đề cập đến những người bị buộc phải tham gia vào cuộc đàn áp do mệnh lệnh cấp trên và tuyên tuyền thù hận của chế độ nhằm biện minh cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Ông Vương nói rằng đưa Giang ra công lý sẽ giúp khôi phục đạo đức ở Trung Quốc. Ông hy vọng rằng có nhiều học viên Pháp Luân Công từng bị bức hại sẽ bước ra và kiện cựu độc tài.
“Nó sẽ giúp khôi phục lại nền văn hóa truyền thống của Trung Hoa và cho phép công lý thực thi trên toàn thế giới,” ông nói.
Phiếu chuyển phát nhanh và xác nhận đơn kiện của ông Vương Tâm Vũ chuyển đến Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao
Nhân viên khai thác than kiện Giang
Ông Bàng Hiểu Sâm, một nhân viên của Công ty Máy Khai thác Than Trương Gia Khẩu, đã gửi đơn khởi tố đến Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao vào ngày 23 tháng 05.
Trong đơn, ông đã kể lại sáu lần bản thân bị bức hại. “Cha mẹ già của tôi vô cùng đau khổ khi nghe nói đến việc tôi bị ngược đãi bởi tuân theo Chân – Thiện – Nhẫn – họ đã bị suy sụp. Cha tôi đã qua đời vào năm 2003 khi tôi ở trong trại lao động. Mẹ tôi nói rằng cha tôi đã liên tục gọi tên tôi khi ông qua đời và không nhắm được mắt lại.”
Vợ của ông Bàng đã bị ép phải ly dị ông dưới áp lực khủng khiếp từ chính quyền, bao gồm cả việc bị công an sách nhiễu liên tục.
Phiếu xác nhận chuyển phát nhanh của ông Bàng
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/5/29/310145.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/3/150891.html
Đăng ngày 12-06-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.