Bài viết của Chung Duyên

[MINH HUỆ 09-06-2013] Một bài viết gần đây của Minh Huệ Net đã báo cáo như sau:

“Ngày 17 tháng 04 năm 2013, Tòa án Hình sự Tối cao Argentina đã gửi trả vụ kiện về Tòa án Phúc thẩm Hình sự Liên bang, yêu cầu mở lại phiên tòa xét xử các bị cáo sau: cựu Chủ tịch và Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Giang Trạch Dân và cựu ủy viên Ban thường vụ Đảng, La Cán.

Hai bị cáo bị cáo buộc đã tra tấn và diệt chủng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Bên nguyên đơn, Pháp Luân Đại Pháp Học hội Argentina (FDAA), đã hai lần kháng án. Phiên tòa hiện sẽ được mở lại.

FDAA hy vọng rằng các tòa án Argentina sẽ đưa ra phán quyết chính xác bằng cách ban hành một lệnh bắt giữ quốc tế đối với Giang Trạch Dân và La Cán.”

(https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/3/140287.html)

Tôi tin chắc rằng quyết định bước ngoặc này sẽ tạo đà cho nhiều vụ kiện khác chống lại cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân trên toàn thế giới và sẽ khuyến khích nhiều người hơn đưa Giang Trạch Dân và những tay sai thân cận của ông ta, bao gồm La Cán (cựu ủy viên Ban thường vụ Đảng), Lưu Kinh (cựu Phó Giám đốc Phòng 610 Trung ương) và Chu Vĩnh Khang (cựu lãnh đạo Ủy ban Chính trị và Pháp Luật), ra công lý. Đây là những thủ phạm chính trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Băng đảng Giang-La-Lưu-Chu là những tội phạm diệt chủng và tàn ác nhất chưa từng thấy trong lịch sử loài người

Vì quá đố kỵ với sự phổ biến của Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã bí mật thành lập Phòng 610 Trung ương với các chi nhánh trên khắp Trung Quốc vào ngày 10 tháng 06 năm 1999, để đặc biệt nhắm vào một trăm triệu học viên, những người tuân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Để biện minh cho cuộc bức hại vô căn cứ của họ, băng đảng của Giang-La-Lưu-Chu đã bừa bãi thao túng nhiều cơ quan khác nhau của bộ máy nhà nước và dùng chúng để bức hại Pháp Luân Công.

Ngoài việc bắt các học viên phải chịu hơn một trăm phương pháp tra tấn khác nhau và giam cầm họ trong các bệnh viện tâm thần và các trung tâm tẩy não, băng đảng Giang-La-Lưu-Chu còn làm thế giới bị sốc bởi tội ác mổ cướp nội tạng từ các học viên còn sống. Tội ác chưa từng có này chưa bao giờ xảy ra trên hành tinh này và vượt quá sức tưởng tượng ngông cuồng nhất của một người bình thường.

Trong cuộc bức hại này, băng đảng Giang-La-Lưu-Chu không chỉ đã làm hại vô số công dân Trung Quốc bằng việc đe dọa và ép buộc họ im lặng mà còn hủy hoại tương lai của Trung Quốc. Phải lựa chọn giữa lợi ích và lương tâm, chính phủ Trung Quốc và các chính phủ nước ngoài trên thế giới đã miễn cưỡng tiếp tay cho các tội ác của ĐCSTQ. Sự thụ động tham gia vào cuộc bức hại của họ, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều để lại vết nhơ đáng xấu hổ cho họ.

Những tội ác chống lại Pháp Luân Công cũng đã góp phần vào sự suy đồi đạo đức và sự sụp đổ của hệ thống luật pháp Trung Quốc. Toàn bộ đất nước đầy rẫy các tệ nạn xã hội và Trung Quốc đã rơi vào khủng hoảng sâu sắc.

Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công kéo dài với quy mô lớn trong suốt 14 năm qua cũng đã trở thành một gánh nặng rất lớn cho Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế, bằng chứng là các cuộc kháng nghị đã diễn ra khắp nơi khi các lãnh đạo ĐCSTQ ra nước ngoài. Những cuộc kháng nghị chào đón chuyến thăm Hoa Kỳ mới đây của kim Chủ tịch ĐCSTQ Tập Cận Bình là một minh chứng cho điều này.

Giang Trạch Dân bị kiện ở 17 quốc gia – Chính nghĩa luôn chiến thắng tà ác

Giang Trạch Dân đã bị kiện vì tội ác chống lại nhân loại, diệt chủng và tra tấn trên 17 quốc gia và các vùng lãnh thổ, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Úc, Thụy Sĩ, Bỉ, Tây Ban Nha, Đức, Hy Lạp, Hồng Kông và Đài Loan.

Chính luôn thắng tà là một chủ đề bất biến trong lịch sử nhân loại. Mặc dù quá trình đó có thể tồn tại nhiều thăng trầm, tuy nhiên, khi lịch sử sang trang, người dân sẽ lại có hy vọng. Vụ kiện ở Argentina chống lại Giang Trạch Dân và La Cán một lần nữa đã cho thấy điều này.

Bài báo Minh Huệ còn đề cập đến điểm sau:

“Vào ngày 13 tháng 12 năm 2005, FDAA đã đệ đơn kiện khởi tố lại La Cán, Phó Giám đốc Phòng 610 lúc đó, trong khi ông ta đang đến thăm Argentina. Ông ta bị buộc tội dùng Phòng 610 để trực tiếp lên kế hoạch và triển khai cuộc bức hại Pháp Luân Công. Vụ kiện đã được Thẩm phán Tiến sĩ Octavio Aráoz de Lamadrid của Tòa án Hình sự Liên bang Số 09 chấp nhận.

Vào tháng 12 năm 2009, sau bốn năm điều tra và thu thập bằng chứng từ nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp, Thẩm phán Lamadrid đã ban hành sắc lệnh quốc tế yêu cầu Cảnh sát Quốc tế bắt giữ các bị cáo Giang Trạch Dân và La Cán khi họ rời khỏi Trung Quốc và dẫn độ họ đến hầu tòa tại Argentina vì những tội ác chống lại nhân loại. Thẩm phán đã thêm Giang Trạch Dân vào vụ kiện của La Cán sau khi ông phát hiện rằng cựu Chủ tịch Trung Quốc đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Argentina đã gửi một lá thư chính thức đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Argentina; các quan chức tòa án Argentina và nhiều bộ trưởng nhà nước, yêu cầu “chấm dứt tất cả các vụ án liên quan đến Pháp Luân Công” ngay khi họ nhận được thông báo về lệnh bắt giữ Giang Trạch Dân và La Cán. Họ cũng đe dọa rằng nếu vụ án được xét xử thì sẽ tổn hại đến quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Argentina.

Không lâu sau, Thẩm phán Lamadrid bị buộc phải từ chức và chính phủ Argentina đã nhanh chóng sắp xếp một thẩm phán khác thay cho vị trí của ông. Vào ngày đầu tiên mà thẩm phán mới được bổ nhiệm nhậm chức, ông đã thu hồi lệnh bắt giữ quốc tế đối với Giang Trạch Dân và La Cán và kết thúc vụ kiện với lí do thiếu bằng chứng.

FDAA đã kháng cáo lên Tòa án Phúc thẩm Hình sự, cơ quan có thẩm quyền vào tháng 12 năm 2010, rằng vụ án này đã áp dụng các nguyên tắc thẩm quyền phổ quát, và rằng các bằng chứng xung quanh cuộc bức hại được nguyên đơn cung cấp là đủ để chấp nhận và tin cậy.

Tuy nhiên, tòa án đã bác bỏ đơn kiện dựa trên nguyên tắc “không xét xử hai lần cho cùng một tội.” [Nếu Tòa án Hình sự Quốc tế đã xét xử vụ án thì không tòa án nào khác có thể xét xử cùng vụ án đó.]

Về bản chất, nguyên tắc này có nghĩa là hai vấn đề giống hệt nhau không thể được đưa ra một cách độc lập đối với cùng bị cáo. Bởi vì một vụ kiện tương tự dựa trên những vi phạm nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công đã được khởi tố ở Tây Ban Nha, Tòa án Phúc thẩm đã phán quyết rằng nguyên tắc này được áp dụng.”

Sau đó, FDAA đã kháng cáo lên Tòa án Hình sự Tối cao Argentina, cơ quan đã bác bỏ quyết định chấm dứt vụ án của Tòa án Phúc thẩm Hình sự Liên bang vào ngày 17 tháng 04 năm 2013 và ra lệnh vụ án được trả về cho Tòa án số 09 thuộc Tòa án Hình sự Liên bang để tái xét xử.

Băng đảng Giang-La-Lưu-Chu còn đối mặt với một tương lai thê thảm hơn các lãnh đạo Khmer Đỏ

Vào ngày 30 tháng 05 năm 2013, Nuon Chea và Khieu Samphan, hai lãnh đạo cao nhất của Chế độ Khmer Đỏ, đã công khai xin lỗi các nạn nhân trong phiên xét xử đầu tiên được tổ chức tại Phnom Penh, thủ đô Campuchia. Họ vẫn đang bị xét xử tại Tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc.

Vào tháng 02 năm 2009, một tòa án diệt chủng của Liên Hợp Quốc đã mở phiên tòa ở Phnom Penh, xét xử năm quan chức cấp cao của thời kỳ Pol Pot chế độ Khmer Đỏ vì tội ác chiến tranh, chống lại nhân loại, tra tấn và giết người. Cựu giám đốc Nhà tù S21 Kang Kek IEW thừa nhận rằng 15.000 tù nhân đã chết vì bị tra tấn trong nhiệm kỳ của ông từ năm 1975 đến năm 1979. Ông ta đã bị kết án 35 năm tù vào năm 2010 và tòa án đã bác bỏ kháng cáo của ông ta.

Từ năm 1975 đến năm 1978, chế độ Khmer Đỏ dưới sự hậu thuẫn của ĐCSTQ đã sát hại gần hai triệu người Campuchia, một quốc gia có dân số chỉ chưa đến tám triệu. Nạn nhân gồm có 200.000 người Hoa sống ở đó.

Số phận của những cựu lãnh đạo Khmer Đỏ này là một dấu hiệu báo trước cho kết cục của băng đảng Giang-La-Lưu-Chu. Thật vậy, họ sẽ phải đối mặt với một tương lai thậm chí còn khốn khổ hơn vì họ không chỉ giết chết nhiều người mà còn vu khống Phật Pháp và hủy hoại đạo đức của Trung Quốc. Điều đang chờ họ không chỉ là công lý trong thế giới con người mà còn là những đau khổ bất tận dưới địa ngục.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/9/柬共头目的今天和江罗刘周的明天-275109.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/19/140572.html

Đăng ngày 26-06-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share