Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc,

[MINH HUỆ 04-04-2015] Thế nhân truy cầu sự thoải mái. Người tu luyện để đạt viên mãn, không còn phải chịu đựng sự thống khổ cả về thể chất lẫn tinh thần của con người thế gian. Một người tu luyện phải trải qua cuộc đời gian khổ tu luyện tinh tấn. Người đó cũng cần phải đối xử tốt với người khác, mọi sự việc đều phải nghĩ cho người khác trước và vô tư vô ngã đạt đến cảnh giới vô lậu.

Người thường bởi sự tự tư mà ngày càng cách xa với [những người tu luyện] chúng ta và sự tự do tự tại tối nguyên sơ của chúng ta. Chúng ta không có khái niệm gì về ngôi nhà nguyên lai của mình, đã mê trên con đường trở về nhà. Kết quả là, chúng ta thừa nhận thế gian con người nơi đây là nhà của mình. Nếu chúng ta tại thế gian con người này sản sinh tâm an dật, thì chẳng phải là chúng ta từ bỏ ước nguyện quay trở về ngôi nhà chân chính của mình hay sao?

Từ phương diện này, tâm an dật chẳng phải là mê hoặc chúng ta, làm chúng ta đi chệch hướng ở cõi người. Sự “an dật” mà con người truy cầu chính là sự sung túc về vật chất và sự thoải mái về tinh thần.

Người thường cho rằng hưởng thụ an dật chính là do họ có được phúc phận. Người tu luyện phải siêu xuất khỏi chủng loại tư duy này và có một cái nhìn khác. Nếu chúng ta muốn theo Sư phụ trở về ngôi nhà chân chính của mình, chúng ta phải chuyển biến loại quan niệm này, coi tâm an dật là chấp trước của chúng ta ở cõi người.

Sư phụ đã giảng:

Viên mãn đắc Phật quả

Cật khổ đương thành lạc

Lao thân bất toán khổ

Tu tâm tối nan quá

Quan quan đô đắc sấm

Xứ xứ đô thị ma

Bách khổ nhất tề giáng

Khán kỳ như hà hoạt

Cật đắc thế thượng khổ

Xuất thế thị Phật Đà.” (Khổ Kỳ Tâm Chí, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Viên mãn đắc Phật quả

Lấy chịu khổ làm vui

Nhọc thân không tíh khổ

Tu tâm khó qua nhất

Cửa nào cũng phải qua

Chỗ nào cũng là ma

Trăm khổ cùng giáng xuống

Xem sẽ sống ra sao

Nếm đủ khổ trên đời

Xuất thế là Phật Đà.”

Nếu một người tu luyện truy cầu an dật [của con người thế gian], thì chẳng phải là người đó không làm được “cật khổ đương thành lạc.” Như vậy thử hỏi người đó có thể siêu xuất khỏi thế giới này để đắc viên mãn không?

Chúng ta thu luyện siêu xuất khỏi luân hồi và phản bổn quy chân. Nếu chúng ta không chịu được khổ, thì sao chúng ta có thể tiêu trừ nghiệp lực được?

Sư phụ cũng giảng:

“Tuy nhiên tiểu hoà thượng làm cơm ở nhà bếp lại không nhất định là người tiểu căn cơ. Tiểu hoà thượng ấy càng chịu khổ thì càng dễ khai công, còn đại hoà thượng kia càng hưởng thụ càng khó khai công, bởi vì [ở đây] có vấn đề chuyển hoá nghiệp lực. Tiểu hoà thượng thường xuyên vừa khổ vừa nhọc, hoàn nghiệp sẽ nhanh, nên khai ngộ mau chóng; có lẽ đến một hôm vị này lập tức khai công.” (Chuyển Pháp Luân)

Là người tu luyện, chúng ta không nên làm theo các đại hòa thượng kia truy cầu hưởng thụ, mà chúng ta cần phấn đấu để trở thành vị tiểu hòa thượng làm việc chăm chỉ. Sau khi tâm chấp trước này bị loại bỏ, thì các tâm chấp trước khác nữa lại xuất hiện, tâm ỷ lại, tâm lười biếng, tâm hư vinh, tâm kiêu ngạo tự mãn, tâm hiển thị, tâm tật đố, tâm hoan hỷ cùng với tâm thích nghe những lời tán dương.

Mỗi loại tâm chấp trước đều là một sợi dây trói chặt chúng ta vào cõi người này. Tâm cầu an dật là rất nghiêm trọng. Một người không được để nó thao túng trong hành vi cũng như lời nói. Ôm giữ tâm chấp trước này, chúng ta không thể nào quay trở về ngôi nhà chân chính của mình được.

Tôi hy vọng các đồng tu có tâm an dật hãy tống khứ nó đi càng sớm càng tốt và làm tốt ba việc với tâm thuần tịnh.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/4/4/307039.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/16/149750.html

Đăng ngày 24-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share